Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết mở bài:
Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 -1945, với các tác phẩm chủ yếu nói về người nông dân, tầng lớp tiểu tư sản trong xã hội cũ. Các sáng tác của ông phản ánh chân thực, sâu sắc tình cảnh của con người và xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao xây dựng nhiều hình tượng độc đáo mang giá trị nhân đạo sâu sắc của ông, Trong đó lão Hạc là một trong những nhân vật có sức sống bền chặt trong lòng độc giả. Một ông lão nhà nông hiền lành, vị tha lâm vào hoàn cảnh khốn cùng của nghèo đói đã phải tìm đến cái chết để tự giải thoát bản thân.
DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Bài làm
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.
“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:
Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)
Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.
Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.
Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…
Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Bạn tham khảo nha !
1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.
2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình
được hưởng.
3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.
DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Em tham khảo nhé !!
*MB: Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn học hiện thực phê phán đầ thế kỉ XX. Sáng tác của ông thường tập trùn vào 2 đề tài: người trí thức tiểu tư sản và người nông dân. Ngòi bút của ông mang giá trị hiện thực sâu sắc và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Nhắc đén hình ảnh người nông dân, ta không thể quên tác phẩm "Lão Hạc", là một trong những tác phẩm tiê biểu cho Nam Cao nói riieng cũng như văn học hiện thực phê phán nói chung.
*TB:
Tác giả đã khắc họa hình ảnh lão Hạc hiện lên với tất cả hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương nhất. Vợ mất sớm, lão Hạc sống trong cảnh “Gà trống nuôi con”. Đó là 1 nỗi đau lớn trong cuộc đời lão. Thế nhưng vì hoàn cảnh của lão lại quá nghèo, và cũng vì quá nghèo không đủ tiền thách cưới mà không lấy được vợ cho con trai. Anh con trai lão phẫn chí, bỏ nhà đi làm ở đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về vì “Sống khổ sống sở ở cái làng này nhục lắm”. Thế nhưng, dân ta đã có câu: “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” Lúc này, lão Hạc phải chịu thêm nỗi đau lớn thứ 2 trong đời bởi lão phải rời xa con. Lão sống lủi thủi một mình từ đó. Không còn vợ, con cũng chẳng có nhà, lão Hạc chỉ có một niềm vui duy nhất đó là con chó vàng- con vật nuôi gắn bó với con trai lão và bây giờ là với lão. Lão yêu con nó, coi nó như người thân.
Bạn tham khảo nhé:
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác để lại trong long người đọc nhiều day dứt và ám ảnh. Mỗi câu chuyện của ông đều mang dáng dấp của một đời người, một kiếp người lầm than trong xã hội. Nam Cao tập trung khai thác số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, bế tắc, cùng cực đã khiến cho cuộc đời họ chìm vào nước mắt. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những câu chuyện cảm động về hình ảnh nghèo khó của người nông dân, đồng thời toát lên được vẻ đẹp tinh thần đáng quý của họ.
Cái chết của lão Hạc có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó chính là xuất phát từ lòng tự trọng của lão. Lão không muốn gây phiền hà cho lối xóm bà con nên đã âm thầm lo liệu mọi đường cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”, đã gửi lại ông giáo toàn bộ số tiền dành nhìn ăn nhịn tiêu của lão để nhờ ông giáo đem ra, nói với hàng xóm lo giúp cho lão khi lão chết. Con người hết sức hiền hậu ấy cũng là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận của bố thí, chỉ biết sống bằng bàn tay lao động của mình. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám. Nhưng suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì con. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Nam Cao được biết đến chính là “ông hoàng của truyện ngắn”, những tác phẩm truyện ngắn của ông không chỉ mang lại được những giá trị hiện thực sâu sắc mà mang được những giá trị nhân văn. Nam Cao nổi danh trong sáng tác viết về người nông dân nghèo khổ trước Cách mạng và trong đó không thể không nói đến “Lão Hạc”.
Có thể nhận thấy được rằng cũng chính lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Tác phẩm thực sự là một trong những tác phẩm giá trị không chỉ về hình thức, cách diễn đạt ngôn từ phong phú và bình dị thì còn thể hiện những chiều sâu tư tưởng đạo lý và hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Có thể nhận thấy được cũng chính cuộc sống là một cuộc đấu tranh dường như cũng phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách cho mỗi con người.
Nếu như người ta có thể bắt gặp những thế lực cường quyền hắc ám trong xã hội cũ đã đẩy người nông dân rơi vào tình cảnh éo le như trong “Tắt đèn”. Hay những thế lực cường quyền đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng không lối thoát vì sưu thuế như ở nhân vật anh Pha trong “bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan. Thì người đọc vẫn có thể ngầm nhận ra được sự tài tình của nhà văn Nam Cao như cũng đã lên án đanh thép thế lực cường quyền đã đẩy tình cảnh người nông dân đến mức đường cùng không lối thoát.
Lão Hạc thực sự cũng chính là một sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Tác phẩm như cũng chính là tình yêu thương, là sự ngợi ca, và đó đồng thời cũng là sự trân trọng người lao động của Nam Cao. Những người nông dân trước cách mạng hiện ra dưới ngòi bút của nhà văn Nam Cao cũng thật bình dị và chân thành biết bao nhiêu. Ta như cũng có thể nhận thấy được chính những nếp cảm, suy nghĩ của chính họ đã được lột tả một cách chân thực và độc đáo nhất. Không còn là một nhân vật bình thường nữa mà ta nhân vật Lão Hạc đại diện cho tất cả người nông dân trong xã hội cũ.
Những người nông dân như lão Hạc, ta dường như thấy được suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão Hạc cũng đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão có một tình yêu thương con vô bờ bến và thật khó có thứ gì đó có thể so sánh được. Lão cũng rất quặn đau và thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo đến thảm hại. Vì tấm lòng thương con phải bỏ làng, và bỏ xứ ra đi để ôm mộng làm giàu ở chỗ “một đi khó trở lại” như đồn điền cao su. Độc giả làm sao có thể kìm nén được cảm xúc khi chứng kiến được lão Hạc như cũng thật khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỳ vật duy nhất của đứa con trai. Câu hỏi như cứ xoáy sâu tận tâm can của mỗi người, nếu như lão Hạc mà không bán cậu Vàng đi thì chính lão cũng không biết nuôi gì để cho cậu sống nữa khi đã không có gì ăn. Lão Hạc cũng đã cố gắng ăn củ chuối để sống qua ngày và lão nhận ra được rằng nếu như lão sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình bấy lâu nay. Thế rồi lão đã đi đến quyết định cuối cùng đó chính là việc xin Binh Tư ít bả chó và tự vẫn. Tình cảnh của lão Hạc thực sự là một trong những tình cảnh éo le và nó như thể hiện được thân phận khổ đau của người nông dân trước cách mạng thực sự khó khăn.
Thực sự chính cái chết của Lão Hạc sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nồng dân. Ta như cũng nhận thấy được chính cái chết của lão Hạc dường như cũng lại đã khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão Hạc đã chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, và hơn hết lão như không muốn làm ai liên lụy nên đã chuẩn bị từ trước hết cho mình.
Độc giả đọc tác phẩm “lão Hạc” không khó để nhận thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Người ta như cũng đã thấy được ngay cả những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Và đó cũng chính là ông giáo, là một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo lo từng miếng ăn. Nếu như lão Hạc đau buồn trước việc phải bán cậu Vàng thì ông giáo cũng sẽ đau thậm thấu tâm can khi phải bán sách.
“Lão Hạc” chính với những giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc ta có thấy niềm tin đồng thời đó cũng chính là những sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng, thông qua đó ta nhận thấy được rằng chính điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Tác phẩm như cũng đã lại cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người đã bị xã hội đẩy vào tình trạng buồn thảm đó.
Tác phẩm “Lão Hạc” như mang lại cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Thông qua đó có thể hiểu được tình cảnh khổ đau của những người nông dân trước cách mạng họ đã phải chịu nhiều đau khổ, ngay cả sự sống cũng như bị bóp nghẹt lại.
Tham khảo:
"...Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than...", đó chính là tuyên ngôn nghệ thuật vị nghệ thuật của một nhà văn nhân đạo. Ngòi bút của ông luôn thấm đẫm những giọt mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cả máu của những con người thống khổ trong xã hội. Không ai khác đó là Nam Cao, một nhà văn hiện thực xuất sắc trong văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông đều thể hiện rõ tinh thần sáng tác ấy, và một trong những tác phẩm hiện thực xuất sắc nhất của ông phải kể đến Lão Hạc.
Ngay từ đầu tác phẩm, nhân vật lão Hạc hiện lên là một ông lão khổ cực. Vợ mất sớm, lão phải sống trong cảnh gà trống nuôi con. Rồi con lão cũng bỏ lão mà đi kiếm sống. Lão lại sống cô đơn, buồn tủi một mình. Lão chỉ có cậu Vàng làm bạn. Ấy thế mà, bi kịch vẫn chưa kết thúc với lão Hạc, đau đớn thay, lão lại phải bán đi cậu Vàng, người bạn thân thiết nhất của mình. Một con vật nhưng không phải là vô tri vô giác, bởi nó đã ở cạnh lão trong những lúc lão cô đơn nhất. Đến miếng ăn, lão cũng san sẻ cho cậu Vàng. Nhưng vì hoàn cảnh, vì để tiền dành dụm cho con mà lão phải bán đi người bạn thân thiết nhất. Quyết định bán đã khó khăn, sau khi bán lão còn ân hận, day dứt nhiều hơn, lão nghĩ lão đã lừa một con chó.
Nam Cao đã rất thành công khi khắc họa chân dung lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. Trên mặt lão, "những vết nhăn co rúm lại, những nếp nhăn ép lại cho nước mắt chảy ra. Cái miệng lão nghẹo về một bên và miệng lão móm mém như con nít. Lão khóc". Rồi những ngày sau đó, lão chỉ sống qua ngày bằng những củ, rau trong vườn tìm được. Lão không muốn tiêu phạm một đồng nào vào tiền để dành cho cậu con trai mình, lão tằn tiện hết mức có thể. Lão cũng không muốn phiền hà đến hàng xóm xung quanh. Đau đớn thay, lão tìm đến cái chết. Kết thúc của câu chuyện mới đau đớn làm sao, con người vất vả ấy đã tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân mình. Cả cuộc đời người nông dân ấy giờ đây đánh đổi bằng vài ba liều thuốc chuột. Cái chết của lão Hạc cũng đau đớn như chính cuộc đời của lão vậy. Trước khi chết, lão cũng đã cố dành dụm một chút tiền gửi ông giáo để lo cho đám tang của mình chu toàn mà không muốn phiền đến tất cả mọi người.
Cái chết của lão Hạc là sự phê phán, tố cáo đối với xã hội phong kiến. Ngòi bút của Nam Cao chưa bao giờ là vô nghĩa, chưa bao giờ là không có tác dụng. Chính giá trị hiện thực này của câu chuyện đã đem đến cho người đọc những xót xa về thân phận cuộc đời của một người nông dân sống quay quắt trong bế tắc mà không hề có sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội thời bấy giờ. Cái xã hội ấy đã chôn vùi cuộc sống của những người dân lao động, để họ phải sống trong cô đơn, cùng cực đi đến bế tắc. Lão Hạc chết nhưng tâm hồn, nhân cách và trái tim của một người cha với con trai, một người chủ với con chó Vàng vẫn đáng kính nể và đáng để học tập.
I ) Mở bài :
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
II) Thân bài :
_Luận điểm 1: tình yêu làng
+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”
+ Luận cứ 2 : tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc :
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào… “ rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính
- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
_Luận điểm 2: tình yêu nước :
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).
III) Kết bài :
-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.
I/ MỞ BÀI:
Kim Lân nhà văn có tác phẩm đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám. Ông sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên am hiểu rất nhiều về nông thôn Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. Vì thế, khi viết về đề tài này, Kim Lân thành công hơn cả. Đặc biệt ở truyện ngắn “ Làng”, tác giả đã xây dựng được hình tượng ông Hai,một người nông dân cần cù chất phác, giàu tình yêu đối với quê hương đất nước, gắn bó bền chặt với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
II/ THÂN BÀI:
Ở phần đầu câu chuyện, ta thấy ông Hai rất yêu làng. Tình yêu thiết tha và nồng thắm của ông thể hiện qua niềm tự hào hãnh diện và cái tính khoe làng cố hữu.
Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra. Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, ông Hai luôn tin tưởng vào kháng chiến, vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch. Vợ con đi tản cư, nhưng ông Hai vẫn muốn ở lại cùng với đội du kích đào đường đắp ụ để bảo vệ cái làng Dầu thân yêu của mình. Đến khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ con thúc bách quá, cực chẳng đã ông mới rời làng đi tản cư. Ra đi mà ông Hai cứ an ủi mình “ tản cư âu cũng là kháng chiến”.
Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi. Ông ít nói ít cười, đôi khi cáu gắt. Nỗi nhớ làng cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên. Ông nhớ từ con đường làng đến mái ngói, nhớ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng đến cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhớ những ngày khởi nghĩa dồn dậpở làng cho đến những lúc cùng anh em đào hào đắp ụ chiến đấu… Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung vô cùng, “cũng hát hỏng, bông phèng.” cùng với anh em. Càng nghĩ tưởng, nỗi nhớ càng dâng trào da diết trong lòng ông Hai như những đợt sóng lòng dồn dập. “Caho ôi, ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”.
Niềm khuây khỏa lớn nhất của ông Hai là sang bên gian nhà bác Thứ để nói chuyện và được ra chợ, đến cái phòng thông tin tuyên truyền để nghe tin tức về kháng chiến…
Và rồi một tình huống xảy ra làm cho tình yêu nỗi nhớ làng của ông Hai bị thử thách. Từ đó, người đọc phát hiện ra ngoài tình cảm thiêng liếng mà ông Hai dành cho cái làng chợ Dầu của mình còn có một tình cảm khác thiêng liêng vĩ đại hơn. Đó là tình yêu dất nước thể hiện qua tình cảm đối với kháng chiến, với cụ Hồ…
Ở phòng thông tin tuyên truyền, ông Hai lắng nghe và cảm thấy trân trọng, tự hào trước những tấm gương anh hùng trong cuộc chiến. Ông cảm thấy vui sướng đến nở từng khúc ruột trước những thắng lợi dồn dập của quân ta.,“ ruột gan ông lão cứ múa cả lên. Vui quá!”.
Ngay sau đó, ông nhận được cái tin dữ từ những người đi tản cư – cả làng Dầu đều trở thành Việt gian theo giặc – “Việt gian từ thằng chủ tịch trở đi cơ, ông ạ!”. Cảm giác bất ngờ, hụt hẫng khiến cho ông lão “ cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “rặn è è” “ giọng lạc hẳn”. Ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi. để rồi về đến nhà, không chịu đựng nổi, ông “ nằm vật ra giường” “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra”.
Những ngày kế tịếp, ông Hai sống trong bi kịch triền miên. Ông sợ hãi trốn tránh như một tội phạm, “ một đám đông túm
A.Mở bài:
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
B. Thân bài:
I. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
- Xuất hiện lần đầu trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” năm 1943, “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bèo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, đồng thời hiểu được sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.
II. Tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng:
- Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng.
1. Lão Hạc:
- Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay.Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ. Cuộc sống khốn cùng và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân trong cái xã hội tăm tối đương thời. Phải cảm thông sâu sắc với người nông dân, phải thấu hiểu nỗi đau của họ, Nam Cao mới thấy được cái tình cảnh khốn cùng của người nông dân.
2. Con trai lão Hạc:
- Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn, anh con trai phẫn chí bỏ làng đi đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về” vì “Sống khổ, sống sở ở cái làng này nhục lắm!”. Nhưng, cái nơi anh đến lại là địa ngục trần gian: “Cao su đi dễ khó về/Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Nghèo đói, đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.
3. Ông giáo:
- Ông giáo – con người nhiều chữ nghĩa ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về, quần áo bán gần hết, chỉ còn lại một va-li sách. Nếu lão Hạc yêu quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo yêu quí những quyền sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. “Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Quý sách là vậy mà ông giáo cứ phải bán sách dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 5 quyển với lời nguyền: “dù có phải chết cũng không bán”. Thế rồi, như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiệt lị gần kiệt sức, ông giáo phải bán nốt đi 5 quyển sách – gia tài cuối cùng của người trí thức nghèo. “Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?” Lời than ấy kêu lên nghe thật não ruột, thể hiện một nhân cách cao đẹp trước sự khốn cùng: biết sống, dám hi sinh vì cuộc sống!
=> Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân,truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói. Họ sống trong đói nghèo và bị cái đói nghèo đe dọa.
II. Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân:
- Ý chuyển đoạn:
Đọc truyện “Lão Hạc” ta bắt gặp bao con người, bao số phân, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng. Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau lũy tre làng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa yêu thương.
1. Nhân vật Lão Hạc:
- Lão Hạc là một lão nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.
a,Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:
-Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!
b, Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.
c,Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.
2. Nhân vật ông giáo:
- Bên cạnh lão Hạc, nhân vật ông giáo đã để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội. Không rõ họ tên là gì, nhưng hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận,người ta kiêng nể”. Ông giáo là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ. San sẻ nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên… Có lúc là điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang… Ông giáo đã đồng cảm, sẻ chia với lão Hạc với tất cả tình người. Ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ lão Hạc khi biết lão đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai,ăn củ ráy… trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói. Cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp làm sao! Ông giáo nghèo mà đức độ, là người để lão Hạc “chọn mặt gửi vàng”. Trước khi tìm đến với cái chết, lão Hạc đã tin cậy nhờ vả ông giáo :trông nom mảnh vườn cho con trai, cầm giúp 30 đồng bạc phòng khi lão chết “gọi là của lão có tí chút”… Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo xót xa, khe khẽ cất lời than khóc trước vong linh người láng giếng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” Lời hứa của ông giáo và những giọt lệ xót xa là minh chứng cho một nhân cách cao đẹp, đáng trọng. Ông giáo đại diện tiêu biểu cho tình yêu thương, chia xẻ, sự đồng cảm, niềm tin ở vẻ đẹp con người và cũng chính là một vẻ đẹp. Nhất là trong một xã hội mà vì nghèo khổ quá người ta nghi ngờ nhau, không thể đến được với nhau, không tin vào sự tốt đẹp của nhau.
III. Sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội phong kiến đương thời:
-Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
IV. Ý kiến đánh giá, bình luận:
-Truyện ngắn “Lão Hạc” đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn bày tỏ sự cảm thông với tình cảnh thống khổ của người nông dân và ca ngợi những phẩm chất quý báu ở họ; tố cáo, lên án xã hội cũ đã đẩy con người vào bi kịch đói khổ, bị tha hóa biến chất. Qua cái nhìn của ông giáo, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề về “đôi mắt” : “Than ôi!Nếu những người ở xung quanh, ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi, toàn những lí do để ta không thương và không bao giờ ta thương”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất rõ nét được thể hiện qua những hành động, lời nói, nhiều đoạn đối thoại, độc thoại, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Đặc biệt, để ông giáo vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa đan xen bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về lão Hạc, về người vợ, về chính bản thân mình, tác giả đã tạo nên chất triết lí sâu sắc cho tác phẩm – một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác của nhà văn Nam Cao.
C. Kết bài
- Những trang viết về tấm lòng trong sạch, lương thiện của người nông dân và số phận bi thảm của họ là những trang viết thấm đượm tấm lòng nhân đạo thống thiết của nhà văn với con người và niềm thiện cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân. Với một “Lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.
Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.