K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2019

Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.

- Mở bài:

    + Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về

    + Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi

    + Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt

- Thân bài:

    + Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.

    + Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

    + Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.

    + Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.

    + Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.

    + Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.

    + Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.

- Kết bài:

    + Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.

    + Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.

Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

- Mở bài:

    + Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà

    + Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi

    + Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng

- Thân bài:

    + Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến

    + Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ

Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ

Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch

Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.

Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ

    + Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.

- Kết bài:

Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường

Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá.

15 tháng 3 2021

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình, thịnh vượng trước hết, phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

15 tháng 3 2021

Bạn tham khảo để lập dàn ý

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Hoàn cảnh nhân vật

- Tính cách nhân vật

+ Với quê hương

+ Với bà

+ Với Nga

- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

- Đánh giá, nhận xét về nhân vật

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Chuẩn bị đề cương bài nói.

- Luyện tập cách trình bày bài nói sao cho mạch lạc.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Đề cương bài nói:

Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.

- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.

* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả

8 tháng 3 2023

Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.

- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.

* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả

8 tháng 10 2018

Chọn đáp án: C

Tham khảo
1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

 

+ Nguyễn Trãi một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà

+ Cảnh ngày hè một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

2. Thân bài

– Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:

+ Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian

+ Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè

+ Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió

-> Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống

– Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:

+ Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…-> Cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp

+ Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè

 

– Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:

+ Nhà thơ nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.

 

+ Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió

-> Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.

– Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:

+ Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.

+ Những trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.

+ Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no
3. Kết bài

Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước.