Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.
- Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?
Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.
Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?
Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.
Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận
1) Mở bài:
Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.
2) Thân bài:
- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.
- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.
- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.
- Mặt số màu trắng.
- Quanh mặt số có viền màu đen.
- Có bốn kim.
• Kim giờ to, ngắn.
• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.
• Kim giây bé nhất.
• Kim báo thức màu xanh nhạt
- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.
- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.
- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.
3) Kết bài:
- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.
- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc
- Không để thời gian trôi đi vô ích.
I. Mở bài: giới thiệu lăng Bác
Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác đã hi sinh cả đời mình để mang lại độc lập, tự docho dân tộc Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam luôn biết ơn sự hi sinh cao cả của Bác. Chính vì thế mà khi Bác mất, nhà nước đã xây lăng cho Bác gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình.
II. Thân bài: thuyết minh về lăng Bác
1. Nguồn gốc của lăng:
- Lăng Bác được khỏi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973
- Lăng Bác được xây dựng tại quang trường Ba Đình, nơi Bác đã đưa ra các quyết định và tuyên ngôn.
- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975
2. Kết cấu của lăng:
- Lăng có chiều cao 21,6m
- Lăng được cấu tạo 3 lớp:
+ Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp
+ Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài
+ Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp
- Quanh bống mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương
3. Miêu tả khái quát lăng Bác:
- Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" , dòng chữ này được làm từ đá ngọc màu đỏ thẫm được lấy từ tỉnh Cao Bằng
- Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng.
- 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân và bộ đội miền Trung gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện
- Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại.
- Quanh lăng có 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch.
- Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.
- Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.
4. Thời gian mở cửa:
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.
- Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lăng Bác
- Lăng Bác như tấm lòng của người dân Việt nam dành cho Bác
- Ai vào lăng cũng có một cảm giác bồi hồi khó tả
học tốt
#baohan#
1 .
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.
- Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?
Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.
Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?
Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.
Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận
2 .
Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.
Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.
Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.
Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.
Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.
3 .
Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.
Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.
Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.
Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.
Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.
1. Mở bài:Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch - hay có thểchọn tả vùng biển quê em).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt.
b. Tả chi tiết:
- Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
- Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
- Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm.
- Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi.
- Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh xám nổi bật trên nền trời.
- Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển.
- Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phốNha Trang.
c. Ích lợi của biển Nha Trang:
- Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
- Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà.
- Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của miền Trung.
3. Kết luận:
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang.
- Em làm gì đểgiúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương).
1. Mở bài:Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thểchọn tả vùng biển quê em).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
– Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt.
b. Tả chi tiết:
– Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
– Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
– Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm.
– Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi.
– Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh xám nổi bật trên nền trời.
– Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển.
– Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phốNha Trang.
c. Ích lợi của biển Nha Trang:
– Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
– Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà.
– Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của miền Trung.
3. Kết luận:
– Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang.
– Em làm gì đểgiúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương).
TL
1. Mở bài:Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.
b. Tả cảnh chi tiết:
– Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.
– Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).
– Cảnh hai bên bờ suối thếnào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).
– Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.
– Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.
– Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.
– Gió rừng thổi mát, dễ chịu,
c. Nêu ích lợi của dòng suối:
– Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.
– Điều hoà thời tiết.
3) Kết luận:
Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.
K cho mik nha xin bạn đấy
HT
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
Những tia nắng yếu ới cuối cùng cũng biến mất sau những đám mây đen từ đâu kéo đến. Bầu trời và cả không gian chợt như dịu lại.Trời sắp mưa rồi!
Gió thổi mạnh, thốc đám bụi cuộn tròn bay lên cao, rồi lại tung chúng ra, rắc xuống mặt đất. Gió vỗ vào mặt, luồn vào tóc những người đi đường đang vội vã chạy mưa. Cây cối lao xao, xào xạc, những chiếc lá già úa không trụ được, rời cành rồi lượn bay theo gió.
Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh.
Sau một hồi nô đùa, chạy nhảy, mưa ngớt dần, chỉ còn những hạt mưa chậm chân đang vội vã chạy theo các bạn về đích. Nước mưa trên mặt đường thi nhau chảy vào những rãnh cống hai bên hè phố trả lại mặt đường sạch bóng. Cây cối hả hê khoe đám lá xanh mướt vừa được tắm gội của mình. Trời trong xanh, cao vời vợi, đằng Đông lại le lói một vài tia nắng. Mấy chú sẻ nhỏ trú mưa đâu đó dưới tán lá ríu rít gọi nhau ra đón nắng. Mọi người và xe cộ lại hối hả trên đường trong không khí mát dịu sau cơn mưa.
Cơn mưa rào đầu hè đến nhanh mà đi cũng nhanh làm sao! Cảm ơn cơn mưa đã tiếp thêm sức sống kỳ diệu cho muôn loài.
Lập dàn ý miêu tả Cái đồng hồ báo thức.
Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.
Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.
- Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?
Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.
Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.
Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.
Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận.
MÌNH XEM TRÊN LỜI GIẢI HAY Lập dàn ý miêu tả Cái đồng hồ báo thức.
Quê em có nhiều cảnh đẹp như : bãi biển Vũng Tàu, dòng sông với những đoàn thuyền xuôi ngược,… Nhưng một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất ở địa phương em là cánh đồng lúa chín.
Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Nhìn từ xa cánh đồng rộng mênh mông như tấm thảm vàng khổng lồ. Những bông lúa chín vàng óng dưới ánh nắng, vô cùng rực rỡ. Khi vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu nặng. Mỗi khi có gió thổi qua cho dù rất nhẹ nhưng cũng đã đưa hương thơm của lúa chín thổi đến khắp nơi trong làng. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng như những loài hoa, loài cây khác mà đem lại cảm giác rất thoải mái, dễ chịu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây cao thẳng tắp, những cái cây này được trồng thành hàng bao quanh những cánh đồng lúa. Những hàng cây cũng là nơi để các bác, các cô chú nông dân nghỉ mát, hóng những đợt gió thổi bay cái nóng, tiếp sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà.
Em rất yêu cánh đồng lúa quê em vì nó đã đem lại cơm no áo ấm cho người dân quê em. Em thầm cảm ơn cây lúa, cảm ơn người nông dân. Em luôn tự hào về cảnh đẹp này của quê mình.
Lập dàn ý tả cảnh đẹp ở địa phương em
1. Mở bài
- Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết bài
- Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
Dàn ý tả lại một cảnh đẹp của quê hương
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn
BÀI LÀM
Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.