K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “T.H.C.S Tân Thành” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Hiểu đấy ạ!
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Thao hỏi:
- Hieu này, hiện giờ em đang làm gì thế??
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng a!
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoài và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Hieu lớp 6A của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

2 tháng 12 2016

Mở bài : (khi đó bạn làm phóng viên)
- Sau 10 năm tôi trở về trường cũ trong một lần đi lấy tài liệu viết báo
- Trở lại ngôi trường cấp 2 sau bao năm xa cách nhìn ngôi trường thật khác nhìn khang trang đẹp hơn nhiều
Thân bài :
- Ngôi trường thay đổi quá nhiều(nêu 1 số thay đổi!mink k pjt truong p sao nen kho viet lam)
-Đưa ra tình huống gặp lại thầy co giáo cũ(+ Đi đến gần 1 cây bàng hoặc phượng già còn từ thời bạn còn đi học
+Đang miên man trong dòng kí ức ùa về thì nghe được một giọng nói vừa lạ vừa quen)
-Cuộc hàn huyên tâm sự của thầy trò(có thể nói thầy hỏi bạn viec làm bây giờ của mình và một số bạn học cùng khoá)
-Kết thúc cuộc nói chuyện ntn?
-Lời hứa hẹn vào lần gặp tới
Kết bài :
Nêu cảm xúc cảm nghĩ của mình

mình tán thành với ý kiến của bạn Hay Cao

4 tháng 5 2016

Lo học đi, sắp thi đến nơi rồi kìa bị điểm kém rùi đừng có nói

5 tháng 12 2016

bạn ghi ra đi hihi

5 tháng 12 2016

Xỉu!!!!!!!!!!~~~~~~~~~~~~~~~~~oho

 

 

15 tháng 5 2017

Thông tin nền:
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…

{Biểu hiện}
Môi trường đang kêu cứu!
Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…

{-Chỉ số chung}
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á.

{-Ô nhiễm môi trường nước}
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

{-Ô nhiễm môi trường không khí}
{-Ô nhiễm môi trường đất}
Không chỉ có môi trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo đượ cừ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, quá chuẩn cho phép khoảng 1,5 lần. Về môi trường đất, kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Phước) hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần. (Cr,Cd,As: các chất hoá học độc hại) Thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

{Nguyên nhân}
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

{-Sự thiếu ý thức của người dân}
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

{- Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả}
{- Sự quản lý của nhà nước còn chưa chặt chẽ}
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

{Hậu quả}
Điều này đã để lại hậu quả gì?

{-Làng ung thư}.
{-Tỉ lệ người chết do ô nhiễm bầu không khí???}
{-Tài nguyên sinh vật cạn kiệt}
{-Thiếu nước sinh hoạt.}
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…

{Hướng giải quyết}
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

{Tổng kết - Nhận xét riêng của bản thân}
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau!
thế là hếtvui

16 tháng 5 2017

Cảm ơn bạn rất nhiều!!!hahahahahaha

9 tháng 1 2017

Mk đang vội,ko có time nên bn tham khảo tạm nhe~!

Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó dòng sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ, và tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ nghe rất vui tai. Trong những ngày đó thôn xóm hai bên bờ sông rất vui, ngày ngày,họ ra sông gánh nước, giặt giũ, và ở những bài bồi ngô xanh biêng biếc, trông mát cả tầm mắt. Trên bến đò người và xe qua lại tấp nập. Cuộc sống thật thanh bình và nên thơ.

Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hoà. Vào ngày mưa lũ, sông như trởmình sau những ngày lim dim ngủ. Sau một thời gian mưa lớn, không biết nước ở đâu bỗng đổ đầy ắp dòng sông, nước dâng cao, lúc đầu mấp mé bờ, sau có khi còn dâng lên phủ kín cảngô, khoai. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu Những con sóng như hàng trăm con rồng lớn quằn mình quẫy đạp như muốn nuốt chửng tất cả làng xóm. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Và đêm nằm nghe như tiếng thở mạnh, lúc phì phò lúc réo gào.

Làng mạc ven sông như xơ xác hơn sau những trận gió mưa lớn và đứng bên con sông đang trở mình thì làng xóm càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh hơn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió, mới chỉ hômqua thôi chúng thật tươi xanh, mơn mởn sức sống thế mà chỉ qua một trận bão lũ, tất cả đều trở nên tiêu điều xơ xác. Dân trong làng ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút. Tàu thuyền chằn chuội với những con sóng đang réo gào. Những chiếc tàu chở hàng vốn to lớn như vậy mà cũng trở nên nhỏ bé yếu ớt trước những con sóng đang uốn lượn, gồng mình lên như tức giận.

Nhìn từ xa dòng sông như đang được nấu sôi, màu đỏ quạch khác hẳn với màu nước trong trẻo thường ngày, những cột sóng oằn mình dâng lên rồi hạ xuống, có lúc tung cao, bọt trắng xoá. Những ngày ấy dòng sông không bao giờ ngủ, nó luôn nhăm nhe, doạ nạt con người. Nó khiến con người luôn sống tronglo sợ. Con đê có sứ mệnh phải ngăn chặn những cơn tức giận của dòng sông, vậy mà có chỗ đã không thể kháng cự được, mình nó đã bị sóng ăn nham nhở, có nguy cơ vỡ. Ai ai cũng hoảng sợ. Trước nguy cơ đó ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã huy động rất nhiều người mang theo những bao tải đổ đất và giúp sứccho đê bảo vệ được cuộc sống của dân lành. Đối với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông lúc này không còn đáng yêu như trước. Chiều chiều chúng tôi chẳng còn đắm mình trong vòng tay êm ả của sông.Chúng tôi cũng như bao người khác lo lắng cho ngôi nhà, cho ngôi làng thân yêu của mình.

Những ngày mưa lũ mẹ tôi không ra đồng được, mẹ ngồi trước cửa nhà, mắt rõi ra xa đầy lo âu. Tôi ngồi bên mẹ lặng im. Mẹ ôm tôi vào lòng an ủi và cũng chính là tự nhủ với mình :

- Rồi sẽ qua thôi con ạ. Chắc chỉ chiều nay nước sẽ rút.

Và thật bất ngờ cứ như có phép lạ. Đến trưa mưa bắt đầu ngừng rơi, nước sông cũng không dâng lên cao nữa. Và chẳng mấy chốc nước sông đã rút hẳn cảnh vật lại trở về như cũ nhưng xơ xác như sau một trận đánh. Hôm sau nắng đã trải dài trên sông.

Dòng sông lại trở về bản chất hiền lành. Người dân quê tôi lại vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Sau lũ, người ta thi nhau ra vớt củi, vớt gỗ trôi từ thượng nguồn về, và cá tôm cũng như nhiều hơn. Đất đai cũng màu mỡ hơn báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập trên bến bãi. Bọn trẻ chúng tôi lại đưa nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông. Dòng sông quê tôi dẫu có lúc nổi giận và khó hiểu song với chúng tôi đó là một nơi vô cùng lí tưởng, mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ

Chúc bn hok tốt!vui

Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo lặn ngụp, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó dòng sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi, trên mặt sông những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ, và tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ nghe rất vui tai. Trong những ngày đó thôn xóm hai bên bờ sông rất vui, ngày ngày,họ ra sông gánh nước, giặt giũ, và ở những bài bồi ngô xanh biêng biếc, trông mát cả tầm mắt. Trên bến đò người và xe qua lại tấp nập. Cuộc sống thật thanh bình và nên thơ.

Thế nhưng con sông không phải lúc nào cũng hiền hoà. Vào ngày mưa lũ, sông như trởmình sau những ngày lim dim ngủ. Sau một thời gian mưa lớn, không biết nước ở đâu bỗng đổ đầy ắp dòng sông, nước dâng cao, lúc đầu mấp mé bờ, sau có khi còn dâng lên phủ kín cảngô, khoai. Cả dòng sông lúc này là một dải nước lớn, mênh mông đục ngầu Những con sóng như hàng trăm con rồng lớn quằn mình quẫy đạp như muốn nuốt chửng tất cả làng xóm. Ngô khoai may mắn vừa mới thu hoạch xong nếu không khi nước lũ rút thì còn trơ ra cát và bùn. Và đêm nằm nghe như tiếng thở mạnh, lúc phì phò lúc réo gào.

Làng mạc ven sông như xơ xác hơn sau những trận gió mưa lớn và đứng bên con sông đang trở mình thì làng xóm càng trở nên nhỏ bé và mỏng manh hơn. Cây cối ngả nghiêng theo những trận gió, mới chỉ hômqua thôi chúng thật tươi xanh, mơn mởn sức sống thế mà chỉ qua một trận bão lũ, tất cả đều trở nên tiêu điều xơ xác. Dân trong làng ngày ngày ngóng ra sông mong nước nhanh rút. Tàu thuyền chằn chuội với những con sóng đang réo gào. Những chiếc tàu chở hàng vốn to lớn như vậy mà cũng trở nên nhỏ bé yếu ớt trước những con sóng đang uốn lượn, gồng mình lên như tức giận.

Nhìn từ xa dòng sông như đang được nấu sôi, màu đỏ quạch khác hẳn với màu nước trong trẻo thường ngày, những cột sóng oằn mình dâng lên rồi hạ xuống, có lúc tung cao, bọt trắng xoá. Những ngày ấy dòng sông không bao giờ ngủ, nó luôn nhăm nhe, doạ nạt con người. Nó khiến con người luôn sống tronglo sợ. Con đê có sứ mệnh phải ngăn chặn những cơn tức giận của dòng sông, vậy mà có chỗ đã không thể kháng cự được, mình nó đã bị sóng ăn nham nhở, có nguy cơ vỡ. Ai ai cũng hoảng sợ. Trước nguy cơ đó ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã huy động rất nhiều người mang theo những bao tải đổ đất và giúp sứccho đê bảo vệ được cuộc sống của dân lành. Đối với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông lúc này không còn đáng yêu như trước. Chiều chiều chúng tôi chẳng còn đắm mình trong vòng tay êm ả của sông.Chúng tôi cũng như bao người khác lo lắng cho ngôi nhà, cho ngôi làng thân yêu của mình.

Những ngày mưa lũ mẹ tôi không ra đồng được, mẹ ngồi trước cửa nhà, mắt rõi ra xa đầy lo âu. Tôi ngồi bên mẹ lặng im. Mẹ ôm tôi vào lòng an ủi và cũng chính là tự nhủ với mình :

- Rồi sẽ qua thôi con ạ. Chắc chỉ chiều nay nước sẽ rút.

Và thật bất ngờ cứ như có phép lạ. Đến trưa mưa bắt đầu ngừng rơi, nước sông cũng không dâng lên cao nữa. Và chẳng mấy chốc nước sông đã rút hẳn cảnh vật lại trở về như cũ nhưng xơ xác như sau một trận đánh. Hôm sau nắng đã trải dài trên sông.

Dòng sông lại trở về bản chất hiền lành. Người dân quê tôi lại vui vẻ trở về với công việc thường ngày. Sau lũ, người ta thi nhau ra vớt củi, vớt gỗ trôi từ thượng nguồn về, và cá tôm cũng như nhiều hơn. Đất đai cũng màu mỡ hơn báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Tàu thuyền lại tấp nập trên bến bãi. Bọn trẻ chúng tôi lại đưa nhau ra bãi bồi đá bóng, tắm sông. Dòng sông quê tôi dẫu có lúc nổi giận và khó hiểu song với chúng tôi đó là một nơi vô cùng lí tưởng, mai này dù có xa quê bao lâu chắc tôi vẫn không thể quên được con sông này và sẽ nhớ nhất là dòng sông những ngày mưa lũ.

9 tháng 1 2017

Vào mùa lũ, thời tiết mưa nhiều, những đợt mưa dai dẳng khiến cho nước sông đục ngầu, không còn trong xanh nữa. Mực nước bỗng nhiên dâng cao đột ngột khiến cho bọn trẻ xóm em không dám xuống tắm mỗi khi trưa về nữa. Dòng nước chảy xiết cũng mạnh hơn, từng đợt sóng cuồn cuộn như một khung cảnh đánh nhau tung tóe của nước.

Màu nước ngả vàng, giống như màu đất bùn, thi thoảng nước lại cuộn lên dữ dội. Đứng trên bờ nhìn xuống dòng sông em thấy hơi sợ vì nước chảy quá mạnh, vỗ liên tục vào bờ dữ dội, mãnh liệt.

Thi thoảng lại thấy nước sông cuốn đi những chiếc lá không biết rơi rụng từ đâu, cuốn đi đến một nơi xa xôi, rất xa nơi em sinh sống.

Đứng từ xa nhìn dòng sông mùa lũ, em có cảm giác sông đang oằn mình để chảy, như một con rắn khổng lồ đang lồng lộn giữa bãi bờ bạt ngàn ngô và khoai.

Mẹ thường không cho em ra bờ sông khi mùa lũ đến, vì sợ sảy chân, sợ gặp tai nạn sông nước nên em chỉ dám lén lút trốn mẹ ra đây, hoặc nhìn sông từ phía xa. Mấy đứa trẻ xóm em vào mùa lũ cũng ít ra bờ sông hơn, vì chúng sợ dòng nước hung dữ dưới kia.

Dòng sông mùa lũ tuy màu nước không xanh trong nhưng em vẫn thấy nó rất đẹp, bởi rằng nó gắn với nhiều ký ức tuổi thơ em.

nhớ tích nha

9 tháng 1 2017

bạn có chép mạng ko???????

“Mẹ kính yêu của con. Người ta vẫn bảo có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhưng qua trận ốm vừa rồi, con đã hiểu hơn về lòng mẹ. Cảm nhận được đầy đủ nhất tình yêu sâu sắc của mẹ dành cho con….”. Đó là những dòng tâm sự trong cuốn nhật kí mà tôi gửi đến người mẹ kính yêu. Thay cho lời cảm ơn, tôi muốn nói “con yêu mẹ”.

Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khỏe của cha mà tôi chủ quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo tới, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa, mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước…Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.

Đêm hôm đó, tôi bắt đầu bị sốt. nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn nhìn thấy đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước. Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng…Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.

…Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới để ý. Tôi thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.

Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa phòng bước vào. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cười. Lúc đó mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý tới bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm, không phải liều thuốc bình thường mà là liều thuốc tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế nó giúp tôi nhận ra bao điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển thái bình…

Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc. Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu thương của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con, nay con đã hiểu rồi mẹ ạ.”

21 tháng 3 2018

mạng

9 tháng 4 2016

- Mở bài: ( 0,5 điểm.)
- Giới thiệu cảnh sẽ tả :Thời gian(buổi sáng), không gian( trời trong xanh- đẹp), địa điểm(vườn nhà em.
- Ấn tượng của em về cảnh.
b- Thân bài: (4,0 điểm).
- Tả bao quát : những nét chung, đặc sắc của toàn cảnh(màu sắc, âm thanh, mùi vị).
- Tả chi tiết: + Chọn những cảnh tiêu biểu để tả( sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật…)
+ Hoạt động của con người làm nổi bật cảnh.
+ Giá trị kinh tế của khu vườn đối với gia đình em…
c- Kết bài: (0,5 điểm).
Cảm nghĩ chung của em về cảnh: + cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh.

+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vườn,

11 tháng 4 2016

Buổi sáng, em bước ra vườn nhà, thật mát rượu và diệu kì. Những hạt sương còn mãi lãng vãng chơi trên những cành hoa. Ban đầu, cảnh vật như thơ mộng bởi một lớp sương dày đặc như một tấm màn bao trùm cả không gian. Bỗng một tiếng kêu vang, thì ra đó là tiếng gọi mặt trời cũng anh gà trống và mấy chú chim sẻ non cũng thật chịu khó, dậy sớm đi tập bay.Đàn gà theo mẹ ra vườn kiếm ăn, từng tiếng kêu cục cục.....hòa chung với tiếng loa phát thanh sau nhà sao mà như 1 bản hòa tấu vậy. Vườn là một nơi không thể thiếu trong nhà của em. Buổi sáng bắt đầu cũng từ đó và khi chiều tà, kết thúc cũng từ đây.

Tick nha?