Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhân vật luân phiên lượt lời: lão Hạc và ông giáo, lão Hạc nói trước sau đó kết thúc tới lượt lời của ông giáo. Lão Hạc nói 5 lượt, ông giáo là 4 lượt lời
- Đoạn trích đa dạng về ngữ điệu: ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!) tiếp đến giọng than thở, đau khổ,có lúc nghẹn lời
- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp sử dụng biện pháp miêu tả, gợi lên hình ảnh đáng thương, khốn khổ của Lão Hạc
- Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…)
- Về câu, đoạn trích sử dụng câu tỉnh lược (bán rồi! Khốn nạn… ông giáo ơi!) mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp
A. Mở bài
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng chảy của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã thực sự chảy từ các thế hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Trong quan niệm của Nguyễn Thi, mỗi con người mỗi đời người trong một gia đình phải là khúc sông trong một dòng sông truyền thống: "chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
B. Thân bài
1. Khúc thượng nguồn của dòng sông hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt
Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con mà kết tinh là ở hình tượng chú Năm.
a. Chú Năm
Chú Năm không chỉ là người ham sông nước mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
- Chú Năm là một cuốn gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (Qua những câu hò, cuốn sổ gia đình).
b. Má Việt: Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống.
- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi, người sực mùi lúa gạo- thứ mùi của đồng áng của cần cù mưa nắng".
- Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và để tranh đấu.
- Người mẹ ấy không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
2. Khúc sông sau của dòng sông hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt
- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa kịp cầm súng còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội trả thù cho ba má.
- Việt là chàng trai mới lớn lộc ngộ, vô tư
- Chất anh hùng ở Việt: Không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: Không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ.
"Rồi trăm sông ......... nước ta"
=> Điều đó có nghĩa là, từ một dòng sông của gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.
=> Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
C. Kết bài
Nêu ý kiến của bản thân về câu nói của Nguyễn Thi.
c, Đoạn 2: sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó tu từ, lặp cú pháp, sử dụng biện pháp tu từ làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ thái độ, tình cảm người viết
Hướng dẫn làm bài (tham khảo hoc24.vn)
1. Giới thiệu chung
* Tác giả
- Quê quán: huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An.
- Gia nhập quân đội năm 20 tuổi.
- Từ năm 32 tuổi, tác giả chuyển sang hoạt động văn nghệ và chính thức trở thành nhà văn quân đôi.
* Sự nghiệp sáng tác:
- Vị trí: Là cây bút đi tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Trước 1975: Là cây bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.
+ Sau 1975 (đầu những năm 1980): Chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
-> Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Phân tích vấn đề
2.1. So sánh sự đối lập với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh bạo lực trên thuyền
* Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa gắn liền với phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:
- “Cảnh đắt trời cho”:
+ Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trắng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.
-> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.
- Cảm nhận của người nghệ sĩ:
+ Thấy rung động.
+ Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa.
+ Thấy hạnh phúc.
* Hình ảnh trên thuyền gắn liền với phát hiện về cuộc sống của người nghệ sĩ.
+ Đằng sau cái đẹp toàn mĩ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt…Đi sau người đàn bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền…
+ Đằng sau cái đẹp được gọi là toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau không nói câu nào…đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,…, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra…
-> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”…
=> Nhận xét:
- Nhận thức của người nghệ sĩ: Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt – xấu, thiện – ác.
- Xứ mệnh người nghệ sĩ: Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy.
2.2. Liên hệ tác phẩm Hai đứa trẻ
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ
a. Cảnh phố huyện lúc đêm khuya và cảnh đợi tàu
* Cảnh phố huyện lúc đêm khuya
- Bóng tối ngập đầy không gian.
- Cảnh phố huyện gắn liền với những khiếp người sống mòn mỏi: chị Tí, bà cụ Thi điên,…
=> Hiện thực cuộc sống bế tắc, quẩn quanh, tăm tối.
* Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên
- Chờ đợi đoàn tàu, hoạt động cuối cùng của đêm.
- Đoàn tàu xuất hiện rộn rã, vui tươi, với ánh sáng rực rỡ.
- Đoàn tàu chỉ xuất hiện trong phút chốc, sau đó cả phố huyện chìm vào tăm tối.
=> Mơ ước, khát vọng đổi đời.
=> Nhận xét: Sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa hiện thực cuộc sống tối tăm với mơ ước đổi đời.
b. Liên hệ cách nhìn hiện thực của hai tác giả
* Giống nhau.
- Có những cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống.
- Tấm lòng nhân đạo của tác giả.
* Khác nhau:
- Phong cách:
+ Thạch Lam nhà văn lãng mạn, cái hiện thực mơ màng, chưa sắc nét
+ Nguyễn Minh Châu nhà văn hiện thực, rõ ràng, sắc nét, chân thực hơn.
- Thời đại:
+ Thạch Lam hiện thực chìm đắm trong sự buồn tẻ, cô đơn.
+ Nguyễn Minh Châu hiện thực đêm trước thời kì đổi mới, chiến tranh đi qua, còn nhiều suy tư, trăn trở.
* Lí giải sự khác nhau:
- Quy luật của sự sáng tạo: Nhà văn không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình.
- Hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Thạch Lam là những tác giả tiêu biểu của dòng văn học khác nhau, họ có tư tưởng và quan điểm nghệ thuật khác nhau, mỗi người đều hình thành một phong cách sáng tác riêng và họ đều chịu sự chi phối bởi thời đại.
3. Tổng kết
* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
* Thân bài:
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực của gia đình hàng chài.
- Vẻ đẹp con thuyền khi ở ngoài xa:
+ Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.
+ Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”, cảnh tượng đẹp, thơ mộng đầy thi vị. Tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm. Nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.
+ Con thuyền khiến Phùng nhận ra “cái đẹp là đạo đức” giúp tâm hồn con người thánh thiện.
- Cảnh bạo lực của gia đình hàng chài khi con thuyền đến gần:
+ Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng, gần và rõ nét.
+ Hình ảnh: Người đàn bà: cao lớn, khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới; người đàn ông với tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.
=> Hình ảnh trần trụi, gai góc của đời sống.
+ Hành động: Người chồng hùng hổ đánh vợ, người vợ cam chịu đầy nhẫn nhục; đứa con giằng thắt lưng, quật lại bố để bảo vệ mẹ.
=> Giống như một vở kịch câm, đầy nghịch lí về hiện thực.
* Kết bài: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Tồn tại những khoảng cách và mâu thuẫn, người nghệ sĩ phải có cái nhìn toàn diện.
Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
Đáp án cần chọn là: B
c, Cách nói thân tình, gần gũi, thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm giữa những người hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau
Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê lam lũ, hồn hậu, chất phác mà giàu tình thương yêu. “Vợ nhặt” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật người vợ nhặt, một người phụ nữ nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp.
|
|