K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2016

Cham Pa
Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên thành lâp quốc gia Cổ Lam Ấp, đến thế kỷ VI đổi tên thành Chăm-pa phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt. 

- Kinh đô: Lúc đầu là Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định. 

- Tình hình Chăm-pa từ thế kỷ II - X.

+ Kinh tế: 

- Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước. 

- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò. 

- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao. 


+ Chính trị - Xã hội: 

- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.

- Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng. 

- XH gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ. 

+ Văn hoá: 

- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).

- Theo Ba-la-môn giáo và Phật giáo. 

- Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết. 

2. Quốc gia Cổ Phù Nam

a) Sự hình thành

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (Thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (Thế kỷ III - V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.

b) Tình hình kinh tế, chính trị và văn hoá 

- Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán. 

- Chính trị: Theo thể chế quân chủ đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.

- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ. 

- Văn hoá: Ở nhà sàn, theo Phật giáo Balamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

4 tháng 3 2018

Cham Pa
Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên thành lâp quốc gia Cổ Lam Ấp, đến thế kỷ VI đổi tên thành Chăm-pa phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.

- Kinh đô: Lúc đầu là Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định.

- Tình hình Chăm-pa từ thế kỷ II - X.

+ Kinh tế:

- Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.

- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.

- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao.


+ Chính trị - Xã hội:

- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.

- Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.

- XH gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ.

+ Văn hoá:

- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).

- Theo Ba-la-môn giáo và Phật giáo.

- Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.

2. Quốc gia Cổ Phù Nam

a) Sự hình thành

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (Thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (Thế kỷ III - V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính.

b) Tình hình kinh tế, chính trị và văn hoá

- Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.

- Chính trị: Theo thể chế quân chủ đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.

- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.

- Văn hoá: Ở nhà sàn, theo Phật giáo Balamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

28 tháng 4 2016

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( 40 )

- Khởi nghĩa Bà Triệu ( 248 )

- Khởi ngĩa Lý Bí ( 546 - 602 )

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 )

- Khởi nghĩa Phùng Hưng ( 776 )

- Cuộc chiến trên sông Bạch Đằng ( 938 )

8 tháng 4 2018

Môn văn mà bạn!?!?

23 tháng 3 2016

giúp mình với 

6 tháng 3 2016

undefined

6 tháng 3 2016

Phải là thế kỉ XVIII chứ bn . Bn xem lại đi 

12 tháng 4 2016

Kinh tế :sử dụng công cụ lao động = sắt, sức kéo = trâu , bò 

Nông nghiệp :trồng 2 vụ lúa / năm trồng cây ăn quả 

Thủ công nghiệp :nghề làm gốm phất triển 

Thương nghiệp :buôn bán trao đổi phát triển

6 tháng 4 2016

MÌNH ĐANG CẦN GẤPlolang

7 tháng 4 2016

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

hihi

27 tháng 4 2016

a đúng

b đúng

c đúng

d đúng

e sai

27 tháng 4 2016

a) Đ

b) Đ

c) Đ

d) Đ

e) S

24 tháng 4 2016

Hiệp định Pari về Việt Nam được kí tắt giữa đại diện hai chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà và Hoa Kì ngày 23-1-1973, kí chính thức giữa bốn Bộ trưởng đại diện các chính phủ tham dự Hội nghị Pari ngày 27-1-1973. Nội dung ghi rõ :
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

28 tháng 4 2017

thank youyeu

1 tháng 2 2016

         Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

 

          Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

 

          Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

          Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học.          Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

 

          Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

 

          Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

 

          Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

 

          Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

 

          Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

          Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

 

26 tháng 1 2016

- Duy trì môi trường sống  và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.

 - Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

 - Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên tự nhiên.

4 tháng 9 2019

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ chiến lược đề ra là:

-Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

-Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cá nhân loại.

-Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

-Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

-Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

-Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.