K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2018

Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 1

1) Mở bài:

Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.

2) Thân bài:

- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.

- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.

- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.

- Mặt số màu trắng.

- Quanh mặt số có viền màu đen.

- Có bốn kim.

• Kim giờ to, ngắn.

• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.

• Kim giây bé nhất.

• Kim báo thức màu xanh nhạt

- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.

- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.

- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.

- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.

3) Kết bài:

- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.

- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc

- Không để thời gian trôi đi vô ích.

Lập dàn ý miêu tả Cái đồng hồ báo thức số 2

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?

Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.

- Tả từng bộ phận:

+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?

Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.

+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?

Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.

Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.

+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.

Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).

Kết bài: Cảm nghĩ của em.

Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận

Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 3

I. Mở bài : Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)

- Nhân dịp đầu năm học mới

- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức

II. Thân bài:

1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu

- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.

- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa

- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.

- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.

2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..

- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.

- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen

- Có bốn cây kim: kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức

- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.

- Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.

III. Kết bài:

- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.

- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ

- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.

Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 4

(1). Mở bài: Chiếc đồng hồ để báo thức đó em được nội tặng nhân ngày sinh nhật.

(2). Thân bài:

- Đồng hồ nhỏ nhắn hình khối vuông.

- Võ gỗ màu trắng ngà, đế võ màu nâu.

- Phần trên của mặt đồng hồ:

+ Màu vàng nhạt

+ Viền hoa khô.

- 4 kim chạy vòng quanh:

+ Kim giờ to, thấp, chạy chậm.

+ Kim phút nhỏ và dài hơn.

+ Kim giây bé nhất, chạy nhanh hơn cả.

+ Riêng kim báo thức màu xanh nhạt.

- Góc trái của mặt đồng hồ gắn hình chú gà trống.

- Đồng hồ chạy bằng pin.

- Tiếng kim chạy tích tắc, tích tắc.

- Báo thức bằng bản nhạc rộn rã.

(3). Kết bài:

- Chiếc đồng hồ là vật không thể thiếu trong gia đình em. Nội tằng đồng hồ là nhắc em không để thời gian trôi đi vô ích.

22 tháng 2 2018

Dàn ý bài tập làm văn số 2 lớp 6 đề 1: Kể về việc tốt mà em đã làm

Mở bài:

  • Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
  • Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

  • Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
  • Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
  • Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
  • Có người khác chứng kiến hay không?
  • Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
  • Em có vui khi làm công việc đó?
  • Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Bài văn mẫu 1: Kể về việc tốt em đã làm

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Bài văn mẫu 2: Kể về việc tốt em đã làm

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

Bài văn mẫu 3: Kể về việc tốt em đã làm

Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

9 tháng 4 2018

Lập dàn ý:
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây non + quang cảnh nơi trồng cây non
- Nơi em trồng cây non em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây non nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:

  1. Miêu tả bao quát cây no
    - Cao đến đâu, nó nhỏ như thế nào?
    - Thân cây có dài không?
  2. Lá của cây thế nào? có màu gì?Ngày qua ngày, cây có thay đổi gì không? 
  3. Em chăm sóc cho cây như thế nào?
  4. Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây non và cảm nghĩ của em về cây.

Bài này mik tự làm, đúng yêu cầu,nếu đc bạn k cho mik nha.

CHÚC BẠN HOK TỐT!

4 tháng 4 2018

1. Mở bài

Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).

- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)

Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…

2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)

Lập dàn ý tả loại trái cây mà em thích

Đoạn 1: Tả bao quát

+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)

+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).

+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…

Đoạn 2: Tả chi tiết

+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)

+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…

+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).

+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…

+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).

Đoạn 3: Tả bổ sung

+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…

+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…

+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).

3. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).

- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…

Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)

4 tháng 4 2018

I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả

III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó 

3 tháng 4 2019

Đề 1 :

Trong 4 mùa xuân hạ thu đông em thích nhất là mùa xuân bởi màu xuân trên quê hương em rất thanh bình và yên ả nó mang một vẻ đẹp dịu dàng và có những gắn bó riêng đặc sắc của hương vị màu xuân.

Hình ảnh mùa xuân đã gợi cho em nhiều cảm xúc ngọt ngào bởi màu xuân là mùa của cây trái đâm trồi nảy lộc, những mầm nụ non đều được đâm chồi nảy lộc trong mùa này, màu xuân là màu của cây cối được hồi sinh sau một màu đông lạnh giá, hình ảnh của màu xuân trong quê hương em nổi bật lên đó là hình ảnh của hoa đào nở nó vang nhộn và mang những màu sắc tươi vui rộn nhịp, nhiều hình ảnh khác cũng tạo nên những ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, nó mang những làn điệu riêng và vô cùng đặc sắc, hình ảnh mùa xuân trên quê hương em nổi bật và điển hình lên những cung bậc và cảm xúc riêng, nó rung động và tạo nên rất nhiều những hình ảnh đẹp và vô cùng gần gũi với mỗi con người, hình ảnh đó đã thấm đẫm tình yêu thiên nhiên yêu đất nước, mỗi chúng ta đều rất tự hào về nó, bởi nó đẹp dịu dàng và có sức sống tràn trề.

Mùa xuân là màu của cây cối đâm trồi nảy lộc và là mùa của yêu thương xum về, mỗi khi xuân về là nhà nhà người người lại đón tết vui vẻ và có những giây phút ấm áp bên nhau, sau những giây phút đó, chúng ta thấy yêu thương quê hương của mình hơn, tình yêu đó thể hiện sự gắn bó thiết tha và mang những cung bậc ngào ngạt của thiên nhiên đất trời, màu xuân là tết trồng cây, chính vì tiết trời mát mẻ mà nó phù hợp để trồng nhiều những loại cây trồng khác nhau và có sức mạnh mẽ cho con người.

Em rất yêu quý màu xuân trên quê hương em, nó nhẹ nhàng và vô cùng thanh bình yên tĩnh hình ảnh một mùa xuân yên ả với những hình ảnh đó nó tạo nên nhiều những ấn tượng sâu sắc trong lòng người bởi tình yêu quê hương đất nước của họ.

_Hok tốt_

3 tháng 4 2019

mọi người làm đề nào cũng được nhé !

5 tháng 3 2019

Bạn tham khảo bài này nhoa! Chúc bạn một buổi tối vui vẻ ~! ❤‿❤

I. Mở bài

-Trong số những đồ dùng học tập em yêu thích nhất là đồ dùng nào? (Cái cặp sách)

-Cái cặp đó là ai mua cho? Nhân dịp nào? (Mẹ mua cho em một chiếc cặp nhân dịp năm học mới).

II. Thân bài

  1. Tả khái quát về hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách

-Chiếc cặp có hình chữ nhật

-Cặp có màu xanh nước biển. Được làm bằng vải rất dày

    1. Tả từng bộ phận của cặp.

a. Bên ngoàii

-Các viền xung quanh của cặp có màu xanh

-Nắp cặp cũng có in hình siêu nhân, được bọc bên ngoài bằng một lớp nilon dày

-Khóa cặp được làm bằng nhựa có màu xanh

-Phía bên dưới khóa cặp có ghi dòng chữ “Haimi”

-Quai cặp được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt

-Trên nắp cặp có một quai xách màu xanh cong cong trông rất đẹp

-Hai bên cạnh của cặp có hai cái túi lưới nhỏ, màu đen

b. Bên trong

-Cặp có ba ngăn

+Ngăn nhỏ nằm ngoài cùng, có khóa để kéo

+Còn hai ngăn to

-Vải lót bên trong mỗi ngăn có màu đen

-Ngăn ngoài cùng dùng để đựng dụng cụ học tập như: bút, thước, tẩy,…

-Hai ngăn to dùng để đựng sách vở

  1. Cách em sử dụng và bảo quản cặp sách

-Mỗi lần đi học về em thường để cặp vào bàn học một cách cẩn thận

-Em luôn giữ cho cặp được sạch sẽ

-Em luôn xếp sách vở vào cặp một cách cẩn thận. Chiếc cặp sách như người bạn ngày ngày cùng em tới lớp.

III. Kết bài

-Em rất thích chiếc cặp của em

-Em sẽ luôn giữ gìn chiếc cặp cẩn thận vì đó là chiếc cặp mẹ mua cho em

5 tháng 3 2019

1) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.

2) Thân bài:

a) Bao quát:

- Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.

- Chất liệu là một loại vải bố rất dày.

b) Chi tiết:

• Bên ngoài:

- Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.

- Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.

- Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.

- Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.

- Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.

- Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.

- Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt.

- Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu vồng bé tí.

• Bên trong:

- Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.

- Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.

- Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.

3) Kết bài:

- Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.

- Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.

- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu

1 tháng 1 2018

3: Viết 1 đoạn văn tả tính tình một người mà em yêu quý.

Nhà em khá đông người nhưng người em gần gũi nhiều nhất là ông nội của em. Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng cử chỉ còn khá nhanh nhẹn. Người ông tầm thước, hơi gầy nhưng da dẻ vẫn hồng hào. Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe. Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết. Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em.
 

Đề 3. Viết 1 đoạn văn tae tính tình 1 người mà em yêu quý 

 Gia đình em ai cũng yêu , quý em hết mực , nhưng đối với em , người mà gần gũi với em nhất chính là mẹ của em. Mẹ của em năm nay đã 37 tuổi nhưng mẹ vẫn rất xinh đẹp. Người mẹ dáng thon nhỏ , mẹ có khuôn mặt hình trái xoan với nước da trắng hồng , mịn mà. Mẹ còn có mái tóc óng mượt được buộc gọn gàng ra đằng sau bằng một chiếc dây lịt nhỏ , mẹ còn có đôi mắt đen láy luôn nhìn em bằng ánh mắt trìu mến. Mẹ là người nhẹ nhàng , gọn gàng và lại rất hiền nữa. Mẹ em hiện đang là giáo viên của trường Trung Học cơ sở Lam Sơn. Mẹ luôn vất vả , dạy các anh các chị học nhưng vẫn luôn giành thời gian với em. Buổi tối , em làm bài xong mẹ kiểm tra bài của em , có nhưng bài sai , mẹ lại giải thích cho em hiểu bằng những giọng đầm ấm. Mẹ còn dạy em cách khâu vá , nhìn mẹ khâu , em rất yêu mẹ. Có khi mẹ còn cho em lên trường cùng , xem mẹ giảng cho các anh các chị học bài , em rất thích. Em rất yêu mẹ của em. Em hứa sẽ chăm ngoan , học giỏi để mẹ vui lòng về em và em ước cho mẹ sống mãi bên em , có thật nhiều sức khoẻ , thành công trong cuộc sống. 

   Gợi ý đề 3 để bn có thể dựa vào gợi ý để làm nhé : 

Người em yêu quý nhất là ai ? 

Người đó tên gì ? 

Bao nhiêu tuổi ? 

Người đó như thế nào ? ( VD : Dáng ngườu dong dỏng cao , mái tóc...... ) 

Người đó làm công việc gì ? 

Tính cahc scuar họ ra sao ? 

Những kỉ niệm vui của em đối với họ như thế nào ? Hãy kể những điều đó

Lời hứa hẹn với người đó. 

Bn dựa vào dợi y trên nhé. Còn các đề kia , ngày mai mình sẽ đăng

mk thấy ko được hay lắm

kiểu đó hay bị lỗ thời

cô giáo mk bảo làm kiểu đó là chống đối

(ý kiến riêng)

ko nhận gạch dá

Cần sửa : Nhà em ai cũng có sở thích riêng của mình , bố em thì thích đọc sách , mẹ thì say mê công việc nấu ăn , chỉ có một người mà cùng sở thích vẽ tranh với em đó là chị gái em . Người mà quan tâm , chiều chuộng em nhất trong nhà .

15 tháng 2 2020

Hôm nay là một ngày đẹp trời, em được mẹ cho đi vào công viên chơi. Trên đường đi tới công viên, em đã được chứng kiến hình ảnh của một vụ giật túi xách giữa đường phố. Và thật bất ngờ, ngay trong lúc mọi người còn đang bàng hoàng và bất ngờ thì có một chú thanh niên đã nhanh nhẹn, bất ngờ xông lên đuổi theo tên cướp và khống chế hắn. Đó quả là một tấm gương về người tốt và việc tốt mà em được nhìn thấy.

Buổi sáng chủ nhật là thời điểm mà rất nhiều người đang đi lại trên đường. Cách xa em khoảng mười mét có một chị gái đang đi xe máy và đeo chiếc túi xách ở trên vai. Vì đang là đèn đỏ giao thông cho nên mọi người đã cùng nhau dừng lại. Và thật là bất ngờ, một tên thanh niên đeo khẩu trang chạy tới chỗ chị một cách nhanh chóng. Hắn ngay lập tức giằng lấy chiếc túi xách trên tay chị và chạy đi. Tất cả những hành động của hắn chỉ trong vòng có vài giây đồng hồ. Tất cả mọi người đều bàng hoàng và không kịp làm gì cả. Chỉ cho tới khi cô gái kêu lên rằng: “Cướp! cướp!” thì mọi người mới bừng tỉnh.

15 tháng 2 2020

Bạn tham khảo nha :

Trước đây, tôi thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng  rồi một chuyện đã xảy ra tuần trước khiến tôi hiểu là không phải như vậy đâu các bạn ạ. Tôi đã dược chứng kiến một tấm gương người tôt việc tốt ngay tại lớp 6B trường THCS Yên Biên. Tôi xin kể lại về tấm gương ấy là bạn Ngô Xuân Anh.

Hôm ấy là tiết 4 môn sinh học thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2015. Sau giờ ra chơi, Xuân Anh vào phòng  bộ môn sinh cùng với các bạn trai và nhặt được tờ tiền 200.000 đồng. Cả lớp ồ lên có bạn còn nói: “ Tại sao mình lại là người không nhặt được số tiền ấy nhỉ?” Thấy bạn Xuân Anh đưa mắt nhìn sau đó suy tư một hồi lâu như đang nghĩ: “ Trả hay không trả? Có tiền, chắc là bạn sẽ mua truyện này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi ao ước từ bấy lâu,…” Thấy Xuân Anh cười tủm tỉm Một bạn trai liền nói: “ Xuân Anh ơi, đừng đưa tiền cho cô giáo mà dùng tiền khao cả lớp trà đá đi.” Một nửa lớp đồng thanh nói: “ Ừ đúng rồi, Xuân Anh ơi đừng trả.” Đột nhiên một bạn nói: “ Bạn Xuân Anh ơi, hãy đưa lại tiền cho cô giáo để cô trả lại cho người mất đi. Cậu còn nhớ phong trào nhà trường phát động không đó là: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.” Còn một nửa kia của lớp cũng đồng ý, ý kiến của bạn đó. Một nửa lớp thì bảo không trả còn nửa kia của lớp thì bảo trả. Xuân Anh chỉ cười không nói, rồi đứng dạy xin phép cô Ngọc ra ngoài. Tôi nhìn theo và nghĩ  “ Hình như bạn muốn trả lại cho người mất hay sao ấy”.  Một lúc sau bạn lặng lẽ quay trở về phòng tiếp tục học với nét mặt thanh thản

 Xuân Anh được cô hiệu trưởng tuyên dương trong giờ chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến Xuân Anh vô cùng xúc động. Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong tôi sự thật thà trả lại người mất dù là những vật nhỏ bé trong lớp. Tôi chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu. 

HỌC TỐT !

Dựa vào ý nghĩa  và bài học truyện GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI Ý NGHĨA:Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm nhưng cũng phải đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mặt chứ ai suy nghĩ sâu xa? Bác là người quan tâm đến người lao động nên việc gì cũng đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày quan tâm tới...
Đọc tiếp

Dựa vào ý nghĩa  và bài học truyện GẶP BÁC Ở HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI HAI

 

Ý NGHĨA:
Câu chuyện nêu lên một đức tính tốt của Bác Hồ: tiết kiệm nhưng cũng phải đầu tư vào những việc cần thiết. Mọi người đều quan tâm tới cái lợi trước mặt chứ ai suy nghĩ sâu xa? Bác là người quan tâm đến người lao động nên việc gì cũng đặt người dân lên đầu, đâu thể suốt ngày quan tâm tới lãnh đạo mà quên đi người dân. Những việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng ai biết có thể làm một tỉnh trở nên giàu có. Việc Bác nói phải trồng nhiều cây xanh quanh những kênh mương, chứng tỏ Bác suy nghĩ rất sâu xa: thứ nhất để tiện lợi vì gần các kênh mương nên nước được sử dụng hợp lí, thứ hai làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm hài hòa.

RÚT RA BÀI HỌC:
Đọc xong câu chuyện chúng ta rút ra bài học sâu sắc: đừng vì cái lợi trước mắt mà bỏ bê những việc quan trọng, dù chúng nhỏ bé nhưng dẫn đến sự thành công, biến những vùng đất nghèo thành những vùng đất phồn vinh

 

 

Nêu việc rèn luyện thực tế cần áp dụng cho cuộc sống

1
18 tháng 10 2018

Tiết kiệm là tốt nhưng cần phải chi tiêu nữa nên những điều Mèo rèn luyện trong cuộc sống là:Không xài hoan phí,đầu tư vào những cái không cần thiết,đừng để cái lợi che khuất tầm mắt của chúng ta,những cái không phải của ta thì nó sẽ không phải là của ta,bt quý trọng lúa gạo và luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra nó kể cả những thứ chúng ta ăn hằng ngày,  không phải thấy nó có lợi thì ta sẽ hại người dân ta để kiếm ra những đồng tiền dơ bẩn,yêu thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiên trước cái nạn chặt phá rừng để kiếm lợi nhuận,....

Mong bạn sẽ đóng góp cho mình qua tin nhắn nhớ nói lí do về bài này chứ không mình quên mình lại hỏi lại nha

18 tháng 11 2018

Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hạnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.

Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đày dành cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. Tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. Nghe ngoại kể, này trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm.

Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai. Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên.

Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho an hem tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.

Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui.

Cô giáo em nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.