K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cha lại dắt con

Đi trên cát mịn ,

Ánh nắng vàng chói

Chảy đầy vai cha.

Hiện lên chiếc áo

Nâu sờn cũ kĩ,

Cha che chở con

Suốt cả cuộc đời .

 

Cảnh biển bao la ,

Rì rào sóng vỗ ,

Sao bằng tình cha

Tràn đầy ấm áp ?

Đời cha vất vả

Chỉ vì mình con ,

Sáng ngày quần quật

Chẳng quản ngại gì .

Con nhìn lên cha

Như ngọn đuốc rực ,

Thắp sáng cho con

Niềm tin cao cả .

p/s : Bài thơ này mink lấy cảm hứng , ý tưởng ở bài Những Cánh Buồm của Hoàng Trung Thông , mong mng cho ý kiến ~~~

#Ren

18 tháng 9 2018

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

bạn tham khảo nha

19 tháng 9 2018

nếu a^2(b+c)=b^2(a+c)=20182019 thì c^2(à+b) bằng mấy

8 tháng 1 2020

Ý kiến khẳng định tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Chúng ta cần phải trân trọng,  nuôi dưỡng tình cảm ấy; phê phán, lên án gay gắt những người chà đạp lên tình yêu thương ấy.

Bài viết triển khai các ý sau:

- Vì sao sự yêu thương, kính trọng cha mẹ lại là tình cảm thiêng liêng nhất.

- Những biểu hiện chứng tỏ sự yêu thương, kính trọng cha mẹ.

- Xã hội ngày nay vẫn có những đứa con bất hiếu với cha mẹ.

- Bài học của bản thân.

12 tháng 9 2016

Tôi không biết các bạn được nhận tình yêu thương của ba mẹ thế nào , nhưng còn tôi thì tôi hiểu rất rõ . Tôi hiểu ba mẹ tôi cho tôi những gì và hy sinh những gì , chính vì vậy tình thương của ba mẹ dành cho tôi luôn là lớn nhất

    Ba tôi vĩ đại lắm , một người ba thương con mà quên đi bản thân mình , một người ba mà có thể làm tất cả để cho con mình được ăn học . Ba là vậy , là một cái cột vững chắc có thể giữ vững một mái nhà , nếu thiếu ba tức là thiếu đi một nơi nương tựa . 

     Hằng ngày , dù có bận bịu đến đâu , ba vẫn là người dành thời gian để ở bên tôi đầu tiên , có những lần không hiểu bài , tôi lại đến bên ba mà hỏi , có bài thì ba giúp được tôi , còn có bài ba biết chắc là không thể nào giúp con được , ba chỉ cười và khẽ nói : " Ba ngày xưa đâu được học những bài thời ngày nay đâu mà ba biết hả con , con thuộc thế hệ bây giờ thì những lần cô giáo giảng bài , con phải biết lắng nghe như vậy bài sẽ không khó đâu con ạ "

Nghe ba nói , tôi đã hiểu ra được phần nào , tôi lại quay laị bàn và tiếp tục suy nghĩ . Ba thương tôi nhiều lắm ,mỗi lần đi chơi xa ở đâu về ba đều lấy trong túi ra những món quà mà mỗi tối , tôi đều kể cho ba nghe tôi thích nó đến thế nào . Tối đến , khi đã đến giờ ngủ mà buổi ấy mẹ đi làm về muộn , ba lúc nào cũng bên tôi và kể chuyện cho tôi nghe . Tôi hay có cái tật xâu là sợ bóng tối , cứ mỗi lần ba kể chuyện là lại một tay nắm tay ba thật chặt làm cho ba khó mà đọc truyện , ngay cả khi tôi đã ngủ say như chú heo con nhưng đôi bàn tay nhỏ bé của tôi với đôi bàn tay của ba vẫn không bị tách rời , thật kì ghê 

     Ấy vậy mà ba thương tôi nên ba đã nắm tay tôi hết buổi tối ấy , chỉ đến khi buổi sáng tôi nhìn hai con mắt của ba đã mờ mờ vì mất ngủ thì tôi mới hiểu ra phần nào . Chỉ biết nghĩ trong đầu : " Chắc ba thương mình nhiều lắm ''

    Nhưng điều đó chỉ đến khi tôi còn nhỏ mà thôi , bây giờ tôi đã lớn , thời gian ba dành cho tôi cũng không nhiều nữa . Hằng ngày ba đi làm về mệt , ăn cơm xong là ba lên giường nằm luôn , những lúc tôi đến bên ba và nói : " Tối nay ba kể chuyện cho con nghe như hồi nhỏ nhé ! " . Ba chỉ quay lại nói bằng giọng không hoạt bạt như ngày xưa nữa : " Con lớn rồi , không còn bé nhỏ nữa . Những lúc như này con nên dàng thời gian cho em của con " 

   Đã những lần tôi nghe như vậy và đã quay đi , không nói thêm gì  . Nhưng tôi biết ba vẫn luôn thương tôi như hồi tôi còn nhỏ , chỉ vì ba không muốn tôi lớn rồi mà cứ làm nũng như vậy sẽ thành hư . Tình yêu thương của ba dành cho tôi vẫn sẽ không thay đổi

    Còn mẹ của tôi , người mẹ mà đã từng khóc nhiều lần vì con . Khóc tới mức mà hai con mắt ửng đỏ . Cũng chính vì nước mắt của mẹ , mà tôi đã hiểu ra mẹ đang thương đứa con của mình tới nhường nào .

     Khi còn bé , tôi là một đứa trẻ chỉ luôn mang những bệnh tật vào trong người . Tôi đã phải nằm viện từ còn rất bé , có khi những bác sĩ ở bệnh viện ai cũng có thể nhận ra tôi , cho tới khi 6 tuổi thì những thời gian tôi bị ốm mẹ là người luôn cận kề bên giường để chăm sóc tôi , có nhưng hôm cơn sốt đau đớn của tôi lại tái lên , nó đau quằn quại . Đêm ấy , mẹ đã không ngủ mà phải chạy  theo bác sĩ để chuyện tôi từ phòng này sang phòng khác . Dù lúc ấy đôi mắt của tôi mờ đi chẳng nhìn rõ thứ gì , nhưng hình ảnh mẹ tôi chạy sau lưng bác sĩ , vẻ mặt tuyệt vọng và những giọt nước mắt của mẹ cứ từ từ rơi xuống khiến cho tôi không thể quên được

    Tôi còn bé , cứ nhìn thấy mũi tiêm thì tôi cũng chẳng hoảng loạn như bao đứa trẻ khác , bởi tôi đã rất quen thuộc với nó rồi , nhưng khi tiếm mà thiếu đi mẹ thì tôi cảm thấy có gì đó sợ hãi . Tôi chỉ nắm tay mẹ và cười nhè nhẹ nói : " Mẹ ở lại với con ... ,đừng đi đâu nha mẹ " 

     Hai giọt nước mắt của mẹ lại rơi xuống , tôi chẳng hiểu vì sao . Chỉ ước sao mình không nói câu ấy để mẹ lại khóc , giờ tôi mới hiểu , mẹ khóc bởi vì mẹ thương tôi , mẹ bảo :"  mẹ thương những lần con bị tiêm , mẹ thương những lần đôi bàn tay nhỏ bé của mẹ lại bị mũi tiêm đau nhói đâm vào " 

    Tôi hiểu cảm giác của mẹ , tôi hiểu mẹ luôn nghĩ cho tôi và tôi cũng hiểu mẹ thương tôi còn hơn cả chính mình . Những lúc cơn đau qua đi , tôi ngủ thiếp từ lúc nào không biết . Nhưng trong tâm trí tôi lại luôn hiện lên cái hình ảnh , cứ mỗi lần tôi ngủ là mẹ lại khóc , cứ như khi tôi tỉnh mẹ không muốn đứa con nhìn thấy mẹ khóc , không muốn con nhìn thấy mẹ yếu đuối phần nào . Nhưng không , mẹ ơi , mẹ không yếu đuối đâu , mẹ thật vĩ đại là đằng khác . Vì con mà mẹ làm tất cả , vì con mà mẹ ngày đêm mất ngủ , nếu như ai đó thấy mẹ khóc mà nói mẹ yếu đuối thì hãy mặc kệ mẹ nhé , bởi chỉ cần trong mắt con , mẹ đã là một người mẹ hoàn hảo , tuyệt vời đến nhường nào rồi mẹ ạ , trong mắt con không một ai có thể thay thế được mẹ và ba  

       Nếu như sau này có còn được sinh ra , thì con chỉ mong được làm con của ba mẹ lần nữa . Bởi với con , con yêu ba mẹ nhiều nhất mà không ai sánh bằng vui . Con may mắn khi là con của ba mẹ , những gì ba mẹ làm cho con , con sẽ ghi mãi trong lòng . Yêu ba mẹ nhất 

12 tháng 9 2016

Cảm ơn e nha thảo

29 tháng 4 2019

Đời con chính trực bởi công Thầy 

Uốn dạy bao ngày lẽ phải hay 

Đạo lý ngàn năm nào dễ đổi 

Ân tình trọn kiếp chẳng hề thay 

Dù cho phải biệt thời gian ấy 

Dẫu có rời xa kỷ niệm này

Nghĩa nặng ghi lòng muôn cảm mến

Chân thành kính trọng mãi ơn đầy 

29 tháng 4 2019

Thầy cô - nghe hai tiếng thân thương
lũ trò, ra trường đều vấn vương
hạt sương, đọng đầy trên chiếc lá
những thương, vỗ bến lại xa bờ.



Thầy cô ru khúc hát trời ê
làm em, giấc mơ vời vợi thêm
ước muốn được một ngày thực hiện:
sải cánh, lượn bay kia phía trời.



Thầy cô - trong lòng lửa sáng chói
nhen nhóm, thắp niềm tin lũ trò:
đời này, còn bao là điều lạ
đứng lên, đi tìm, thưởng thức thôi.



Thầy cô - tim vàn muôn ánh nắng
ấm áp, khe khẽ tươi trên môi
hăng hái, khi trên bàn, bục giảng
dịa dàng, dọi em đi muôn lối.


Thầy cô - điều hay luôn sẵn có
khuyên răn, răn dạy đủ mọi nơi
dù là chân trời hay góc bể
người luôn sát cánh bên chúng trò.



Thầy cô - mệt nhoài ai hiểu được
những ngày miệt mài thức thâu đêm
ra bài, chấm điểm, toàn con số
mắt quầng, khan yếu, khô vai gầy.



Thầy cô! Ơn kể sao cho hết
nghĩa tình sâu nặng biết bao nhiêu
lời răn ai biết bao nhiêu chữ
mồ hôi ai đếm được mấy dòng



Thầy cô! Chúng em luôn ghi nhớ
công ơn: là lời hay, bài vở
chèo em qua dòng sông một nửa
còn lại, là tự bước em đi!

26 tháng 7 2023

Từ non có nghĩa là: núi

26 tháng 7 2023

Trong câu "Cha là non cả ân tình bao la" trong bài thơ "Cha yêu", từ "non" có nghĩa là trẻ, non nớt, chưa trưởng thành. Từ này được sử dụng để miêu tả tình yêu của cha dành cho con là một tình yêu chân thành, tươi mới, như tình yêu của một người cha đối với một đứa trẻ non nớt, chưa biết gì về cuộc sống.

3 tháng 3 2021

Nhà thơ Tế Hanh được mệnh danh là nhà thơ của quê hương. Mộ số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961). Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945). Bài thơ Quê hương đã thể hiện được tình yêu dành cho cảnh vật, dành cho làng chài và dành cho con người làng chài của tác giả

Đầu tiên, chúng ta có thể thấy được tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật của quê hương mình. Chỉ với hai câu thơ đầu "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông", người đọc đã hiểu được nghề nghiệp và vị trí của ngôi làng quê hương của tác giả. Giọng thơ trầm ấm, nhẹ nhàng như một lời tâm sự kể chuyện đã cho chúng ta thấy được tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. Tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật quê hương còn được thể hiện ở những dòng thơ cuối "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi/Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Đó chính là nỗi nhớ luôn thường trực của một người con xa quê, luôn nhớ đến quê hương của mình với những hình ảnh biểu tượng: nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng. Chỉ cần nhìn thấy cánh buồm xa xa, nỗi nhớ ấy trong tác giả lại trực trào hương vị mặn nồng của quê hương

Trên tất cả, tình yêu của tác giả dành cho con người còn được thể hiện rõ nét hơn ở khung cảnh người dân đi đánh cá và người dân trở về. Khổ thơ thứ hai là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Khổ thơ thứ ba đã tái hiện khung cảnh người dân đánh cá trở về. Hai câu thơ đầu "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ /Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" chính là hình ảnh của đoàn thuyền trở về sau ngày dài đánh cá trên biển. Ta có thấy được không khí vui tươi, tấp nập, và những thanh âm của sự trù phú, ấm no của một làng chài ven biển. Những từ láy "ồn ào, tấp nập" được tác giả sử dụng tài tình để diễn tả không khí ấm no, trù phú đó của làng chài. Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Họ biết ơn biển cả, họ biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ một ngày đi đánh lưới thuận lợi, đem về những mẻ cá nặng trĩu tay với những con cá tươi ngon. Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày. Đặc sắc hơn, hình ảnh con thuyền cũng trở nên vô cùng sinh động như một con người nhờ biện pháp nhân hóa "im, mỏi, nằm". Nó như một thực thể sống, đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối". Đây là chi tiết đặc sắc vì bình thường muối được cảm nhận bằng vị giác nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thính giác. Điều này làm cho bài thơ càng trở nên sinh động và thú vị hơn

Tóm lại, bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện được tình yêu dành cho quê hương, cho con người của làng quê ven biển. Bằng giọng thơ ấm áp, giản dị của mình, người đọc thấy được tình yêu tha thiết ông dành cho con người, cảnh vật nơi đây

28 tháng 12 2021

 

Ông trở về làng vào một buổi chiều có rất nhiều mây trắng. Ngôi nhà ngày xưa của gia đình ông bây giờ trông thật thảm thương: mái tranh thấp lè tè, chân vách đất đã bục nham nhở trơ ra những cọng rơm, lu nước bên cây chuối bị đứng nghiêng với cái miệng mề xanh rêu… Ông bước vào nhà. Trong nhà, hai bà cháu đang ăn cơm. Người bà ngoài tám mươi mắt loè nhoè không nhận ra con rễ. Đứa cliảu chào ông bằng tiếng chào đối với người khách lạ. Khi nghe tiếng nói hơi quen bà bỗng nhận ra là đứa con rễ đã trở về, đôi đũa rơi xuống mâm cơm từ tay bà, niềm vui ánh lên trong đôi mắt nhạt nhoà nước của bà. Trong khi đó, đứa con bỏ ra gốc ổi sau vườn ngồi một mình…
 

28 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Lê Quang Thạc, con của mẹ Nhi và ba Quang, là một cậu bé đặc biệt. Tên cậu là dấu ấn cho sự kiện kỷ niệm việc ba mẹ cậu đều bảo vệ thành công luận án thạc sĩ. Thế nhưng khi 10 tháng tuổi, Thạc lại có những biểu hiện bất thường so với bạn bè đồng trang lứa và được chẩn đoán mắc phải một bệnh về não hiếm gặp. Mẹ Nhi của cậu đã khóc rất nhiều và thậm chí phải đưa con đi xét nghiệm lần hai vì không tin nổi vào kết quả. Các tài liệu y khoa còn thống kê rằng những đứa trẻ mắc phải căn bệnh này thường không sống quá 10 tuổi.

Hai vợ chồng chị Nhi mang con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Nhưng họ vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc, vì cho dù mọi cánh cửa có khép lại với đứa con trai nhỏ thân yêu thì ba mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững vàng nhất cho con. Chị Nhi quyết định từ bỏ sự nghiệp đang rộng mở và tạm dừng mọi ước mơ để ở nhà chăm sóc Thạc. Chị mở một quán chè nhỏ với mong muốn mỗi người khách đến quán ăn sẽ mang lại niềm vui cho Thạc và giúp cậu cởi mở hơn.

Thấy vợ tất bật với việc chăm con và lo chuyện buôn bán, anh Quang cũng xin nghỉ ở cơ quan và ở nhà phụ vợ đưa Thạc đi khám bác sĩ, đi tập vật lý trị liệu. Rất nhiều người đã hỏi vợ chồng chị Nhi rằng chị có buồn, có tiếc vì sự nghiệp không, chị luôn trả lời rằng không, vì Thạc chính là sự nghiệp lớn nhất của cả ba và mẹ, chỉ cần mỗi ngày được nhìn thấy Thạc lớn khôn và cởi mở là ba mẹ hạnh phúc lắm rồi…