Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc
1. Giải thích
- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công
=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống
2. Chứng minh
- Biểu hiện
+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình.
+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ.
+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình.
+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng.
+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.
+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường
=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương
+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.
Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...
- Vai trò
+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực
+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh
3. Bình luận
- Chúng ta cần:
+ Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình
+ Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi
+ Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội
- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan
- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.
4. Bài học cá nhân
*Tham khảo:
Dàn ý thuyết trình về vấn đề "Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa"
I. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa
- Mức độ ảnh hưởng của vấn đề đến môi trường và sức khỏe con người
II. Nguyên nhân gây ra vấn đề
- Sự phổ biến của sản phẩm nhựa trong cuộc sống hiện đại
- Hậu quả của việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa không đúng cách
III. Tác động của vấn đề đến cộng đồng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật
- Tác động đến nguồn nước và đất đai
IV. Giải pháp cho vấn đề
- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế nhựa
- Thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng sản phẩm nhựa
- Hỗ trợ chính sách và quy định nghiêm ngặt về xử lý rác thải nhựa
V. Kết luận
- Tóm tắt lại vấn đề và giải pháp
- Mời mọi người cùng nhau hành động để bảo vệ
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về thói quen đi học muộn và quan niệm của bản thân.
2. Thân bài:
a) Tác hại của việc đi học muộn:
Đi học muộn có thể khiến ta mất uy tín, khiến các bạn và thầy cô không tin bạn và không muốn giao lưu với bạn nữa.Đi học muộn cũng làm cắt ngang mạch dạy học của thầy cô cũng như ảnh hưởng đến việc học của các bạn trong lớp.Đi học muộn còn khiến bạn bị mất kiến thức bài học, mất thời gian ôn lại bài mà mọi người đã học.b) Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn:
Khách quan: có thể là những nguyên nhân khách quan như tắc đường, hỏng xe,...Chủ quan: như ngủ quên hoặc đơn giản nó là một thói quen không thể bỏ.c) Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn:
Sắp xếp thời gian hợp lý, cần dự tính thời gian cho những sự cố phát sinh thêm.Đặt đồng hồ báo thức hẹn giờ để tránh quên giờ và không lỡ mất thời gian.Rèn luyện bản thân nhiều hơn để không bị ỷ lại vào người khác.3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề:
Cần từ bỏ thói quen đi học muộn để không làm mất thời gian của bản thân cũng như không làm ảnh hưởng đến người khác
*Tham khảo:
Dàn ý thuyết trình về vấn đề xã hội tự chọn có thể được tổ chức theo các phần sau:
I. Giới thiệu
a. Giới thiệu chung về vấn đề xã hội được chọn
b. Tầm quan trọng của vấn đề trong xã hội hiện nay
c. Mục tiêu và ý nghĩa của thuyết trình
II. Nguyên nhân và tình trạng hiện tại của vấn đề
a. Phân tích các nguyên nhân gây ra vấn đề
b. Mô tả tình hình hiện tại của vấn đề trong xã hội
c. Các thống kê, dữ liệu hỗ trợ
III. Các ảnh hưởng của vấn đề
a. Ảnh hưởng đến cá nhân
b. Ảnh hưởng đến cộng đồng
c. Ảnh hưởng đến xã hội nói chung
IV. Các giải pháp đề xuất
a. Các giải pháp ngắn hạn
b. Các giải pháp dài hạn
c. Sự hỗ trợ từ cộng đồng và chính phủ
V. Thách thức và cơ hội
a. Những thách thức trong việc giải quyết vấn đề
b. Cơ hội có thể mở ra từ việc giải quyết vấn đề
VI. Kêu gọi hành động
a. Mời gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng
b. Thách thức mọi người tham gia và hành động
c. Mô tả những bước cụ thể để giải quyết vấn đề
VII. Tổng kết
a. Tóm tắt các điểm chính đã được trình bày
b. Tạo ấn tượng cuối cùng và khuyến khích hành động
- Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh:
Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Cách viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe) ...
- Cách viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:
+ Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.
+ Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.
+ Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.
- Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).
Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.
- Mở bài:
+ Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về
+ Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi
+ Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt
- Thân bài:
+ Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.
+ Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.
+ Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.
+ Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.
+ Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.
+ Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.
+ Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.
- Kết bài:
+ Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.
+ Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.
Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ
- Mở bài:
+ Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà
+ Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi
+ Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng
- Thân bài:
+ Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến
+ Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ
Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ
Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch
Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.
Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ
+ Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.
- Kết bài:
Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường
Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá.
Gợi ý: xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh đã học trong chương trình lớp 10.
Tham khảo:
Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.
Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.
Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…
Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!
Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…
Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót…
Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.
Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.
Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…
Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!
Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…
Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót…