K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

Công trình

Địa điểm

Ý nghĩa

 

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Hà Nội

Tượng đài lớn nhất và là biểu tượng quốc gia, thể hiện lòng kính trọng và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Bảo tàng Hồ Chí Minh

 

Hà Nội

Là nơi lưu giữ và trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lịch sử và tư tưởng cho thế hệ sau.

 

Đại lộ Hồ Chí Minh

Moscow, NgaTượng trưng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nga, đồng thời thể hiện tầm vóc và uy tín quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
25 tháng 9 2017

Đáp án D

- Đường Trường Sơn (Đường Hồ Chí Minh) được hoat động từ năm 1959 đến 1975 là mạng lưới quân sự chiến lược Bắc – Nam, vận chuyển vũ khí, lương thưc, thuốc men, … từ miền Bắc vào miền Nam. Đây là tuyến đườn có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Năm 2000, Đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau Quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến Đường Trường Sơn Đông.

Bạn tham khảo tại đây:

https://hoidap247.com/cau-hoi/2042844

Câu 17 (VD). Để phát triển khoa học - kĩ thuật, ở Nhật Bản có chính sách gì ít thấy ở các nước tư bản khác? A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp nặng. B. Xây dựng nhiều công trình hiện đại. C. Coi trọng việc mua bằng phát minh của nước ngoài. D. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật. Câu 18 (VD). Yếu tố nào được xem là chìa khóa dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến...
Đọc tiếp

Câu 17 (VD). Để phát triển khoa học - kĩ thuật, ở Nhật Bản có chính sách gì ít thấy ở các nước tư bản khác? A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp nặng. B. Xây dựng nhiều công trình hiện đại. C. Coi trọng việc mua bằng phát minh của nước ngoài. D. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật. Câu 18 (VD). Yếu tố nào được xem là chìa khóa dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Yếu tố con người là vốn quý nhất B. áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. C. các công ty có sức cạnh tranh cao. D. chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 19 (VD). Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Tăng cường quan hệ với các nước Tây u. C. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. D. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Câu 20 (VD). Nguyên nhân chủ yếu để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Để nhận viện trợ của Mĩ. B. Giúp Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu. C. Đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia của Nhật Bản. D. Cùng Mĩ chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á.

1
23 tháng 7 2023

17. C ( các đáp án còn lại ta có thể thấy rõ ở các nước tư bản )
18.  A ( NB đã coi trọng từ thời Duy Tân MinhTrị)
19. D ( lúc này NB đã trở thành một nước giàu mạnh - đánh dấu sự trở về châu Á với học thuyết phukada) 
20. A ( nhằm mục đích khôi phục và phát triển kinh tế ) 

19 tháng 12 2018

Đáp án D
Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp điều kiện đất nước

28 tháng 6 2021

Tham khảo :

-Làm thất bại "Chiến lược toàn cầu" của Mỹ

-Làm thất bại "Chiến lược toàn cầu" của Mỹ

29 tháng 2 2016

- Sự ra đời  của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu: Trong những năm 1944-1945, khi Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân :

 - Từ 1945-1949 các nhà nước Dân chủ Nhân dân Đông Âu đã hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng : xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài sản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ….

 - Những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu :

        Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

       Từ những nước nghèo nàn, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia công – nông nghiệp.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149

28 tháng 12 2019

Đáp án: A

29 tháng 2 2016

Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

      Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam mong muốn có một chính phủ thống nhất.

Đáp lại nguyện vọng của nhân dân cả nước, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 -1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

          Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975) ở Sài Gòn đã nhất trí thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

           Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

          Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 – 7- 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất Quốc hội khoá VI, họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976), Quốc huy mang dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài "Tiến quân ca".

Quyết định Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn -Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (và Hiến pháp của nước CHXHCN chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18-12-1980).

Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền : cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

- Ý nghĩa :

          Đất nước đã thống nhất về mặt Nhà nước, tạo nên sức mạnh toàn diện để xây dụng chủ nghĩa xã hội.

          Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng  quan hệ đối ngoại.    

 

2 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh chung :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề : 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.

- Nhưng với tinh thàn tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế ( 1946-1950) trong 4 năm 3 tháng.

* Những thành tựu chính :

   Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tựu to lớn.

- Về công nghiệp : Đến giữa những năm 1970, Liên Xô trở thành cường quốc công  nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.

- Về nông nghiệp : Riêng năm 1970, Liên Xô đạt được sản lượng và năng suất ngũ cốc chưa từng có với 186 triệu tấn ngũ cốc.

- Về khoa học - kĩ thuật : Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất, mở đầu kỹ nguyên  trinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1960, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin  bay vòng quanh Trái Đất.

- Về xã hội : Có nhiều biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học của nhân dân không ngừng nâng cao.

* Ảnh hưởng đến các nước :

- Có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Có điều kiện ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La tinh

- Là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình