K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2018

Cục cứ

4 tháng 1 2019

Còn bao ngày, mùa gặt sắp qua
Lũ ác quá tràn về cướp hết…
Em lội nước, ngâm mình trong giá rét
Vớt lúa non chìm dưới đáy sâu
Đôi môi run, lòng thắt quặn đau
Thương cây lúa nặng tình, nặng nghĩa…

5 tháng 11 2023

Tk nhe 😊

Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng đầu hỏi giờ/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Từ cách viết của tác giả trong bài thơ, em học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là: 

- Nhan đề bài thơ phải phù hợp với nội dung.

- Thơ sử dụng chủ yếu vần chân hoặc vần lưng.

- Cách ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ.

- Ngoài hình ảnh độc đáo, tinh tế còn phải thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống xunh quanh, biểu lộ được tình cảm mình muốn gửi gắm trong bài thơ.

Sửa giúp mình bài này Đề tài thiên nhiên là đề tài luôn được nhiều độc giả yêu mến, trong đó, bài thơ “Mùa xuân trong vườn” tả về thiên nhiên lúc chuyển mùa mà tôi rất ấn tượng. Trong thơ, tác giả đã khắc họa sâu sắc về sự chuyển biến giữa xuân và đông. Thể thơ năm chữ theo nhịp 2/3, 3/2, 1/2/2 ( Mùa đông/ vừa đi qua) rất linh hoạt cùng cách gieo vần chân như: “qua-lá, ra-mà,… làm cho câu thơ dễ đọc dễ...
Đọc tiếp

Sửa giúp mình bài này

Đề tài thiên nhiên là đề tài luôn được nhiều độc giả yêu mến, trong đó, bài thơ “Mùa xuân trong vườn” tả về thiên nhiên lúc chuyển mùa mà tôi rất ấn tượng.

Trong thơ, tác giả đã khắc họa sâu sắc về sự chuyển biến giữa xuân và đông. Thể thơ năm chữ theo nhịp 2/3, 3/2, 1/2/2 ( Mùa đông/ vừa đi qua) rất linh hoạt cùng cách gieo vần chân như: “qua-lá, ra-mà,… làm cho câu thơ dễ đọc dễ nhớ đồng thời gợi lên một sự thay đổi thú vị và kì diệu khi nhận ra mùa xuân đến.

Ở khổ 2, xuân được báo hiệu bằng hình ảnh “Bật chồi non mượt mà/Bầu trời xanh trong vắt”. Ngoài ra còn có âm thanh “Thánh thót tiếng chim ca.” cùng biện pháp tu từ nhân hóa “Ông mặt trời ló ra…” làm cho mùa xuân trở nên vui tươi, trong trẻo, cây cối dường như được khoác lên mình một tấm áo mới đầy sức sống trẻ trung. Sự huy động tất cả các giác quan để miêu tả của tác giả cho thấy một tình yêu thiên nhiên cực kì sâu sắc.

Hai dòng cuối thể hiện niềm vui của trẻ thơ khi “xuân về”. Câu “Đón mùa xuân vào nhà” cho thấy tiếng reo vui, chờ đợi của mùa xuân, mùa của sự ấm áp, sum vầy.

Tóm lại, bài “Mùa xuân trong vườn” là thi thơ vô cùng hay về sự thay đổi của cây cỏ khi xuân đến, giúp tôi yêu thiên hơn phần nào.

0
17 tháng 12 2017

kb vs mk nha

    AN TOÀN GIAO THÔNG

   Muốn có an toàn giao thông

Hơi thở người lái phải không có cồn.

   Chỉ có một chút hơi men

Thao tác không chuẩn đi liền rủi ro.

  Chân phanh đạp nhầm chân ga

Xe yêu bỗng chốc hóa ra tử thần.

  Nhiều người tự nhận đàn anh

Cậy tay lái lụa tung hoành đường xa

   Đường tốt cứ phóng hết ga

Chỉ trong tích tắc thế là tai ương.

  Tất cả tai nạn trên đường

Đa phần tốc độ là thường rất cao.

  Trời đêm sáng được nhờ sao

An toàn có được nhờ vào lương tâm.

BIỂN BÁO GIAO THÔNG

  Lái xe trên đường giao thông

Không thuộc biển báo là không an toàn.

  Biển tam giác sơn màu vàng

Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.

  Biển tròn vành đỏ nói gì?

Đó là biển cấm không đi ngược chiều.

  Mũi tên dù chỉ hướng nào

Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.

  Biển chữ nhật sơn màu xanh

Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.

  Trên đường quốc lộ phẳng lì

Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.

  Đi vào thì sẽ làm sao?

Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.

  Đi gần hay đi đường xa

Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.

  Nhớ lời vợ dặn

Nhớ lời em dặn đinh ninh

  Rượu bia uống ít rồi mình ăn cơm

Khi còn chếnh choáng hơi men

  Lên giường nằm tạm chớ nên ra đường.

  Lên xe nhớ kiểm tra gương

Quai mũ cài chặt không vương vấn gì

  Một hai đã quyết là đi

Giấy tờ đầy đủ không gì lăn tăn.

  Khi đến ngã tư ngã năm

Nhớ giảm tốc độ để căn đúng đường.

  Gặp khi trời tối đường trơn,

Tai nạn bất chợt dễ thường xảy ra

  Muốn an toàn phải giảm ga

Cố lách cố vượt ấy là không nên.

  Muốn rẽ, trước hết si-nhan

Khi vượt xe khác nhớ quan sát đường.

  Dù ai chín nhớ mười thương

Gọi điện khi lái trên đường rất nguy

  Tạm đỗ xem có việc gì

Xi-nhan chầm chậm cho xe sát đường.

  Qua cổng viện, qua cổng trường

Học sinh đi lại sang đường rất đông

  Luôn luôn ghi nhớ trong lòng

Còi nhiều inh ỏi cũng không ích gì

  Trẻ em nghịch ngợm hiếu kỳ

Hàng năm, hàng bảy có khi ngược chiều

  Những lời căn dặn đáng yêu

Đi xa càng nhớ nhớ nhiều nhớ em

Trong anh sáng một niềm tin

Đã đi về đích bình yên cả nhà.

          HI , MK THU THẬP HẾT ĐÓ , NHỚ KB VÀ !

+ Bài thơ "Ông đồ" viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm. + Tác giả là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ. + Cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ được tác giả thể hiện niềm thương cảm, nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của mình với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc. + Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày...
Đọc tiếp

+ Bài thơ "Ông đồ" viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm.

+ Tác giả là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ.

+ Cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ được tác giả thể hiện niềm thương cảm, nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của mình với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

+ Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày nay.

+ Cách trình bày ấy có tác dụng làm nổi bật chủ đề của bài thơ, thể hiện sự thất thế, tàn tạ của ông đồ.

+ Hình ảnh của ông đồ qua các khổ thơ là: thời vàng son (khổ 1); ông đồ quen thuộc (khổ 2); thời tàn phai (khổ 3); ông đồ lạc lõng, lẻ loi (khổ 4); ông đồ biến mất gợi lên nỗi buồn, niềm trắc ẩn sâu xa (khổ thơ cuối).

0