Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như:
- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
- Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
- Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
Dàn ý: Vào vai Sơn Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Mở Bài
Giới thiệu chung về câu chuyện qua lời kể của Sơn Tinh
2. Thân Bài
- Kể về sự việc vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình
- Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Hai người cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển
+ Vua tổ chức cuộc thi tài nhưng không tìm được ra người chiến thắng
+ Vua ban hành sính lễ cầu hôn, Sơn Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước và được rước Mị Nương về
+ Thủy Tinh căm phẫn, không phục chiến thắng của Sơn Tinh nhưng cũng không thể thay đổi được kết cục.
3. Kết Bài
Nêu cảm nghĩ của nhân vật Sơn Tinh
Ý nghĩa chi tiết Niệu cơm :
- Thể hiện khả năng phi thường và tài năng tài giỏi của Thạch Sanh
- Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, cho tư tương yêu hòa bình của nhân dân
- Thể hiện ước mơ cũa nhân dân muốn cuộc sống tuoi đẹp, sản xuất dược nhiều hơn để cuộc sống ấm no , hạnh phúc
Ý nghĩa chi tiết Tiếng đàn:
- Giúp Thạch Sanh giải oan , giải thoát và vạch mặt Lí Thông. Đó là tiếng đàn cũa công lí đem lại sự công bằng của Thạch Sanh
- Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện, cho lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân, là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù
Bai 1:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng
Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Bai 3:*Thanh Giong
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
*Thach Sanh
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh
Hay
Thạch Sanh là 1con người vô cùng thật thà, chất phác. Quanh năm chàng chăm chỉ làm lụng để nuôi thân. Nghe theo lời Lý Thông, chàng rời bỏ gốc cây đa về ở chung vs mẹ con hắn rồi lại còn vui vẻ đi canh miếu thờ thay Lí Thông. Không những thế chàng còn là 1 dũng sĩ dũng cảm, quên mìnk vì việc nghĩa , Thạch Sanh ra tay giết chằn tinh, bắn đại bàng cứu công chúa, giải thoát con vua Thủy Tề. Ngoài ra chàng còn là 1 tấm gương về yêu chuộng hòa bình. Chàng dùng tiếng đàn để cảm hóa quân sĩ 18 nước tránh cko họ cảnh máu chảy đầu rơi, đãi họ 1 bữa cơm no trước lúc lui quân. Rồi cuối cùng, phần thưởng chính đáng cũng đến vs Thạch Sanh, chàng được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là 1 kết thúc có hậu
*Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.
-Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười.
Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.
*Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
-Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
- Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
- Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa.
- Sơn Tinh : tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
- Thủy Tinh : tượng trưng mưa bão, lũ lụt uy hiếp cuộc sống con người
* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
* Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
*Thánh Gióng: lớn nhanh như thổi, ngựa bay
*Sơn tinh, Thủy tinh: thủy tinh hô mưa gọi gió, sơn tinh dâng núi lên
Thánh Gióng
+Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to và mang thai 12 tháng mới sinh nở
+Lên 3 vẫn không biết nói, biết cười
+lớn nhanh như thởi,cơm ăn mấy cũng không no,áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ
+vươn vai bỗng trở thành tráng sĩ , mình cao hơn trượng
+ngựa sắt phun lửa
+Một mình đánh thắng cả quân giặc
+cả người và ngựa từ từ bay về trời
Sơn Tinh Thủy Tinh
+vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bão , vẫy tay về phía tây,phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
+gọi gió , gió đến, hô mưa , mưa về
+voi chín ngà,gà chín cựa , ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi
+hô mua gọi gió làm thành doong bão rung chuyển cả đất trời,dâng nước lên cuồn cuộn
+nước ngập ruộng đồng,nước ngập nhà cửa,nước dâng lên lưng đồi,sườn núi,thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước
+bốc từng quả đồi ,dời từng dãy núi,dựng thành lũy đất ,ngăn chặn dòng nước lũ
****************CHÚC BẠN HỌC TỐT***********************
Sơn Tinh , Thủy Tinh
-Hùng Vương thứ 18 kén rể
-Thành Phong Châu
-Núi Tản Viên
Thánh Gióng
-Hùng Vương thứ sáu
-Làng Gióng
-Núi Sóc Sơn
-Làng Cháy
các địa danh:
phong châu, núi tảng viên , làng Giong ,làng Cháy
Nhân vật vua Hùng
- SƠN TINH THỦY TINH
1. Phần Mở bài
- Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.
- Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.
- Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.
2. Phần Thân bài
a) Những người đến cầu hôn
- Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.
- Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.
- Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.
- Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.
- Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
- Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.
b) Đồ vật sính lễ
Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:
- Một trăm ván cơm nếp
- Một trăm nẹp bánh chưng
- Một đôi voi chín ngà
- Một đôi gà chín cựa
- Một đôi ngựa hồng mao
c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra
- Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.
- Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.
3. Phần Kết hài
- Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.
- Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.
- THÁNH GIÓNG
I. Mở bài
Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
II. Thân bài
1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng
- Hai ông bà đã già, chưa có con.
- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi
- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.
- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.
3. Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời
- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.
- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
III. Kết bài
Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.
NHỚ CHO MK NHA !!!!!!!!!