K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2019

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?

Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.

- Tả từng bộ phận:

+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?

Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.

+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?

Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.

Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.

+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.

Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).

Kết bài: Cảm nghĩ của em.

Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận

27 tháng 2 2019

1) Mở bài:

Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.

2) Thân bài:

- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.

- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.

- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.

- Mặt số màu trắng.

- Quanh mặt số có viền màu đen.

- Có bốn kim.

• Kim giờ to, ngắn.

• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.

• Kim giây bé nhất.

• Kim báo thức màu xanh nhạt

- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.

- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.

- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.

- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.

3) Kết bài:

- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.

- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc

- Không để thời gian trôi đi vô ích.

24 tháng 10 2018

I. Mở bài: giới thiệu lăng Bác
Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác đã hi sinh cả đời mình để mang lại độc lập, tự docho dân tộc Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam luôn biết ơn sự hi sinh cao cả của Bác. Chính vì thế mà khi Bác mất, nhà nước đã xây lăng cho Bác gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình.

II. Thân bài: thuyết minh về lăng Bác
1. Nguồn gốc của lăng:

- Lăng Bác được khỏi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973
- Lăng Bác được xây dựng tại quang trường Ba Đình, nơi Bác đã đưa ra các quyết định và tuyên ngôn.
- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975
2. Kết cấu của lăng:
- Lăng có chiều cao 21,6m
- Lăng được cấu tạo 3 lớp:
+ Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp
+ Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài
+ Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp
- Quanh bống mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương
3. Miêu tả khái quát lăng Bác:
- Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" , dòng chữ này được làm từ đá ngọc màu đỏ thẫm được lấy từ tỉnh Cao Bằng
- Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng.
- 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân và bộ đội miền Trung gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện
- Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại.
- Quanh lăng có 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch.
- Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.
- Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.
4. Thời gian mở cửa:
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.
- Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lăng Bác
- Lăng Bác như tấm lòng của người dân Việt nam dành cho Bác
- Ai vào lăng cũng có một cảm giác bồi hồi khó tả

học tốt

#baohan#

24 tháng 10 2018

hồ chí minh bình thường

16 tháng 2 2019

mb:em có đh báo thức

tb:Nó rất xấu.

kb: nó nhìn như KHÁ BẢNH.

16 tháng 2 2019

1 . 

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?

Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.

- Tả từng bộ phận:

+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?

Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.

+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?

Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.

Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.

+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.

Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).

Kết bài: Cảm nghĩ của em.

Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận

2 . 

Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.

Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.

Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.

Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.

Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.

3 . 

Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.

Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.

Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.

Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.

Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.

30 tháng 11 2021

( THAM KHẢO )

Lập dàn ý cho bài văn tả người mẹ

1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

  • Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.
  • Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
  • Mái tóc đen óng mượt mà.
  • Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng
  • Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.
  • Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.

b) Tính tình:

  • Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
  • Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.
  • Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.
  • Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
  • Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

3. Kết bài:

  • Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.
  • Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
  • Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.
  • Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

HT~~~

30 tháng 11 2021

1. Mở bài: Trong gia đình em, bố là em yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là em.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

  • Năm nay, bố em đã ngoài bốn mươi tuổi.
  • Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh.
  • Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình.
  • Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều.
  • Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
  • Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương

b) Tính tình:

  • Trong công việc, bố làm việc rất chăm chỉ. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến.
  • Khi về nhà, bố gánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố, thế nên mọi đồ vật trong nhà em đều đẹp. Buổi tối, bố còn dành thời gian để dạy em học bài.
  • Tính bố hiền lành, ít nói.
  • Bố luôn dạy em phải sống trung thực, thật thà.

3. Kết bài:

  • Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.
  • Em rất yêu bố
  • Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.
12 tháng 10 2017

1.   Mở bài:Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch - hay có thểchọn tả vùng biển quê em).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

-     Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt.

b.   Tả chi tiết:

-     Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.

-     Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.

-     Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm.

-     Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi.

-     Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh xám nổi bật trên nền trời.

-     Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển.

-     Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phốNha Trang.

c.   Ích lợi của biển Nha Trang:

-    Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.

-     Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà.

-     Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của miền Trung.

3.   Kết luận:

-     Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang.

-     Em làm gì đểgiúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương).

12 tháng 10 2017
Dàn bài Mở bài: Giới thiệu về nơi em định tả (1 con sông) Thân bài: a) tả bao quát - Nhìn từ xa con sông như thế nào b) tả chi tiết Hình dáng( dài, uốn khúc hay là thẳng......) Màu sắc ( xanh biếc, màu phù sa......... - Cảnh hai bên bờ sông - Cảnh trên dòng sông - Dòng sông gắn có gắn liền với tuổi thơ của em không - Hoạt động của con người bên dòng sông...... Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về dòng sông.
5 tháng 11 2017

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng. Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ. Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ": “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ. Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi. Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em. 

5 tháng 11 2017

Đỗ Thị Minh Thảo

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em

Tả cảnh Hồ Gươm - loigiaihay.com

28 tháng 2 2018

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.

28 tháng 2 2018

   Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.

   Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi gió thổi, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.

   Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

16 tháng 10 2017

ảnh minh họa:

ta ho guom

Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến bài học lịch sử về giai thoại vị ạnh hùng trả lại kiếm cho thần Kim Quy. Tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm xuất phát từ đấy.

Hồ Gươm nậm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong như tấm gương soi hình bầu dục. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau những buổi chiều đi học về em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hòa tấu kéo dài.

Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Trên cầu, em đã cùng chị gái thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi mưa, mặt hồ lại lăn tán gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những "chị” liễu ở gần đó rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những “anh” cọ thẳng đứng, cao vút như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò.

Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước, đó là nhà hàng Thủy Tạ. Cách đó không xa, một tòa nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương dìu dịu của những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú ấy.

Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

1 tháng 11 2019

Hồ gươm nằm ở trung tâm Hà Nội. Vào mùa thu, Hồ Gươm hiện lên thật đẹp và thơ mộng. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng

Từ trên cao nhìn xuống hồ Gươm như một lẵng hoa xinh xắn. Sáng sớm mặt nước hồ trong veo như chiếc gương khổng lồ. Xung quanh hồ những hàng liễu rủ xuống mặt hồ như những thiếu nữ Hà thành đang trải tóc bên hồ. Những cây lộc vừng trổ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn xà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo 1 dây. Mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm cây hoa như thế lững lờ từ cành cây xuống nước. Giữa hồ có bao cảnh đẹp, đây tháp rùa rêu phong, cổ kính. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh. Tháp Rùa có 4 tầng mỗi tầng đều có cửa được sơn màu vàng rực rỡ, trông như 1 lâu đài nhỏ nằm ở giữa hồ. Bên cạnh hồ là cầu Thê Húc màu đỏ, cong cong như con tôm khổng lồ. Qua bên kia cây cầu là đền Ngọc Sơn cổ kính lưu dấu "rùa thần" với sự̣ tích vua Lê trả kiếm. Cổng vào trong đền được xây bằng đá rất vững chắc, sơn màu ghi. Hai bên cổng đền có khắc chữ "Tả Thiên Thanh". Tháp Bút suốt bao đời nay vẫn vươn cao như đang viết lên bầu trời xanh truyền thống hiếu học của ông cha xưa.Đối diện với Hồ Gươm là tượng đài Lý Thái Tổ là nơi vui chơi cùng của mỗi du khánh đến đây. Trưa đã đến, mặt hồ cũng thay đổi theo sắc trời 1 màu vàng tươi được trải lên mặt hồ khiến mặt hồ lộng lẫy như đang được dát vàng. Khách tham quan cũng đông hơn làm khung cảnh Hồ Gươm lúc này thêm nhộn nhịp hơn. Chiều tà, trời tối dần, vắng dần. mọi vật xung quanh hồ cũng im ắng hơn chúng đang lim dim chuẩn bị quay về với giấc ngủ đêm. Khung cảnh quanh Hồ Gươm lúc này thật yên tĩnh vắng vẻ.

1 tháng 11 2019

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Văn mẫu lớp 6: Tả cảnh Hồ Gươm

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên- ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu rủ thi chạy quanh hồ như một hàng mi cong vút, yểu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trồ hoa: Thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều nguời đi lại một lúc. cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo – đảo Ngọc – trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.

30 tháng 11 2021

1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

  • Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi (còn mẹ bạn mấy tuổi thì bạn chỉnh nha,mình làm mẫu thôi), thân hình mảnh mai, thon thả.
  • Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.
  • Mái tóc đen óng mượt mà.
  • Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng
  • Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.
  • Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.

b) Tính tình:

  • Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
  • Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.
  • Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.
  • Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
  • Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

3. Kết bài:

  • Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.
  • Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
30 tháng 11 2021

1. Mở bài: Trong gia đình em, bố là em yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là em.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

  • Năm nay, bố em đã ngoài bốn mươi tuổi.
  • Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh.
  • Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình.
  • Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều.
  • Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
  • Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương

b) Tính tình:

  • Trong công việc, bố làm việc rất chăm chỉ. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến.
  • Khi về nhà, bố gánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố, thế nên mọi đồ vật trong nhà em đều đẹp. Buổi tối, bố còn dành thời gian để dạy em học bài.
  • Tính bố hiền lành, ít nói.
  • Bố luôn dạy em phải sống trung thực, thật thà.

3. Kết bài:

  • Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.
  • Em rất yêu bố
  • Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.