Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
I. MỞ BÀI
- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.
- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh
- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.
- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.
1. Trong giờ kiểm tra
- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.
- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?
- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.
- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.
- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.
- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.
- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.
- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.
- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..
- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.
- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?
- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.
- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.
- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
III. KẾT BÀI
- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.
- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.
Dàn bài
- Mở bài: Trong đời người, ai cũng có khuyết điểm và mắc phải dù chỉ một lần. Tôi cũng vậy, đó là lần tôi học lớp 2
- Thân bài: Kể lại kỉ niệm mà tôi đã mắc khuyết điểm
-
- Ngày đầu đi học lớp 2 của tôi bắt đầu đấy đầy niềm vui và hạnh phúc.
- Rồi thoáng chốc kiểm tra cuối kì, tôi vui vẻ khoe với bố mẹ những điểm 9, điểm 10 đỏ chói trong sổ liên lạc
- Rồi chúng tôi được nghỉ tết, lo mải chơi nên sau tết tôi chủ quan trong học tập chỉ cần điểm cao các bạn sẽ nể mình
- Đến kì thi giữa kì 2, suy nghĩ đó đã mang đến cho tôi những điểm số vô cùng tồi tệ
- Cô giáo trách mắng tôi vì lơ là trong học tập, tôi cảm thấy có lỗi và ân hận
- Tôi quyết tâm cố gắng học tập để bố mẹ và cô không phiền lòng, và điểm số được cải thiện rõ rệt trong bài kiểm tra cuối kì 2.
- Kết bài: Đó là kỉ niệm khiến tôi khó quên, tôi luôn hứa sẽ không tái phạm và cố gắng học để luôn làm cho cô giáo, bố mẹ và các vạn vui lòng.
bạn tham khảo nhé
Là học sinh, chắc hẳn ai ai cũng đã một lần lầm lỗi, phạm sai lầm khiến cho thầy cô phải buồn phiền. Ngay cả tôi cũng vậy, chỉ vì một lần không học bài môn Lý, tôi đã bị điểm kém khiến cho cô giáo phải buồn lòng rất nhiều về tôi. Mặc dù cô đã tha thứ cho tôi nhưng tôi cũng không thể nào quên được việc mình đã làm ngày hôm ấy.
Tối hôm đó, tôi đã xem kĩ thời khóa biểu để chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Tôi nhìn vào thời khóa biểu và không thấy môn nào phải học bài cả, ngoại trừ môn Lý. Tôi định học bài nhưng vì làm biếng và chủ quan cho rằng, lần trước tôi đã trả bài và được điểm cao rồi nên không cần phải học bài làm gì nữa mất công. Thế là, sửa soạn cặp xong, tôi liền chạy đi xem ti vi cho thỏa thích. Sáng hôm sau. vào lớp học, các bạn thì ríu rít ôn bài trong khi đó, tôi thì chỉ lo ngồi tán gẫu chuyện trên trời, dưới đất với lũ bạn. Ít phút sau, cô giáo từ ngoài cửa bước vào lớp. Chúng tôi đứng dậy chào cô một cách nghiêm trang. Cô gật đầu chào chúng tôi rồi ra hiệu cho phép ngồi xuống. Cô cất giọng nói: “Cả lớp lấy giấy ra làm kiểm tra mười lăm phút”. Nghe xong câu nói ấy, tôi bất giác giật mình và bắt đầu lo lắng. Tôi luống cuống lấy tập ra định xem được phần nào hay phần đó nhưng không kịp nữa rồi. Cô bắt đầu đọc đề, tôi viết đề vào giấy kiểm tra mà trong lòng lo âu, thấp thỏm. Cô đọc đề xong, các bạn ai nấy đều tập trung làm bài, riêng tôi thì nhìn vào đề bài, nó biết tôi nhưng tôi nhìn nó sao mà lạ lẫm. Tay tôi như không cầm nổi cây viết, vừa viết vừa tẩy xóa trong khi đó các bạn xung quanh thì hết sức điền tĩnh mà làm bài. Thời gian trôi qua nhanh thật! Sắp hết thời gian mất rồi! Chỉ còn vài phút là phải nộp bài trong khi đó tờ giấy kiểm tra của tôi trắng tinh thật đẹp bởi chưa có chữ viết làm bài nào trong đó cả. Lúc ấy, tôi hốt hoảng thật sự, loay hoay hỏi bài các bạn xung quanh. Nhưng ngoài những cái lắc đầu và ánh mắt thương hại, tôi chẳng nhận được điều gì khác bởi ai ai cũng đều đang chạy gấp rút với thời gian cho bài làm của mình. Ngay lúc đó, tôi chỉ muốn gục đầu xuống bàn và khóc thôi. Cuối cùng thì thời gian làm bài cũng qua đi, các bạn ai cũng nộp bài với bài làm đầy chữ và gương mặt tự tin còn riêng tôi thì chỉ có tờ giấy trắng. Tôi bỗng nhiên thấy mũi mình hơi cay cay, khóe mắt từ từ trào ra những dòng lệ muộn màng nhưng tôi cũng cố gắng kìm nén lại vì không muốn cô và các bạn thấy điều tệ hại đó. Tối hôm đó, về nhà, trong lòng tôi rối như tơ vò với biết bao lo âu không yên, không dám đối diện với ba mẹ của mình. Tôi lẳng lặng đi ngủ.
Sáng hôm sau, tôi vào lớp với gương mặt vẫn vui vẻ như ngày nào. Nhưng đến khi cô phát bài ra tôi mới sực nhớ chuyện hôm qua và bắt đầu lo lắng cho số điểm của mình. Tôi cầm bài làm trên tay, nhìn vào số điểm. Con số 0 thật là to tướng, cô bắt đầu ghi điểm, cô đọc tên các bạn rồi đến lượt tôi. Lúc đó, tim tôi giật thót lên. Tôi đứng dậy và mạnh dạn nói: “Dạ thưa cô, tám ạ!”.Cô không nghi ngờ gì mà cứ ghi vào sổ. Tôi thở phào nhẹ nhõm ngồi xuống. Nhưng rồi tôi lại cảm thấy bồn chồn, khó chịu trong lòng. Cảm giác ấy làm tôi bứt rứt đến khó chịu.
Vài ngày sau, tôi gặp cô, nói với cô sự thật sau bao ngày tôi suy nghĩ, đắn đo. Cô không nói gì, chỉ sửa điểm lại cho tôi đúng với con số thật của mình. Lúc ấy, trông nét mặt cô khá nghiêm trang pha lẫn trong đó là một chút buồn rầu, thất vọng. Tôi xin lỗi cô lần nữa và quay về chỗ ngồi. Trong suốt buổi học đó, tôi có cảm giác như lúc nào cô cũng nhìn tôi. Nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì mình đã dám dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa sai lầm.
Qua bài học đó, tôi thấy mình thật có lỗi với cô. Tôi mong rằng mọi người đừng bao giờ giống như tôi, điều đó không tốt và sẽ khiến cho những người xung quanh mất niềm tin với chúng ta. Riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, siêng năng hơn để không phải làm cho thầy cô, cha mẹ buồn lòng nữa.
Tham khảo:
Sáng thứ sáu, cô giáo dạy Hóa học dặn dò các học sinh ôn bài để thứ hai làm kiểm tra. Chiều thứ bảy, em đã xin ba mẹ cho đi đá banh với bè bạn, sáng chủ nhật mệt mỏi, em nằm coi phim và nghĩ bụng: tối chủ nhật sẽ ôn bài kĩ lại...
Nhưng tối hôm ấy, Nam, bạn em đến rủ đi ăn chè... em và Nam xách xe dạo phố, về nhà lúc 8 giờ, mới ngồi vào ôn bài...
Sáng thứ hai, buổi kiểm tra đến. Trong 3 câu hỏi và 1 bài toán về thí nghiệm, em chỉ trả lời được qua loa 2 câu. Lúng túng, hỏi Nam, Nam lắc đầu... em nhìn vở hóa học và nháy mắt... ra hiệu bảo Nam đưa cho em...
Chờ cô giáo đi về cuối lớp, em mở vở ra, chép vội vàng. Bất thình lình cô đi lên, em đẩy vội cuốn tập về Nam.
Cô giáo lại đi xuống cuối lớp, Nam hỏi em, em thầm đọc cho Nam chép, hai đứa thì thào... cho đến khi cô nhắc, mới ngồi yên.
Giờ phát bài, cô giáo đọc điểm cả lớp. Không có tên em và Nam. Khi Nam lúng túng đứng lên hỏi, cô bảo:
- Hai em lên đây, cô muốn hỏi điều này!
Trước mắt chúng em, hai bài kiểm tra hiện ra khung điểm với những dấu hỏi đỏ chói của cô thay cho điểm làm bài. Cô nhìn chúng em, nghiêm nghị nói:
- Bài này ai chép của ai? Sao lại sai giống nhau thế hả các em?
Em và Nam... đỏ bừng mặt, nhìn nhau ấp úng!
Cô chờ một lúc lâu, không ai trả lời. Cô quyết định:
- Nếu chúng em làm bài chung, cô sẽ cho chung là 4 điểm, chia ra cho hai em, mỗi em hai điểm nhé? Điều quan trọng là chúng em phải thành thật, để còn có cơ hội sửa chữa. Chúng em đi học, để hiểu biết, chứ không phải đi học, để dối trá thế này!
Reng...Reng... tiếng chuông ra chơi... giải thoát cho hai chúng em khỏi những đôi mắt của bè bạn.... chúng nó ùa ra, đứa đi mua kem, đứa chạy đuổi nhau trên hành lang.
Em lí nhí:
- Thưa cô, em đọc cho bạn ấy... câu ba ạ. Em xin lỗi cô!
Nam lại nói "Thưa cô, vì hôm qua em đến rủ bạn Hùng đi chơi tối quá... nên... chúng em không kịp học bài ạ."
Cô giáo im lặng một lát rồi bảo:
Hai em biết nhận lỗi là tốt, nhưng quan trọng là phải biết sửa lỗi. Hai em hãy về học lại những bài hóa học vừa qua, cô sẽ cho kiểm tra lại khi cô sắp xếp được thời gian!
Chúng em chẳng mong gì hơn thế. Lí nhí cảm ơn cô, chúng em ra về.
Từ biệt cô, chúng em ra về, lòng vừa hối hận, vừa cảm động trước tấm lòng khoan dung của cô. Chúng em rủ nhau sẽ cố gắng học bài kĩ.
Chúng em sẽ học thuộc, không chỉ là bài hóa học này, mà là những bài học của các môn học khác nữa, để xứng đáng là một học sinh ngoan, đền đáp tấm lòng và công lao của cô giáo em.
I. MỞ BÀI
- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.
- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh
- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại nghĩ là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.
- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.
2. Trong giờ kiểm tra
- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.
- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?
- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.
- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.
- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biết nó ra thế nào.
- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.
- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.
- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.
- Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..
- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.
- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?
- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.
- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng trân trọng.
- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
III. KẾT BÀI
- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.
- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.
chúc bn hok tốt
a) Mở bài:
— Đặt vấn đề: Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi em đã rút kinh nghiệm từ một số lần mắc lỗi, trong đó có một lần em đã mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn;
— Giới thiệu một cách khái quát về sự việc: Đó là lần em mắc khuyết điểm gì?
— Lần mắc khuyết điểm đó đã để lại một bài học lớn trong em.
b) Thân bài:
(1) Giới thiệu vài nét về bản thân, những đặc điểm có liên quan đến việc em mắc khuyết điểm (chẳng hạn, em mắc lỗi chép bài bạn thì cần khái quát những nét về học lực của em, đặc biệt là khả năng học môn mà em chép bài của bạn).
(2) Hoàn cảnh của sự việc đó: Nhà trường tổ chức một cuộc thi sáng tác, các thầy cô giáo và bạn bè rất kì vọng vào em/lớp em có bài kiểm tra đột xuất mà hôm trước em không học bài...
(3) Tình huống dẫn đến hành động sai trái của em: Em đã viết nhiều lần, nhiều bài nhưng cô giáo đều lắc đầu nói không đạt yêu cầu / em đau khổ cố nhớ lại những kiến thức cũ mà không thể nào nhớ được, các bạn mải làm bài, thầy cô tin tưởng nên không trông coi chặt chẽ lắm,...
(4) Diễn biến hành động sai trái của em: Chép lại thơ, văn từ một tờ báo rồi đề tên mình / nhờ anh, chị sáng tác giúp rồi đề tên mình; chép bài bạn / quay cóp bài từ sách, vở,...
(5) Thầy cô giáo đã phát hiện ra khuyết điểm của em như thế nào và nhắc nhở, chỉ bảo em ra sao?
(6) Kết thúc: Em đã nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình như thế nào?
c) Kết bài:
— Sự việc đó đã theo suốt em những năm sau đó như thế nào và nó đã giúp em nhận ra điều gì về cuộc sống, về sự học tập và vai trò của thầy cô;
— Bài học em rút ra cho cuộc sống của mình?
Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).
TB:
a. Các lớp đang làm tiết KT
- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.
- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).
- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).
b. Hành động của em
- Lén lút lật sách (tập) ra xem.
- Cô phát hiện, nhắc nhở.
- Không xem đc tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh.
- Cô nhắc nhở tiếp tục.
c. Thái độ của em
- Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn.
- Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào.
- Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi.
- Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em.
d. Hối hận về việc làm của mình
- Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình.
- Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình.
- Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô.
KB:
- Cảm nghĩ của em về việc làm của mình.
- Rút ra bài học từ việc làm trên.
Đề: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ đi vắng, giao việc nhà.
- Bạn đến rủ đi chơi.
TB:
a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc
- Vui mừng, háo hức muốn đi ngay với bạn vì đây là cuộc đi chơi rất lí thú, có nhiều bạn tham gia.
- Lo lắng vì công việc nhà làm chưa xong, đồ đạc còn bề bộn.
- Đắn đo cân nhắc có nên đi hay không? Vì nếu đi việc nhà còn lại mẹ sẽ về làm (mẹ đã cực nhọc, lại mệt mỏi làm kiếm tiền nuôi em).
- Không đi chơi thì bỏ lỡ cơ hội vui chơi thỏa thích cùng bạn bè (miêu tả cảnh vui chơi).
- Quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa, trả lời với bạn là không đi.
- Nhìn bạn giận dỗi ra về mà lòng tiếc rẻ nhưng quyết định vẫn không đi.
b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc
- Nhà cửa sạch sẽ, tươm tất.
- Nhìn ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp, lòng vui sướng, phấn khởi.
- Sung sướng vì mình đã chiến thắng bản thân.
- Cha mẹ rất tự hào về em.
KB: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân.
Đề: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ đi vắng, giao việc nhà.
- Bạn đến rủ đi chơi.
TB:
a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc
- Vui mừng, háo hức muốn đi ngay với bạn vì đây là cuộc đi chơi rất lí thú, có nhiều bạn tham gia.
- Lo lắng vì công việc nhà làm chưa xong, đồ đạc còn bề bộn.
- Đắn đo cân nhắc có nên đi hay không? Vì nếu đi việc nhà còn lại mẹ sẽ về làm (mẹ đã cực nhọc, lại mệt mỏi làm kiếm tiền nuôi em).
- Không đi chơi thì bỏ lỡ cơ hội vui chơi thỏa thích cùng bạn bè (miêu tả cảnh vui chơi).
- Quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa, trả lời với bạn là không đi.
- Nhìn bạn giận dỗi ra về mà lòng tiếc rẻ nhưng quyết định vẫn không đi.
b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc
- Nhà cửa sạch sẽ, tươm tất.
- Nhìn ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp, lòng vui sướng, phấn khởi.
- Sung sướng vì mình đã chiến thắng bản thân.
- Cha mẹ rất tự hào về em.
KB: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân.
Chúc bạn học tốt!
Đề 1. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi.
Bạn mẹ tôi cho nhà tôi một con chó nhỏ chừng vài tháng tuổi lúc tôi lên lớp bốn. Vì lúc đó tôi còn nhỏ nên chưa có ghi nhớ gì nhiều nhưng cũng có một câu chuyện làm tôi nhớ mãi đến bây giờ.
Tôi đặt tên nó là Lulu. Nó thuộc giống chó Chihuahua nhưng không lớn được. Nó có bộ lông màu vàng đất trông rất ngộ nghĩnh. Thân hình nó cân đối: Ngực nở, bụng thon, bốn chân nhỏ, thanh mảnh cái đầu nhỏ cỡ quả banh lông, cặp tai dựng đứng lên khi cần nghe ngóng. Chiếc mõm ngắn với cái mũi đánh hơi rất giỏi. Lulu nó khôn lắm. Dường như nó có thể hiểu được tiếng người, hiểu được ý định của người chủ của nó. Ở nhà, tôi không thường cho Lulu ăn nhưng nó vẫn bám víu lấy tôi, đã thế mà nó cũng có cái tính hay ghen tị nữa. Lúc mẹ với tôi đùa giỡn với nhau thì nó ngồi cạnh bên kêu ư ử đòi chen vào cuộc vui.
Ban ngày, Lulu nằm trong sân mát hay tìm một chỗ êm êm nằm, mõm gác lên hai chân trước, đôi mắt lim dim. Lúc đó nó chẳng ngủ đâu, mà là đang trông nhà đấy. Một tiếng động nhẹ hay một bóng người thoáng qua, là nó ngóc đầu lên, vểnh tai nghe ngóng. Tuy nhỏ nhưng tiếng sủa của Lulu vang xa hình như nhà nào cũng nghe, đôi khi còn mắng yêu nó ồn ào. Khi có người lạ bước vào nhà thì nó sủa hoài, sau đó thì nằm im nhìn người lạ đó, xem chừng có ý đồ gì xấu xa không. Lulu hung hăng lắm nên khó ai dám vuốt đầu nó. Ấy thế mà đối với gia đình tôi ,nó lại rất hiền. Nó hay bày tỏ tình cảm bằng cách ngoáy tít cái đuôi hay nằm im dưới đất rồi ngóc đầu, đôi mắt long lanh chờ lệnh.
Lúc đầu tôi cũng chưa tin tưởng vào việc trông nhà của Lulu lắm, không hẳn là coi thường nó nhưng tôi cứ thấy lo lo thế nào ấy. Nhưng sau này thì ít có ăn trộm dám vào nhà tôi nữa. Trước đây nhà tôi có trộm nhiều, nhưng có một lần Lulu thấy trộm thì sủa vang làm ba tôi thức giấc chạy ra. Thấy có người và chó sủa, tên trộm bỏ lại chiếc A-ti-la và đôi dép để chạy thoát thân. Mỗi khi tôi đi đâu về thì nó nằm trước cửa, đợi và nghe ngóng tiếng xe quen thuộc. Và lúc tôi còn chưa thấy mặt mũi Lulu đâu thì nó đã thấy tôi rồi. Nó chạy ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó phải gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm chồm lên như muốn ôm choàng lấy tôi. Miệng thì kêu ư ử, ăng ẳng sung sướng mừng rỡ. Đã thế đôi mắt còn đầy biểu cảm thiết tha bảo sao tôi không cảm động. Và cứ thế từng ngày trôi đi, tôi mến nó lúc nào không hay.
Trước đây bốn năm, nó đã rời xa tôi, nó không còn bên cạnh tôi nữa. Tối đó, tôi ở nhà với ba mẹ. Khi ấy, tôi đang chơi với Lulu thì nó bỗng sủa lên một tiếng rồi chạy ra đường. Tôi cũng lật đật chạy theo thì chứng kiến cảnh... Lulu bị xe cán qua. Lúc đó, tôi đã chới với không tin vào mắt mình thì kẻ chạy chiếc xe ấy vòng lại cán thêm lần nữa làm Lulu cắn đứt lưỡi. Tôi đã không thể làm gì khi chứng kiến cảnh tượng buồn thương đó. Hắn đã chạy mất hút còn tôi thì chỉ đứng khóc. Nghe tiếng tôi khóc, ba mẹ chạy ra xem có chuyện gì, hàng xóm cũng bắt đầu bu lại xem. Lúc đó, dường như tôi mất hết cảm giác, không còn biết trời trăng gì nữa. Mẹ nói, sau đó mẹ đem nó đi chôn. Tôi tỉnh dậy không thấy Lulu đâu thì tôi lại oà lên khóc, ba mẹ phải vồ về tôi, và xin cho tôi một con khác.
Tôi cũng khá bất ngờ vì chú chó thứ hai của nhà tôi lại có hình dạng và tính cách y như Lulu. Tôi nghĩ có lẽ linh hồn của Lulu đã nhập vào thân xác của chú chó này. Đúng là một chú chó trung thành, nó muốn ở bên cạnh tôi. Và sau sự việc trên của Lulu, tôi đã nhốt nó ở trong nhà. Nếu nó bị “bắt cóc” hay có chuyện gì nữa thì... chắc tôi chết mất. Do vậy, tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi bên gia đình tôi.
Tôi sẽ chăm sóc nó như đứa em của tôi vậy. Cảm ơn em đã cho chị biết sự trung thành của loài chó như thế nào, Lulu à.
Đề 2. Kể về một lần mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
Tôi thường tự hào vì mình luôn “nổi tiếng” với những trò quậy phá của mình. Có khi tôi rúc đầu vào bãi cát, chờ ai đi ngang qua là “hù” một cái. Cũng có lúc tôi treo mấy bịch nước lên cành cây, chỉ cần một bóng dáng thân quen trên nẻo đường xa tiến lại là “ùm” một cái “mát lạnh tâm hồn”. Chính vì thế nên tôi được tôn lên làm “hiệp nữ giang hồ”, oai như …cóc. Tuy vậy những trò quậy phá của tôi không làm ai giận, đơn giản vì tôi biết “lựa người mà thí nghiệm” thôi. Vậy mà có lúc tôi không hề quậy phá nghịch ngợm thì tôi lại gây ra những lỗi lầm khiến cho “nạn nhân” của tôi buồn vô hạn. “Nạn nhân” mà tôi nói tới chính là cô giáo chủ nhiệm của tôi năm ngoái. Hễ mỗi khi nhớ lại là tôi thấy bứt rứt khó chịu trong lòng.
Đó là một câu chuyện buồn năm lớp bảy của tôi. Một năm rồi nhưng tôi nhớ rất rõ. Vào một buổi sáng thứ hai, trời đẹp, cảnh đẹp, người cũng đẹp nhưng chỉ có tôi là không đẹp bởi vì tôi đang buồn rầu, lo lắng và hồi hộp – bài viết khảo sát ra về nhà tôi chưa hoàn thành để nộp cho cô giáo. Giờ chào cờ hôm ấy tôi chẳng nghe được gì và cũng chẳng vui vẻ gì. Đáng lẽ lúc đó tôi có thể “tranh thủ” lấy ra viết tiếp nhưng chẳng hiểu sao tôi lại không làm mà cứ ngồi thừ ra. Khi tiết chào cờ kết thúc, có lớp lũ lượt ra về, có lớp vào học tiếp ca sau. Còn bảy đứa trong đội tuyển chúng tôi, gồm có My, Nhi, Vi, Linh, Phương, Tú phải ở lại để học bồi dưỡng thêm. Chúng tôi chờ rất lâu mà cô vẫn chưa đến. Đứa than vãn: “Bài của tao dở ẹc à!”, đứa thì thảnh thơi: “Tao làm cũng tạm ổn”. Chúng nó vui vẻ chuyền bài cho nhau xem, bình phẩm tán loạn. Nhưng trong nhóm có nhỏ Oanh với tôi chưa làm bài. Tranh thủ nó xộc vào thư viện và mở vở làm liền, tôi cũng vội lao theo. Nhưng vừa viết được dăm ba câu, tôi lại bị những câu chuyện của mấy bạn làm bài rồi cuốn theo. Vui quá! Thế là bài vở lo lắng hay hồi hộp tôi đều dẹp sang một bên… Trong suốt thời gian chờ đợi ấy chúng tôi đi lòng vòng quanh sân trường, rồi ngồi trên ghế đá tán dóc đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, cười đùa ầm ĩ rồi chạy xuống căng tin mua quà ăn vặt. Thỉnh thoảng nhớ lại vụ bài tập về nhà tôi cũng có lo có sợ nhưng những trò vui hấp dẫn quá nên nó khiến tôi nhắm mắt làm ngơ, và tự nhủ: “Trễ quá rồi, chắc cô không đến đâu. Vả cô có đến thì cũng không nhớ việc ra bài cho chúng tôi đâu mà lo.” Đến khi cái Oanh làm xong bài, hãnh diện đem ra khoe với chúng tôi thì nỗi lo sợ của tôi đã thành nỗi buồn. Vậy là trong cả nhóm đứa nào cũng có bài, chỉ trừ tôi, mà tôi lại là đứa học cũng khá và được cô đặt niềm tin lớn nhất trong đội chứ đâu phải bình thường …
Đang lo buồn, thì kia rồi, bóng dáng quen thuộc của cô giáo đang xuất hiện ngoài cổng trường. Giờ “tử hình” cũng đã đến. Cô giáo vội vã vào phòng học quen thuộc dành riêng cho đội chúng tôi. Cô xin lỗi vì có việc nhà đột xuất nên đã đến trễ khiến chúng tôi phải chờ, rồi cô lặng lẽ ngồi vào bàn và nghiêm nghị nhắc chúng tôi: “Nộp bài khảo sát đi các em!”. Các bạn lẹ làng chuyển bài cho cô. Khi cô xem sơ qua xấp bài thì ngạc nhiên lên tiếng: “Sao chỉ có sáu bài vậy các em? Em nào chưa làm bài vậy?”. Và tôi cúi gầm mặt rụt rè lên tiếng nghe hai má nóng bừng: “Thưa cô, em ạ!”. Cô chuyển hướng nhìn sang tôi không bằng lòng. Những trách móc của cô lúc đó chẳng có gì sai, nhưng chẳng hiểu sao lúc đó tôi giận ngược lại cô. Tôi bướng bỉnh lên tiếng: “Nhưng em bận lắm ạ! Đây đâu có phải là bài kiểm tra định kì quan trọng đâu cô !”. Tôi nói là nói vậy thôi chứ tôi biết rất rõ đây là bài khảo sát năng lực đợt một cho đội chúng tôi, và có thể thầy giáo hiệu trưởng sẽ kiểm tra kết quả ngay hôm sau. Chính vì vậy nên, sau khi câu nói bướng vừa vọt ra khỏi miệng tôi, là một sự hối hận vây kín. Mặt cô tôi đanh lại, ánh mắt như có một đám mây mờ thoáng qua đầy vẻ thất vọng và lạnh lẽo làm sao! “Lấy sách ra, hôm nay ta học thơ các em!”- mãi đến năm phút sau cô giáo mới cất tiếng. “Ôi. Cô giáo muôn vàn kính yêu của em. Thật sự em đã quá ngu dốt và hỗn xược khi khi mở miệng ra để nói với cô câu ấy.” Và tôi biết là cô đã giận tôi ghê gớm lắm vì suốt buổi học hôm đó cô không nhìn tôi và không nói với tôi một câu nào. Sau đó cô vẫn còn buồn, dù liền hôm sau đó tôi đã mang bài đến nộp cho cô. Tôi không dám xin lỗi cô vì thái độ lạnh lùng ấy nhưng trong lòng luôn ray rứt rằng không biết cô có bị thầy hiệu trưởng khiển trách vì lỗi không quản lí tốt học sinh không?
Từ hôm ấy, tinh thần tôi gần như suy sụp, cứ vẩn vẩn vơ vơ. Tôi không còn tinh nghịch trêu ghẹo chọc phá mọi người như lời tôn xưng là “hiệp nữ giang hồ” nữa. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến “chuyện ấy”. Tôi vừa giận mình kinh khủng vừa hối hận tràn trề. Nhưng có hối cũng cũng đã muộn rồi. Người ta cho rằng “Lời nói gió bay” nhưng với tôi thì lời đã nói ra rồi thì không sao rút lại được? Và dù tôi có cố cách mấy cũng vẫn không dám lại gần cô để nói một lời xin lỗi và mong cô tha thứ cho tôi. Tôi biết cô bao dung lắm nhưng nỗi day dứt ấy cứ bám theo tôi mãi (vì chỉ một tuần sau là cô lại vui vẻ trò chuyện cùng tôi như không có gì xảy ra vậy).
Đến bây giờ, khi tôi đã là một học sinh lớp ... rồi, tôi vẫn chưa thể mở miệng nói lời xin lỗi cùng cô, vì tôi quá rụt rè và ngại ngùng hay vì mặc cảm tội lỗi tôi cũng không phân biệt được. Tuy vậy trong lòng tôi lúc nào cũng vang lên bốn tiếng: “Em xin lỗi cô!” với hi vọng điều thầm kín này sẽ đến với cô như một phép màu tôi vẫn thường đọc thấy trong cổ tích để cô không còn phải buồn vì những đứa học trò vì ham chơi mà phát ngôn vô tâm như tôi.
Các bạn ạ! Thầy cô là những người đã sinh ra chúng ta lần thứ hai, những con người ấy vĩ đại không khác gì cha mẹ ta vậy. Vì thế ta không được làm những điều sai trái, mắc những lỗi lầm không đáng có để thầy cô phải buồn. Ta phải biết kính trọng yêu quí thầy cô như cha mẹ chúng ta, đừng làm gì để phải hối hận ray rứt suốt cuộc đời. Câu chuyện buồn của tôi sẽ là bài học đáng nhớ không những cho tôi mà cho cả những ai là học trò. Hi vọng bài viết nhỏ của tôi sẽ bật lên được lời xin tha lỗi đến với cô – cô giáo yêu quí của em. Như vậy tôi mới thôi day dứt về mình.
Đề 3. Kể về một việc em làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
Đạo làm con nghĩa là phải luôn biết quan tâm và yêu thương cha mẹ. Không cần là những việc làm to tát, chỉ cần là một vài hành động nhỏ nhoi thôi là ta đã bày tỏ tình cảm của mình với đấng sinh thành. Tôi nhớ nhất là năm tôi học lớp 8, bản thân đã mang về cho bố mẹ một niềm vui khá bất ngờ.
Tôi vốn là đứa không nổi bật trong lớp cho lắm. Tất cả những gì tôi có được chỉ là kết quả học tập không đến nỗi tệ, nhưng tôi đặt biệt lại chẳng thích học môn văn một chút nào. Cô giáo chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy văn đã từng phàn nàn rất nhiều về tôi. Thậm chí, những bài văn trên lớp của tôi còn chẳng bao giờ vượt qua điểm 7. Dẫu biết bản thân mình phải chú ý tới môn văn và học với một tâm thế chủ động nhưng tôi vẫn chẳng thể nào thấm nổi những câu chữ trong bài viết, cũng như không thể nào viết nổi một bài văn gọi là hay.
Thành tích của tôi luôn vì môn văn mà bị kéo xuống. Điều này khiến bố mẹ tôi buồn phiền rất nhiều, và bản thân tôi cũng thật nhiều phen khốn đốn không kém khi chứng kiến thành tích tệ hại của mình trong môn văn. Tôi đã là học sinh lớp 8, tôi cần phải chú ý nhiều hơn vào việc học của mình nhưng thật sự tôi không biết làm cách nào để có thể viết được một bài văn hay. Biết được điều ấy, cô giáo chủ nhiệm đã trực tiếp gặp tôi và nói rằng sẽ giúp tôi học văn. Điều ấy khiến lòng tôi vui lên phần nào.
Tôi bắt đầu học văn theo con đường cô tôi hướng tới. Không chán nản trước những bài văn nữa, tôi ngồi và đọc chúng như một cách mình lượm lặt những từ ngữ để vốn từ tôi thêm giàu và phong phú. Tôi bám sát những vấn đề thời sự mà ngày ngày người ta vẫn nói. Có thể nói rằng đó là quãng thời gian chuyển mình lớn nhất của tôi. Từ một con bé vốn chỉ quen thuộc với những điểm 6, điểm 7, các bài kiểm tra của tôi đã lác đác những con 8. Đó cũng có thể là một "thành tựu" mà tôi đã đạt được, thứ mà tôi chưa từng bao giờ được trải nghiệm trước kia.
Tôi bắt đầu cảm thấy hứng thú hơn và không hề sợ trước những bài văn nữa. Bố mẹ tôi khi thấy những kết quả ngày càng tiến bộ ấy cũng đã động viên tôi rất nhiều. Nghe lời bố mẹ, tôi càng quyết tâm hơn để khẳng định bản thân. Thật bất ngờ rằng trong cuộc thi chọn học sinh giỏi văn cấp thành phố, cô đã chọn tôi vào đội tuyển văn. Bố mẹ tôi rất vui nhưng bản thân tôi vẫn còn hơi e ngại. Bởi lẽ tôi mới chỉ học tốt văn trong giai đoạn gần đây chứ chưa bao giờ thực sự có năng khiếu văn chương từ bé. Tôi đi thi trong sự dò xét của những người xung quanh, những ánh mắt e dè, nhưng tôi luôn lấy những lời động viên của cha mẹ làm động lực cho mình. Tôi làm bài thi với tất cả những tâm huyết, những quyết tâm khẳng định mình mà tưởng như chưa bao giờ tôi tập trung đến thế. Ngày biết kết quả, các bạn ùa nhau đi xem, mình tôi ở lại lớp. Tôi ngồi bần thần, nghĩ về hành trình đã qua, hình như tôi đã có những bước tiến khá dài rồi chứ nhỉ? Cuộc thi học sinh giỏi năm đó, tôi đạt giải nhì, không cao nhất đội, nhưng đó là một thành tích quá bất ngờ đối với tôi, một con bé vốn chỉ mới quyết tâm học văn vào những năm đầu lớp 8. Khỏi nói bố mẹ tôi đã vui như thế nào. Cô giáo chủ nhiệm cũng đã chúc mừng tôi, bạn bè tôi đã chúc mừng tôi. Nhưng tôi nhớ nhất vẫn là nụ cười hài lòng của mẹ, và ánh mắt tin tưởng của cha. Có thể nói rằng đây là lần đầu tiên tôi có cảm giác mình đã trả được ơn chút ít cho cha mẹ.
Kì thi học sinh giỏi đó đã trở thành một kỉ niệm trong tôi, một kí ức đẹp đẽ vì tôi đã khiến bố mẹ vui lòng. Tôi tự hứa với bản thân, hứa với bố mẹ rằng bản thân sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phải gắng sức nhiều hơn nữa để có thể đem lại món quà lớn cho bố mẹ và thầy cô.
#Trang
Mở bài:1 năm về trước.......lỗi lầm
Thân bài:
-Trong khi đang chơi đá bóng
-Khi bạn chuyền bóng cho em
-Em lỡ chân đá vào chậu cây yêu quý của thầy hiệu trưởng
-Khi cô giáo đến cô chỉ khuyên em lần sau không được chơi gần bồn hoa
-Cho dù mọi người đều mắng em nhưng cô chỉ khuyên em
-Mặt cô trông rất buồn
-Em rất hối hận
Kết bài:Từ sau chuyện đó em rút ra bài học............không tái phạm nữa và trở thành 1 người tốt
Mình chỉ lập dàn ý thôi còn lại bạn tự làm thành bài văn nha
Còn nếu bạn là con gái thì đừng chép vào coi chừng bị thầy(cô) gọi là không đúng giới tính