K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2017

Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi.Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi.từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành,đến bờ đê xanh mướt cỏ kia,bao nhiêu bạn bè,bao nhiêu người thân(hơi ngán).Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ
Những buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao.Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông.Tiếng hò tiếng hét vang lên.Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh.Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó.Nó phản chiếu bụi râu,từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm .Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài.Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng.Vào mỗi buổi trưa,chúng tôi lại í ới gọi nhau đi tắm sông.Tưng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe.Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả,dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa,nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy.Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá.Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ.Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết
Yêu biết mấy dòng sông quê tôi,nó thật đẹp và huyền ảo làm sao.Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!
Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ.được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà,được thả hồn vào tiếng sao vi vu .câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông,uấn khúc như một chú trăn xanh lớn cuần cuận đỏ ra biển cả.Nước sông xanh.mát lành.gợn sóng lăn tăn.Buổi sớm mai,ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông.Mặt nước óng ánh,lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào.Trưa xuống,ánh nắng trở lên chói chang,gay gắt. Dòng sông như đổ lửa,dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ.Chiều chiều mặt sông xanh biếc,gợn sóng lăn tăn.Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm,đùa nghịch,vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống,chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng.Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông.Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê.Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao.Dù sau này có đi đâu,tôi luôn nhớ về quê,nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm

15 tháng 2 2017

tất nhiên r

vì h ai mà cop các thầy cô sẽ

xóa sổ ngay pạn ạ

k lo !!!

8 tháng 1 2020

Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi.Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi.từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành,đến bờ đê xanh mướt cỏ kia,bao nhiêu bạn bè,bao nhiêu người thân(hơi ngán).Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ
Những buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao.Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông.Tiếng hò tiếng hét vang lên.Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh.Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó.Nó phản chiếu bụi râu,từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm .Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài.Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng.Vào mỗi buổi trưa,chúng tôi lại í ới gọi nhau đi tắm sông.Tưng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe.Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả,dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa,nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy.Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá.Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ.Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết
Yêu biết mấy dòng sông quê tôi,nó thật đẹp và huyền ảo làm sao.Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!
Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ.được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà,được thả hồn vào tiếng sao vi vu .câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông,uấn khúc như một chú trăn xanh lớn cuần cuận đỏ ra biển cả.Nước sông xanh.mát lành.gợn sóng lăn tăn.Buổi sớm mai,ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông.Mặt nước óng ánh,lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào.Trưa xuống,ánh nắng trở lên chói chang,gay gắt. Dòng sông như đổ lửa,dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ.Chiều chiều mặt sông xanh biếc,gợn sóng lăn tăn.Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm,đùa nghịch,vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống,chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng.Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông.Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê.Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao.Dù sau này có đi đâu,tôi luôn nhớ về quê,nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm

9 tháng 1 2020

Lập dàn bài chi tiết bạn ơi

10 tháng 3 2019

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

-   Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.

-  Câu nói cùa M.Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nỏ là nguồn kiến thức, chi cỏ kiến thức mới là con đường sống

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

-  Sách là gì? => Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

-  Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

1. Tại sao sách là con đường sống?

-     Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

-    Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

-    Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

2. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

-     Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;... sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích.

-     Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau.

-     Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dàn tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,...

3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

-     Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

-     Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. KẾT BÀI

-     Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

-     Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

BÀI VĂN THAM KHẢO

BÀI VĂN 1

M.Go-rơ-ki là một nhà văn, một nhà hoạt động chính trị người Nga, ông là một nhà văn xuất sắc, các tác phẩm của ông được các bạn trẻ trên toàn thế giới đón nhận Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống” đã tác động đến các bạn trẻ rất nhiều.

Vậy sách là gì? Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hoá của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thông tin, những kinh nghiệm được đi kết quả các thế hệ ở mọi lĩnh vực. Vậy sách và kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tại sao sách là con đường sống? Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Và khi đó, nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. Từ sách cổ xưa, ta lại nghiên cứu sâu hơn về những điều bí ẩn trong cuộc sống mà chưa khám phá hết được. Và với những kiến thức vốn có sẵn, ta có thể tìm ra những lối đi thích hợp trong đời sống của con người.

Vậy sách có tác dụng gì? Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;... sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích. Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau. Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trẽn thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,...

Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu quả khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê đọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi, tình trạng hiện tại, hoàn cảnh gia đình để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

Sách là một vật rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Nhờ sách soi sáng mà ta có thể đi đúng hướng tiến lên phía trước hướng gần đến tương lai và thành công hơn nữa. Ngày nay, vẫn có nhiều phương pháp học khác nhau như học qua In-tơ-nét, qua trang web. Nhưng đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất vì nó bồi dưỡng kiến thức rõ hơn, ta sẽ hiểu hơn và cố gắng rèn luyện nề nếp học tập như câu nói của M.Go-rơ-ki.

BÀI VĂN 2

Trong cuộc đời của mỗi con người, sách luôn là một vật rất quan trọng không thể thiếu được. Nó như là một món ăn tinh thần giúp con người giải trí sau những giờ phút căng thẳng. Vì thế, khi nhận định về sách, M.Go-nư-ki đã nói: ‘‘Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vậy, chúng ta hiểu gi về câu nói trên?

Nếu ví tri thức nhân loại như biển cả mênh mông thì sự hiểu biết của mỗi con người chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông ấy. Con người không ngừng tìm hiểu về những kiến thức trong “đại dương” ấy để rồi lớn lên, để tạo nên tiếng nói cho riêng mình, để trở thành người có ích. Vậy, bằng cách nào họ có thể làm được như vậy? Đó cũng nhờ sách mà ra. Sách là nguồn kiến thức tổng hợp từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, khi chưa có sách, hình thức học của con người chỉ là chữ viết khắc trên đá, trên thẻ tre,... Sách là vô tận, sách giúp ta xuyên thời gian đi vào thế giới cố tích, tìm hiểu những trang sử hào hùng của các anh hùng dân tộc, tìm hiểu về những nơi ta chưa từng đến. Từ nước Việt Nam nhỏ bé trên bản đồ thế giới, thông qua sách, ta có thể đến những nước ở tận Châu Mỹ, Châu Phi,... tìm hiểu về những nét văn hoá đặc sắc của họ.

Sách có rất nhiều loại. Sách khoa học giúp ta tìm hiểu về những phát minh vĩ đại của những bậc thầy vật lí như Niu-tơn, Ác-si-mét,... Sách lịch sử giúp tìm hiểu về các trận chiến của các vị tướng lãnh đạo tài ba. Sách kinh tế chính trị giúp ta hiểu biết thêm thông tin về tình hình xã hội có gì đối mới. Ngoài ra, khi đọc tiểu thuyết, thơ, truyện dài,... giúp ta mở mang trí óc, làm não hoạt động không ngừng liên tưởng về những tình huống xảy ra trong sách. Sách ghi nhận biết bao điều để con người học tập. Sách như một người bạn của chúng ta. Đặc biệt đối với học sinh, sách giáo khoa là người bạn tri kỉ rất quan trọng. Nó giúp chúng ta học tập tốt hơn. Ngoài ra, bên cạnh sách giáo khoa còn có sách tham khảo, sách giải bài tập nâng cao,... giúp nâng trình độ học tập của ta lên một bậc cao hơn.

Một người có thể tự học mà không cần thầy cô nhưng nhất định phải có sách. Sách giữ vai trò quan trọng, nó dường như không thể thiếu được. Sách mở đường cho ta những chân trời mới, giúp ta khám phá ra những điều mà ta không ngờ tới. Chúng dẫn ta vào các câu chuyện cổ tích để rồi rút ra bài học quý giá cho đời. Sách tổng hòa kinh nghiệm và tâm huyết của những người viết ra nó. Cũng chính vì vậy mà M.Go-rơ-ki khuyên chúng ta: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Nhưng bên cạnh đó, khi sử dụng sách cần bảo quản sách cho tốt. Khi đọc sách xong cần để ngăn nắp, không vứt bừa bãi. Tránh làm sách lại bị ướt, nhăn,... Ngoài ra, cách đọc cũng rất quan trọng, khi đọc sách cần chú ý tư thế ngồi và nơi đọc sác có đủ điều kiện ánh sáng. Cách tốt nhất là không nên nằm đọc sách, như thế sẽ hư mắt.

Ngoài sách tốt, trong xã hội đang dần xuất hiện các loại sách đồi trụy, gieo vào đầu con người những ý nghĩ xấu, những việc làm sai trái đã làm họ thay đổi cách suy nghĩ. Các loại sách như vậy, chúng ta không nên đọc. Do đó, phải chọn sách mà đọc, chọn những cuốn sách phù hợp với bản thân mà đọc. Chúng ta ai cũng  không muốn mê muội hão huyền để rồi sống một cách vô nghĩa. Hãy đặt sách lên trên cuộc đời chứ đừng đắm mình vào sách một cách vô nghĩa. Có nghĩa là chúng ta phải lấy những kiến thức, những bài học từ sách mà áp dụng vào đời sống. Đó mới là mục đích chính của việc đọc sách. Một cuốn sách sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa hay là tẻ nhạt đều dựa vào người đọc nó. Cho nên hãy yêu sách và biến cuốn sách trở thành vật vô giá, vận dụng sách vào đời sống để hoàn thiện bản thân.

Thực tế, một người có thể đọc rất nhiều sách nhưng tài năng của họ không phụ thuộc vào số lượng sách mà họ đọc được mà chính là nguồn tri thức họ nhận được từ sách. Câu nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” của M.Go-rơ-ki quả thật không sai. Riêng tôi, tôi sẽ học thật giỏi và vận dụng những điều sách dạy để tôi trở thành con ngoan trò giỏi giúp ích cho đời.

(Bài làm của HS)

BÀI VĂN 3

Trong cuộc sống con người có rất nhiều điều mà chúng ta không hề biết đến. Vì vậy chúng ta pHải cần đến những quyển sách đế mở mang tri thức cũng như sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Sách đúng là một thứ tuyệt vời các bạn nhỉ? Chính vì thế nên M.Go-rơ-ki đã từng nói: “Hây yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vậy các bạn có suy nghĩ gì về câu nói này?

Muốn tìm hiểu câu nói trên thì trước tiên chúng ta cần phải biết sách là gì? Sách chính là vật dùng để ghi chép, bảo lưu những kiến thức, kinh nghiệm sống hay những nhận thức trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội,... Thật ra, từ xa xưa, sách đã được hình thành bằng chữ viết của con người trên những thanh tre, thanh trúc. Dần dần người ta nâng cấp nó lên thành một quyển sách có hình, có chữ màu được in ra rõ và đẹp hơn. Điều này lại càng khẳng định vai trò quan trọng của sách trong đời sống. Nó đã cho ta những kiến thức, giúp ta rèn luyện trí tuệ và biết nhận định về những việc phải trái, đúng sai trong cuộc sống. Bây giờ, thế giới đang rất phát triển nên mỗi con người cần phải có những kiến thức sâu rộng hơn. Và chỉ có những quyển sách mới có thể cho ta được những hiểu biết vô tận và các bài học bổ ích để ta có thể theo kịp tiến độ hiện nay.

Ngoài ra, sách bây giờ còn rất đa dạng, phong phú với nhiều lĩnh vực và thể loại khác nhau. Điển hình là có những cuốn sách nấu ăn dạy ta làm ra những món ăn ngon, sách thủ công thì giúp ta tạo ra những con vật dễ thương, ngộ nghĩnh. Đồng thời, đọc sách cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến những nơi xa xôi nhất. Đúng thật là vậy, sách có thể đưa bạn vượt thời gian để trở về với lịch sử hay đưa bạn đến mọi miền đất nước tham quan. Nhưng đối với học sinh thì những quyển sách giáo khoa là không thể thiếu được. Sách Văn có thể bồi dưỡng tâm hồn con người hay cho ta biết thêm về cuộc sống đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hoặc sách Toán có thể giúp ta tính toán nhanh nhẹn, đầu óc thông minh hơn. Đặc biệt, thị trường hiện nay còn có những cuốn văn mẫu, giải bài tập toán khó,... Có thể nói sách cũng giống như người thầy, người cô thầm lặng dạy cho ta những điều hay, lẽ phải. Sách còn là một phương tiện học tập nhỏ gọn và ít tốn kém nhất. Nhưng đối với học sinh chúng ta thì sách là một người bạn đồng hành thân thiết trên con đường học vấn.

Bên cạnh đó, sách còn giúp cho chúng ta thư giãn, xả stress sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi bằng những cuốn truyện cười vui tươi. Các bạn biết không, sách còn dạy cho ta những đạo lí làm người, làm con. Hoặc cùng có những cuốn truyện gợi cho ta về tình bạn thiêng liêng, cao cả và tinh thần đoàn kết vĩ đại. Ôi! Sách quả là tuyệt vời! Nó như có một ma thuật khiến ta cỏ thể cảm thấy buồn vui, xúc động tùy vào từng thể loại sách. Cũng như âm nhạc nó có thể lay động tâm hồn, cuộc sống con người. Vì vậy chúng ta hãy yêu sách, các bạn nhé!

Trong thơ văn cũng có rất nhiều câu nói ca ngợi về sách như là: “Sách là ánh sáng soi đường cho văn minh”, “Đọc sách là mở một cái cửa nhìn vào thế giới thần tiên”. Nhắc đến đọc sách chắc hẳn có nhiều người cũng chưa biết đọc sách đúng cách. Đọc sách phải đọc bằng cả trái tim và phải có khoảng cách thích hợp ở nơi đầy đủ ánh sáng. Đặc biệt khi đọc sách cũng phải biết giữ gìn, không được quăng bừa bãi hay làm rách sách.

Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, chúng ta cũng cần phải biết cách phân biệt sách tốt và sách đen. Sách tốt là sách giúp con người biết sống nhân ái, vươn đến những điều cao đẹp. Còn sách đen sẽ khiến con người trở nên ích kỉ với những lối sống đồi trụy, xấu xa.

Qua đó, ta cũng đã biết được vai trò quan trọng của sách. Vì vậy, chúng ta phải biết trân trụng và yêu quý nó. Không được vứt bỏ bừa bãi khi đã đọc qua nó. Riêng; tôi cũng sẽ gìn giữ và bảo vệ sách - đó là những nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Còn các bạn có suy nghĩ và cảm nhận giống tôi không?



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cau-noi-cua-mgo-ro-ki-hay-yeu-sach-no-la-nguon-kien-thuc-chi-co-kien-thuc-moi-la-con-duong-song-goi-cho-em-nhung-suy-nghi-gi-c35a21570.html#ixzz5hjhOXQuB

10 tháng 3 2019

Cảm ơn nha bạn gì đó ơi!!!! cũng khá là hay, có nhiều ý rất hay, như các câu hỏi á, viết văn nghị luận đặt ra các câu hỏi là rất hay luôn nhưng mà ý nó vẫn chung chung sao á, chưa có đánh vào ý là con đường sống, ý này nếu khai thác thì sẽ hay lắm, chứng minh rồi cả về dẫn chứng mà phong phú, sẽ thuyết phục lắm á! Dù sao mình cũng tham khảo được thêm cách đặt câu hỏi, cảm ơn bạn nha!

26 tháng 11 2019

- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

24 tháng 8 2016

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niêm hoang mang của buổi tưu trường” là những dòng cảm xúc còn đọng mãi trong lòng người đọc về truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Với ngòi bút đậm chất thơ nhẹ nhàng, lâng lâng, Thanh Tịnh đã khéo léo đưa người đọc ngược về với những khoảnh khắc tựu trường lần đầu tiên ấy. Tác giả đã khắc họa tinh tế cảm xúc nhân vật “tôi” một cách chân thực mà đầy xúc động.

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ.

Một lối viết giản dị, nhưng đầy lôi cuốn Thanh Tịnh đã đưa người đọc vào một không gian trong lành và dịu êm nhất. Nhân vật tôi hoài tượng lại và “không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

Thật vậy, dòng cảm xúc từ trái tim lan tràn ra bên ngoài nghẹn ngào ở cổ họng khi nhớ về những ngày tháng đó.

Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên.

Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học.

Bằng cách diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, đầy lôi cuốn, tác giả đã tái diễn lại đoạn hội thoại giữa “tôi” và mẹ trong ngày đầu đến trường. Những ý nghĩ vừa ngây ngô vừa dễ thương khiến cho người đọc không thể nào quên được.

Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi được đặt chân đến ngôi trường làng Mỹ Lý được tác giả tái diến chân thực, sinh động, giàu cảm xúc. Và lại có thêm một sự thay đổi, một sự so sánh giữa khoảng thời gian trước khi đi học. Chính sự so sánh sự khác nhau này khiến nhân vật “tôi” trưởng thành hơn. Ngôi trường trong mắt của cậu bé “trường mỹ lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Âp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Liệu rằng nhân vật ‘tôi” lo sợ điều gì? Có lẽ lo sợ vì những năm tháng ngồi trên ghé nhà trước có học tốt không, có vi phạm điều gì không và rất nhiều điều nữa. Một sự chân thật đến tinh nghịch.

Nhân vật “tôi’ đã tinh tế quan sát xung quanh “chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi, các cậu chỉ theo sức mạnh dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tưởng…” Hình như tâm trạng của những cậu bé lần đầu tiên đi học đều như nhau, ngơ ngác và sợ hãi.

Tuy nhiên hình ảnh thầy hiệu trưởng “hiền từ và cảm động” khiến cho nhân vật “tôi” và những cô cậu học trò khác cảm thấy yên tâm hơn. Hình ảnh thấy và tiếng trống trường trong buổi đầu tiên đi học đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời của các em.

Đặc biệt “bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước” của người mẹ đã khiến cho nhân vật “tôi” can đảm và tự tin hơn. Những giọt nước mắt, những tiếng khóc thút thít ấy có lẽ là những khoảnh khắc neo giữ mãi trong lòng nhân vật “tôi”,hay nói đúng hơn là lòng tác giả một cách chân thực và sâu sắc nhất.

Hình ảnh tuổi thơ lúc ấy bỗng nhiên ùa về “tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy trong tâm trí thôi. Nhưng tiếng phấn của thày gạch mạnh trên bảng đen đưa tôi về cảnh thật”. Một dòng suy nghĩ trong sáng và đáng trân trọng của cậu bé sắp phải bước sang giai đoạn mới trong cuộc đời vì bài tập viết : Tôi đi học.

Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

Hoa Nguyễn tham khảo bài này nha

24 tháng 8 2016

câu giống câu hỏi của tớ mn viết đoạn văn 14 đong đc ko

5 tháng 2 2018

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to,  loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/  Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích  thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích  và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

5 tháng 2 2018

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. THÂN BÀI

1.      Nguồn gốc, xuất xứ

-    Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.

-    Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

2.     Cấu tạo

-     Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.

-     Hình dạng rất phong phú, đa dạng.

-     Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.

-     Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.

-     Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.

-     Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.

3.     Cách sử dụng và bảo quản

-     Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.

-     Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.

4.     Ý nghĩa

Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

-     Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.

-     Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.

-     Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.

III. KẾT BÀI

-     Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.

-     Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.



 

26 tháng 2 2020

Dàn ý:

1. Mở bài
- Mỗi một vùng miền lại có riêng cho mình một vài món đặc sản riêng biệt, với Thanh Hóa ấy là món nem chua với hương vị đặc trưng.
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
- Không rõ, nhưng đã trở thành một loại hàng hóa vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
* Đặc điểm:
- Trông giống một chiếc bánh được gói trong lá chuối xanh.
- Hình dáng: To cỡ ngón tay người lớn, có màu hồng nhạt của thịt, màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi, màu xanh của lá đinh lăng.
- Vị chua thanh, cay tê, ngọt giòn cùng hòa quyện kết hợp với mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua.
* Cách chế biến:
- Nguyên liệu: Thịt lợn tươi xay nhuyễn, bì lợn cạo sạch mỡ thái sợi, ớt, tỏi cắt lát, lá đinh hương rửa sạch, tiêu giã nhỏ, lá chuối bánh tẻ, bì ni lông, dây thun để gói cùng một số gia vị thông dụng.
- Trộn đều thịt với bì lợn cùng muối, bột ngọt, mật mía, tiêu, rồi gói chung với vài lát ớt, tỏi, lá đinh lăng, bọc lại bằng bì ni lông, rồi gói lại bằng lá chuối, dùng dây thun cố định.
- Để lên men 1-2 là có thể ăn được.
3. Kết Bài
- Với mức giá phải chăng tầm 3000- 4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam.

Việt Nam đất nước ba miền Bắc, Trung, Nam cứ mỗi một nơi lại có những nét đặc sắc riêng biệt về văn hóa, nếp sống hòa cùng với truyền thống chung của cả dân tộc tạo nên nét đậm đà bản sắc vô cùng thú vị, được nhiều bạn bè trên toàn thế giới yêu thích. Nếu ghé thăm Hà Nội mà thiếu một lần thưởng thức bún đậu, phở Hà Nội hay chỉ đơn giản là cầm trong tay gói cốm làng Vòng vừa thơm, vừa ngọt thì quả thực là thiếu sót, hoặc nếu như đến Huế thăm Cố đô mà quên ăn cơm hến, nếm bún bò thì cũng thật là đáng tiếc. Thanh Hóa vốn là vùng đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt từng là vùng đất đầu tiên mà người Việt cổ sinh sống, là nơi chuyển giao giữa miền Bắc và miền Trung cũng có riêng cho mình một đặc sản ấy là món nem chua, mà nếu như nếm một lần sẽ chẳng bao giờ quên.

Nói về các món nem, nước ta cũng rất nhiều nơi có nem, ví như Hà Nội cũng có món nem chua nhưng không cay, rồi còn cả món nem thính cũng với gia vị là da lợn xắt nhỏ, trộn thêm bột ngô, lá ổi, thêm chút gia vị mắm, muối khá lạ miệng, Bình Định cũng có món nem chua mà miếng nem hình vuông, bọc trong một chiếc lá ổi, ăn thấy vị ngòn ngọt. Thế nhưng chỉ riêng món nem chua Thanh Hóa, người ta lại thấy nó cầu kỳ và đặc sắc hơn cả, món ăn này không chỉ đơn thuần là món ăn vặt cho vui miệng mà nó đã trở thành thức ăn chính trong các bữa ăn gia đình, trên các bàn tiệc, và được xem như một món quà quý được khách du lịch mua về để cho biếu người thân. Có lẽ chính người dân Thanh Hóa cũng không biết được món nem chua này ra đời từ khi nào, bởi nó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức, vào nếp sống của con người, lịch sử của nem chua cũng chính là lịch của người Thanh Hóa. Một số tài liệu ghi chép lại thì nem chua bắt đầu trở thành một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường là vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, như vậy một món ăn vốn dân dã, giản dị bỗng trở thành kế sinh nhai, nuôi sống biết bao nhiêu con người nơi đây.

Nến như ai đó đã một lần được nhận vài cái nem chua làm quà, chắc cũng có phần bỡ ngỡ, tôi cũng là một trong số đó, bởi nếu chẳng được nghe giới thiệu đây là một thứ nem làm từ thịt thì ai ai cũng tưởng đó là một cái bánh thơm ngon, được bọc trong chiếc lá chuối xanh rờn bắt mắt. Mở lớp lá chuối ấy ra bên trong là một chiếc nem to bằng ngón tay người lớn, có màu hồng tươi của thịt, xen lẫn vài miếng ớt đỏ xắt lớn, một vài lá đinh lăng ẩn hiện, cùng hai ba lát tỏi trắng. Nem có mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua khiến người ta khó có thể cưỡng lại mà nếm thử một miếng. Vị đặc trưng của nem chua Thanh Hóa ấy là vị chua thanh, thêm một chút ngọt của thịt heo cùng với vị cay tê của ớt, tỏi kết hợp với cái giòn của bì heo vô cùng kích thích vị giác.

Dĩ nhiên một món ăn ngon kết hợp nhiều thứ hương vị như vậy thì công đoạn chế biến cũng không phải là dễ dàng, phải nói rằng đây không phải là một món ăn mà người chưa thạo nghề có thể làm ngon được, bởi đó là tổng hợp của cách chọn nguyên liệu cùng độ tỉ mẩn và kỹ lưỡng trong quá trình làm. Để làm được một mẻ nem ngon, người ta phải tuyển chọn cho kỳ được những miếng thịt heo còn "nóng", ở đây là thứ thịt từ con lợn mới mổ, áp tay vào còn có cảm giác âm ấm, như thế thịt mới thực sự tươi ngon và lúc lên men mới ra đúng vị. Sau khi đã chọn được thịt người ta bắt đầu xay nhuyễn thay vì giã tay như ngày trước. Bì heo cũng là một thành phần vô cùng quan trọng, bởi nếu thiếu đi món này thì nem sẽ không có độ giòn, kém hấp dẫn hẳn, thông thường người ta sẽ chọn miếng da heo có độ dày vừa phải, đã được làm thật sạch lông, sau đó người ta cố hết sức cạo thật sạch lớp mỡ bám bên trong cho tới khi chỉ còn miếng da bì mỏng trắng tinh, thậm chí là trong suốt, như vậy là đạt, cuối cùng là đem miếng bì đã chế biến đi thái thành sợi ngắn tầm 2-3cm, để chung với thịt heo đã xay nhuyễn. Chuẩn bị gia vị cho vào nem cũng cần cẩn thận, ớt trái phải chín đỏ tươi, lá đinh lăng là lá bánh tẻ, tỏi cũng là thứ tỏi còn mới, tiêu cần được xay nhỏ, cùng với một số gia vị thông thường khác như muối, mắm, bột ngọt, phụ gia,... để nem lên men được chuẩn vị. Lá chuối bọc ngoài cũng phải là loại lá bánh tẻ xanh thẫm và dày không bị rách, bì nilon và dây thun phải đảm bảo sạch sẽ để gói được miếng nem ngon, đảm bảo vệ sinh.

Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu cần thiết người thợ sẽ bắt đầu trộn và gói nem. Thịt xay nhuyễn được trộn thật đều với bì heo thái mỏng, cùng với chút muối, chút tiêu, chút bột ngọt, mật mía, rồi đem gói thành những thỏi nem nhỏ cùng với vài lá định lăng, vài lát tỏi và ớt trong một miếng ni lông trong suốt cho kín, sau đó bọc tiếp bên ngoài hai lớp lá chuối, rồi dùng dây thun cố định lại. Nem mới gói xong chưa dùng được ngay mà phải đợi 1-2 ngày cho nem "chín", nghĩa là nem đã lên men chua, rồi mới lấy ra thưởng thức.

Với mức giá phải chăng tầm 3000-4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam. Chiếc nem chua nho nhỏ, xanh rờn màu lá chuối đã mang đi khắp muôn nơi những tình cảm nồng đượm, cùng hương vị đặc trưng của đất Thanh Hóa, để rồi ai đã một lần ghé xứ Thanh cũng chẳng bao giờ quên mang về vài chục chiếc nem chua để làm quà cho người thân, bạn bè, một thứ quà giản dị, thơm ngon.
Bên cạnh bài Thuyết minh về món ăn nem chua Thanh Hoá, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về đôi dép lốp, Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc,Thuyết minh về hoa sen, Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết để rèn luyện thêm kĩ năng viết bài thuyết minh của mình.

Thuyết minh về món: Nem rán

Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.

Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.

Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.

Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. 

Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.

Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. 

Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.

Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. 

Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.

Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.

Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.

Lập dàn ý

1. Mở bài

- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở, có côm gói lá sen,…

- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc

- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.

- Có một sô’ ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.

b) Cách chế biến phở

- Cách chế biến nước dùng

- Đây là công đoạn quan trọng nhất.

- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một sô gia vị.

- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.

- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.

Thịt để làm phở

- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.

+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon,…

+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.

Các loại rau thơm và gia vị

- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.

- Tiêu bắc, bột ngọt.

3. Kết bài

- Phở được xem là món ăn truyền thông của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.

- Phở là món ăn ngon, dỗ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.

- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

- Ngày nay, phớ Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.

23 tháng 9 2016

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. tui vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tui thường được bố mẹ cho về quê. tui rất thích về quê bởi ở đó tui có một người anh họ. Anh hơn tui một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tui đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tui lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tui mỏi chân, anh thường cõng tui trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tui thích chí cười khanh khách. Quê tui có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tui khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tui những cánh hoa khiến tui tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tui rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tui không bao giờ chán. Anh chiều tui là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tui đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tui đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tui bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. tui dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. tui muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". tui nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tui cũng không chịu. Anh càng dỗ, tui càng bướng và tui đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. tui biết, anh nhất định sẽ hái cho tui khi thấy tui khóc. Và quả thật, tui đã thắng. Anh kéo tui đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó". Anh dắt tui đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tui thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tui phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tui thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. tui thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tui nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tui có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tui lại thấy cay cay nơi sống mũi.


Hoặc là:

 

Trong cuộc sống, ai cũng có những kỉ niệm không thể quên. tui cũng vậy. Một kỉ niệm buồn đối với tôi, nó luôn khiến tui nhớ mãi.

Hôm đó, là ngày buồn nhất trong đời tui Người bà, người mà tui yêu quý và trân trọng nhất đã xa tui mãi mãi chuyện là thế: Bà tui ốm suốt mấy tuần nay. Bố tui rất e sợ nên đã gọi bác sĩ đến tiêm thuốc cho bà. Sau khi tiêm xong bác sĩ ra về và dặn bố tui nấu cháo cho bà ăn. Nửa tiếng sau, bố nấu xong cháo và bảo chị tui mang lên cho bà. Chị tui gọi rồi lại lay bà nhưng bà không trả lời. Chị tui sợ chạy đi tìm bố tôi. Bố tui lên lay, sờ người bà thấy lạnh buốt. Bố tui ngồi yên không động đậy hồi lâu. Một lúc sau, bố nói được vài câu ngập ngừng: “Bà…à…à…mất…rồi…ồi…” tui sững lại sau lời nói của bố rồi òa khóc. Giây phút bà vĩnh biệt tui thật đau đớn. tui co ro một góc mà rơi lệ. tui nhớ lại chiều nay; đó là khoảnh khắc cuối cùng tui được bà âu yếm, vuốt ve. Bố tui tuy buồn nhưng vẫn phải bình tĩnh để lo đám tang bà. Bố gọi điện các bạn về và cả mẹ tui nữa. các bạn về ai cũng chạy ngay vào phòng của bà, có bác khóc nhiều suýt ngất. Mẹ tui về chưa kịp bỏ dép đã chạy ngay vào nhà khóc nức nở. đó là đêm khiến tui buồn nhất. Chỉ một lát, trong sân nhà tui đã đông nghịt người. Chị tui cũng khóc rất nhiều nhưng rồi chị tui dỗ tui và rủ tui đi lên phòng. Khoảng nửa tiếng sau, bàn ghế được chuyển đến đầy sân, kèn đám ma cũng đến. Kèn đám ma dạo lên những bản nhạc buồn làm lòng tui thắt lại. Trong thời gian đám ma bà diễn ra, tui chẳng ăn uống gì, cũng không cười nó. Việc học thì chẳng nghĩ đến tui chỉ ngồi thần người ra ở xó nhà. Đám ma bà tui trôi qua trong hai ngày mà sao đối với tui nó lại lâu đến thế. Sau đám tang bà mọi việc trở lại bình thường như trước nhưng tui cảm giác thật trống trải. tui sẽ không được nhìn thấy bà vào mỗi sớm mai, không còn được nghe những chuyện cổ tích của bà, không còn được bà âu yếm, chở che. Cái cảm giác đó đối với tui sao mà khó chịu đến thế.

Cho đến giờ, tui vẫn còn nhớ như in hình dáng, cử chỉ của bà, giọng điệu mỗi khi bà kể chuyện cho tui nghe. Dù bà đã xa tui mãi mãi nhưng tui luôn luôn nhớ đến bà, luôn có cảm giác ấm áp như đang được sống trong tình yêu thương của bà ngày nào và tui sẽ không ngừng phấn đấu để không phụ lòng mong mỏi của bà trước đây. tui cũng tin chắc rằng bà sẽ luôn dõi theo từng bước chân của tui trên con đường đời đầy khó khăn, gian khổ

30 tháng 9 2016
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra .Nó sẽ là kỉ niệm mà chắc có lẽ tôi chăng bao giờ quên.

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. 

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử\Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
 
 
 
23 tháng 11 2016

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2-4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.