Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc triều đại nhà Đường phát triển thịnh vượng nhất vì: Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á
2,
+)Xã hội phong kiến được hình thành từ rất sớm ở Ấn Độ (thế kỉ II) đến thời Gúp-ta được xác lập và phát triển thịnh vượng nhất dưới thời Ấn Độ Mô-gôn.
+) các thành tựu văn hóa của Ấn Độ:
- có chữ viết riêng phổ biến nhất là chữ Phạn
-đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến
-nghệ thuật kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình thạp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ,....
+) dùng chữ Phạn viết kinh Vê-đa
+) nổi tiếng là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
+)đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa là ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ
Chúc bạn học tốt!
- Niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX
Thời gian |
Nội dung |
Đầu Công nguyên đến thế kỉ X |
Thời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a. |
Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII |
Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến: Quốc gia Đại Việt, Cham-pa, thời kì Ăng-co huy hoàng của Cam-pu-chia, vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma),… |
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữ thế kỉ XIX |
Các quốc gia Đông Nan Á bước vào thời kì suy yếu. |
Từ giữa thế kỉ XIX |
Lần lượt các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây. |
Thời gian | Sự kiện |
2500 năm TCN | Hình thành vương quốc trên lưu vực sông Ấn. |
Từ 1500 năm TCN đến thế kỉ III TCN | Xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Hằng ; nước Ma-ga-đa ra đời. |
Từ thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV | Ấn Độ bị chia cắt. Đầu thế kỉ IV được thống nhất. |
Từ đầu thế kỉ IV đến đầu thế kỉ VI | Sự thống trị của Vương triều Gúp – ta. |
Thế kỉ XII đến thế kỉ XVI | Sự thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li. |
Đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX | Sự thống trị của Vương triều Ấn Độ Mô – gôn. |
Chọn đáp án: B
Giải thích: thời Đường bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp ổn định. Xã hội thời Đường đạt đến sự phồn thịnh, lãnh thổ được mở rộng.
Văn hóa Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đỉnh cao là thơ Đường.
Chúc bạn học tốt!
- Niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ
Thời gian
Nội dung
Khoảng 2500 năm TCN
Xuất hiện những thành thị của người Ấn dọc theo hai bờ của sông Ấn.
Khoảng 1500 năm TCN - thế kỉ III TCN
Một số thành thị khác cũng được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn. Nhà nước Ma-ga-đa tồn tại và phát triển.
Thế kỉ III TCN - đầu thế kỉ IV
Tình trạng phân tán, loạn lạc
Đầu thế kỉ IV - đầu thế kỉ VI
Thời kì Vương triều Gúp-ta
Thế kỉ XII - XVI
Thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li
Thế kỉ XVI - giữa thế kỉ XIX
Thời kì Vương triều Mô-gôn
mình cần thời gian và triều đại nhưng mà ý chính của 2 cái đó nha bạn