K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2018

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

                                                       Bài làm

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

 

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

13 tháng 8 2018

Tham khảo!!!

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

-     Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

-     Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

II. THÂN BÀI

Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

-     Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

-     Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

-     Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2. Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

-     Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

 -    Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh. Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

-     Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thía giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

-     Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

-     Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

-     Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

-     Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3. Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

-     Những kẻ này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

-     Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

-     Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III. KẾT BÀI

-    Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

-     Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

-    Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

Code : Breacker

12 tháng 3 2021

Em có thể tham khảo dàn ý nhé:

MỞ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ LỐI SỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

- Xác định vấn đề nghị luận: Lối sống uống nước nhớ nguồn

- Dẫn dắt vấn đề: Lối sống uống nước nhớ nguồn cần phải được phát huy, làm nên nhân cách con người.

 THÂN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ LỐI SỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Luận điểm 1. Giải thích về lối sống uống nước nhớ nguồn

- "Uống nước nhớ nguồn": câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những hi sinh của thế hệ cha ông đời trước. Được hưởng dòng nước mát lành, ngọt ngào phải nhớ đến cội nguồn của nó.

- Ân nghĩa, thủy chung: phẩm chất đáng quý, là cách sống mọi người cần học tập và noi theo.

- Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là bài học về cách sống ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam. Lối sống này cần được phát huy, làm nên nhân cách con người.

Luận điểm 2: Ý nghĩa, vai trò của lối sống uống nước nhớ nguồn

- Cuộc sống là một chuỗi tuần hoàn, nối tiếp, những gì ta có hôm nay không tự nhiên mà có, đó là thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng của các thế hệ trước. Vì vậy, khi được hưởng thụ những thành quả ấy, cần phải ghi nhớ công lao của những người đã hi sinh trước đó.

- Lòng biết ơn là một lối sống, một phẩm chất đẹp của con người có nhân cách.

- Ân nghĩa, thủy chung sẽ giúp ta tạo được sợi dây gắn kết với quá khứ, cha anh, giúp ta giữ gìn và phát huy những giá trị từ truyền thống để những vẻ đẹp ấy càng phát triển hơn.

 

- Tác dụng của đạo lí sống Uống nước nhớ nguồn

+ Xây dựng nhân cách cao đẹp.

+ Xã hội phát triển tốt đẹp, văn minh.

+ Con người biết bảo toàn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.

Luận điểm 3: Biểu hiện của lối sống uống nước nhớ nguồn

- Nhớ ơn, tri ân những anh hùng đã ngã xuống, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.

- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Biết ơn không chỉ thể hiện trong hành động mà còn trong suy nghĩ, không cần thể hiện bằng những việc làm lớn lao mà chỉ cần những điều bé nhỏ nhưng ý nghĩa.

- Có thái độ trân trọng, ngợi ca những người biết sống ân nghĩa, thủy chung, có nghĩa, có tình.

- Phê phán, lên án những kẻ vong ân, phụ nghĩa, những người sống không có trước có sau.c.

Luận điểm 4: Lối sống uống nước nhớ nguồn trong thực tế hiện nay

- Ngày 27/7 (ngày thương binh liệt sĩ) hàng năm, toàn dân lại dành những giây phút thiêng liêng tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc, những con người đã xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc.

 

- Hàng năm chúng ta có những dịp lễ tết truyền thống, giỗ chạp để tưởng nhớ về cội nguồn cha ông mình.

...

- Bên cạnh những hành động thể hiện truyền thống vô cùng quý báu đó cũng có không ít những cá nhân những con người đang ngày một đi ngược lại với tư tưởng đạo lí.

- Có những con người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn, tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại.

Luận điểm 5: Bài học nhận thức và hành động

- Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc

- Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

KẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ LỐI SỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

- Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của lối sống uống nước nhớ nguồn

- Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.

12 tháng 3 2021

em cảm ơn chị ạ

Văn nghị luậnCho đề bài “Thương người như thể thương thân”:a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.Gợi ý trả lờia. Đề bài “Thương người như thể thương thân”- Đề bài nêu lên vấn đề gì?- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?- Đề...
Đọc tiếp

Văn nghị luận
Cho đề bài “Thương người như thể thương thân”:
a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.
b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
Gợi ý trả lời
a. Đề bài “Thương người như thể thương thân”
- Đề bài nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?

b. Lập ý cho đề văn.
- Luận điểm: nêu ra ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của con về tình yêu thương
con người.
-> Xây dựng luận điểm chính và cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ.
( Gợi ý luận điểm phụ:
Trả lời các câu hỏi: Giải thích thế nào là thương người, thương thân? Tại sao cần thương người
như thể thương thân? Bài học rút ra? Mở rộng vấn đề, phê phán những người sống ích kỉ, hẹp
hòi,...)
- Luận cứ: Liệt kê các lí do vì sao cần thương người như thể thương thân (lí lẽ) và
chọn dẫn chứng quan trọng.
(dẫn chứng trong gia đình và ngoài xã hội: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc
ta trong chiến tranh; cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi
thiên tai bão lũ, ...)

c. Lập luận
Nên bắt đầu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” từ đâu? Có nên bắt
đầu bằng việc miêu tả một người giàu tình yêu thương hay không? Hay bắt đầu đi từ
định nghĩa thương người là gì, thương thân là gì rồi đưa ra lời khuyên?
-> Hãy xây dựng trình tự lập luận để giải quyết đề bài.

mình đang cần gấp các bạn giúp mình với ~~~

0
20 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây:

Cảm nghĩ về người thân 

THAM KHẢO. Dàn ý Bài văn biểu cảm về người thân trong gia đình

1. Mở bài

- Giới thiệu người mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ (bố mẹ, ông bà,…)

- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người đó.

2. Thân bài

- Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người đó.

+ Ngoại hình

+ Tính cách,…

- Nêu ấn tượng về người đó: kỉ niệm,…

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người đó.

18 tháng 8 2023

Tham khảo, dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.

(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.

Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.

Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

21 tháng 8 2023

bạn ơi có phải đúng là bài văn nghị luận không

23 tháng 9 2016

Dàn ý ( Xây dựng bố cục để làm nổi bật lên cảnh sắc của quê hương đất nước )

Mở bài:- giới thiệu chung về cảnh sắc của đất nước

Thân bài: Tả về từng đặc điểm của từng mùa

- mùa xuân :+ không khí ấm áp , dễ chịu

                     +cây cối đâm chồi nảy lộc , hoa nở rực rỡ, chim muôn hót líu lo

-mùa hạ:+ tu hu kêu báo hiệu một mùa hè tới

                +nắng rực rỡ

                + phượng nở đỏ rực khắp sân trường

-mùa thu:+tiết trời se lạnh, thơm hương cốm mới

                 +là mùa khai trường

- mùa đông:không khí lạnh buốt

                     +ao ước được thưởng  thức một ngô nướng

Kết bài: - nêu cảm nghĩ về quê hương đất nước

               - là mời hẹn , chúc sức khẻo

Chúc bạn học tốt hihi

 

1 tháng 6 2020

tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.

Bài 1 : 

                        Cá không ăn muối cá ươn,

               Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

 Câu tục ngữ trên cho em thấy bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được . Vì vậy , câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.

29 tháng 3 2020

Bài 2: Sống có trách nhiệm là như thế nào? Có rất nhiều ý kiến cho vấn đề này, nhưng nhìn chung, sống có trách nhiệm là sống đẹp, sống có ích cho đời, sống độc lập và sống theo cách biết làm chủ bản thân. Chính mỗi con người hẫy luôn sẵn sàng đón lấy và chấp nhận những lựa chọn của mình. Và hơn hết, là một học sinh, mỗi chúng ta cần học cách sống có trách nhiệm. Ví như thầy cô giao cho bạn một bài tập khó, bạn phải cố gắng hết sức để làm nó bằng cả công sức của mình. Chứ không phải lên mạng rồi nhờ người khác làm giúp và chép vào. Ôi! Lại có những bạn học trò ngụy biện rằng mình chỉ tham khảo bài văn của người khác để biết thêm thông tin. Thật buồn cười! Trách nhiệm? Bạn đã có hay chưa? Vì thế, mỗi chúng ta hãy làm bằng cả tâm huyết, công lao của mình chứ đừng quá nhờ vả người khác. Nếu thế bạn cũng chỉ là cái bóng bị người khác giẫm dưới chân mà thôi!! Trách nhiệm đối với tôi là thế, còn bạn thì sao?

23 tháng 4 2020

1

trong đời  sống : 

-Giải thích giúp ta  hiểu những điều  chưa biết trong mọi lĩnh vực

-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Trong văn nghị luận :

- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích

-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người

2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:

B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý

B2:lập dàn bài

B3:viết bài

B4:đọc lại và sửa chữa

3.  Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích. 

MB:-Nêu luận điểm cần giải thích

     - Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)

TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :

nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu

-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm

-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm 

Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt  luận điểm

KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân

23 tháng 4 2020

II bài tập : 

bài 1 :

Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo

phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa 

+Nêu các biểu hiện

+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác

+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo