Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất : tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong công nghiệp dệt vải bông - ngành công nghiệp phát đạt thời bấy giờ.
Năm 1764, người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy - “máy Gien-ni". Khác với xa quay tay, người thợ chỉ dùng được một cọc suốt, máy Gien-ni đã sử dụng từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một công nhân điều khiển.
Hình 60 - Xa quay tay
Hình 61 - Máy Gien-ni
Năm 1769, Ác-crai-tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Hai năm sau, ông cho xây dựng xưởng dệt đầu tiên của nước Anh trên bờ sông nước chảy xiết ở Man-chét-xtơ.
Máy Gien-ni kéo được sợi nhỏ nhưng không bền ; máy của Ác-crai-tơ sản xuất được sợi chắc hơn, song lại thô. Tận dụng ưu điểm của hai máy này, năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền.
Nhờ những phát minh trên, năng suất lao động trong ngành kéo sợi tăng lên rất nhiều. Năm 1785, kĩ sư Ét-mơn Các-rai đã chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay. Cùng với những cải tiến về máy móc, kĩ thuật nhuộm màu và in hoa cũng có bước tiến lớn, thúc đẩy ngành dệt phát triển.
Hình 62-Máy hơi nước của Gien Oát
Do máy móc chạy bằng sức nước nên các nhà máy phải xây dựng gần bờ sông, xa trung tâm dân cư và về mùa đông, nước bị đóng băng, nhà máy phải ngừng hoạt động.
Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng. Nhờ đó, các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện. Đến đầu thế kỉ XIX, ở Anh, việc sử dụng máy hơi nước đã trở thành phổ biến, do vậy tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.
Nhu cầu dùng máy tăng lên đã thúc đẩy ngành chế tạo máy ra đời và phát triển, đồng thời đòi hỏi số lượng và chất lượng kim loại nhiều và cao hơn. Phát minh về phương pháp nấu than cốc năm 1735 là một đóng góp quan trọng cho việc luyện gang thép. Lò luyện gang đầu tiên được xây dựng năm 1784 làm tăng gấp nhiều lần khả năng sản xuất đồ kim loại, dẫn đến việc các cầu gỗ ở Anh dần được thay thế bằng các cầu sắt.
Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn. Trước đó, phương tiện vận chuyển chủ yếu dựa vào sức kéo của súc vật (xe ngựa, xe bò...) hoặc là thuyền bè nhờ sức gió và sức đẩy của nước. Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.
Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên. Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun, và đến giữa thế kỉ XIX đã có 10000 km đường sắt.
Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới". Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-o-anh-c85a12389.html#ixzz4KcJGmf9P
Ở Pháp, cho đến đầu thế kỉ XIX, khi cuộc chiến tranh với các nước châu Âu kết thúc (năm 1815), đất nước mới dần ổn định và có điều kiện phát triển về kinh tế.
Cũng như nước Anh, cách mạng công nghiệp ở Pháp được bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ vào những năm 30 của thế kỉ XIX và phát triển mạnh vào thời gian 1850 — 1870.
Trong khoảng 20 năm đó, số máy hơi nước của Pháp tăng hơn 5 lần, từ 5000 chiếc lên 27000 chiếc ; chiều dài đường sắt tăng 5,5 lần, từ 3000 km lên 16500 km ; tàu chạy bằng máy hơi nước tăng hơn 3,5 lần với trọng tải tăng hơn 10 lần.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cach-mang-cong-nghiep-o-phap-duc-c85a12390.html#ixzz4KcJYPuQ8
Tk
Vế cách mạng Anh và Pháp. Hai cuộc cách mạng này có một số điểm chung đó là chúng được lãnh đạo bởi giai cấp tư sản (đối với cách mang Anh thì có thêm một số bộ phận của giai cấp địa chủ và quý tộc), lật đổ quyền chuyên chính của 2 vua Anh, Pháp, mang lại quyền lợi về chính trị cho giai cấp tư sản ở hai nước, và đánh dấu bước đầu của nền dân chủ tư sản ở Anh và Pháp.
Ngoài ra 2 cuộc cách mạng này còn rất nhiều điểm tương đồng, nhưng không quan trọng bằng các điểm nói trên. Ví dụ: cả hai đều bắt đầu bằng việc vua cần tiền đắp vào ngân khố nên mới triệu tập quốc hội --> quốc hội nổi loạn lật đổ nền quân chủ chuyên chế (Charles Đệ nhất của Anh và Louis Thập lục của Pháp), thành lập chế độ quân chủ nghị viện (lập hiến) --> vua tìm cách giành lại quyền lực nhưng thất bại, bị xử tử, chế độ cộng hòa được thành lập --> nền cộng hòa bị thao túng bởi một cá nhân và trở thành 1 nền độc tài (Oliver Cromwell ở Anh và Napoleon Bonaparte ở Pháp) --> nền độc tài cộng hòa sụp đổ, và chế độ quân chủ chuyên chế quay trở lại (Charles Đệ nhị và Louis Thập bát) mặc dù thế lực đã yếu hơn xưa rất nhiều và chỉ chờ ngày sụp đổ tiếp theo --> cả 2 nước đều cần những cuộc cách mạng tiếp theo để trở thành những nền dân chủ tư sản như ta thấy hiện nay (đối với Anh là cuộc Cách mạng Vinh quang, và Pháp là những cuộc cách má ng 1830, 1848, và Pháp-Phổ chiến tranh).
Điểm khác nhau chính của 2 cuộc cách mạng Anh và Pháp là ở mức độ có liên quan của giai cập quý tộc và hậu quả của nó. Nên nhớ, vua chỉ là 1 trong 3 thế lực cai trị của chủ nghĩa phong kiến. Hai thế lực kia là quý tộc và tăng lữ