Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc).
Chẩn bị : 1 hạt đỗ tương to chắc mẩy , 1 hạt đỗ tương bình thường không to không mảy , 1 hạt đỗ tương sần sùi bé , 1 hạt nhỏ sấn sùi bị sâu , 4 chén nước nhỏ ,1 túi kích thích nảy mầm , 1 chiếc bông băng nhỏ màu đen, 1 chậu lớn để ươm cây .
Tiến hành : ngâm 4 hạt đỗ theo thứ tự lần lượt vào 4 chén nước có pha chất kích thích nảy mầm sau 4 tiếng vớt ra ủ ( từ đêm đến sáng ) khi bỏ ra ta đã thấy 3 hạt đầu nảy mầm và hạt đầu mầm cao nhất song đến hạt thứ 2 song đến hạt đỗ sần sùi bé còn hạt bị sâu bệnh chưa thấy nảy mầm , đem ra chậu giâm khoảng 1 thời gian ta thấy 2 hạt đầu nảy mầm to tươi tốt và tốt nhất là hạt đầu còn 2 hạt kia thì một hạt không nên mầm còn 1 hạt nên mầm song dần chết đi .
Kết luận : chất lượng hạt dống tốt thì khả năng nảy mầm cao
➙Vậy hạt nảy mầm phụ thuộc vào chất lượng hạt dống
Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp). Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm nhiều hơn. Vì vậy: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp). Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm nhiều hơn. Vì vậy: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
Cốc 1: bỏ 10 hạt đỗ đen và không bỏ gì thêm để ra ngoài trời với nhiệt độ thích hợp.
Cốc 2: bỏ 10 hạt đỗ đen để ngập nước khoảng 6 - 7 cm để ra ngoài trời với nhiệt độ thích hợp.
Cốc 3: bỏ 10 hạt đỗ đen lót bông ẩm, bỏ vào tủ lạnh.
Cốc 4: bỏ 10 hạt đỗ đen lót bông ẩm để ra ngoài trời với nhiệt độ thích hợp.
Cốc 4 nảy mầm. Vì có không khí, nhiệt độ, nước, độ ẩm thích hợp.
Cốc 1 không nảy mầm vì: thiếu nước.
Cốc 2 không nảy mầm vì: thiếu không khí.
Cốc không nảy mầm vì: nhiệt độ thấp.
- Chuẩn bị:
+ Chọn các hạt đỗ tốt, khô bỏ vào cốc thủy tinh ( mỗi cốc 10 hạt )
+ Cốc 1: không bỏ gì thêm
+ Cốc 2: đổ nước ngập hạt khoảng 6 - 7 cm
+ Cốc 3: lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm bỏ vào tủ lạnh
+ Cốc 4: lót xuống dưới những hạt đỗ lớp bông ẩm rồi đặt ra ngoài với nhiệt độ thích hợp
+ Cả 4 cốc đều ở chỗ mát
+ Quan sát sự nảy mầm của hạt đỗ sau 3-4 ngày
Kết quả:
STT | Kết quả thí nghiệm |
Cốc 1 | 0 ( thiếu nước ) |
Cốc 2 | 0( thiếu không khí) |
Cốc 3 | 0 ( nhiệt độ thấp) |
Cốc 4 | nảy hoàn toàn 10 hạt |
Câu 1 :
Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.
Câu 2 :
a) Nguyên nhân Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.
b) Giải pháp Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 3 :
+ Cơ quan sinh dưỡng:
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
+ Cơ quan sinh sản:
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn. Câu 4 :
Nước, nhiệt độ, không khí.
Câu 5 :
Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm đế bảo vệ số lượng cá thể của loài. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các khu bảo tồn... để bảo vệ các loài thực vật. Trong đó có thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại đặc biệt quý hiếm. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 6 :
Phải thu hoạch đỗ đen và đỗ xanh trước khi quả chín khô vì khi quả chín khô thì vỏ sẽ tách ra và hạt rơi ra ngoài thì năng suất thu hoạch sẽ không cao Câu 7 : - Qủa nẻ : khi chín vỏ quả tự mở , hạt rơi ra ngoài - Qủa khô k nẻ : khi chín ,vỏ quả k tự mở - Qủa mọng : dễ dàng cắt ngang quả5.Sơ đồ quang hợp:
Nước + khí cacbonic \(\rightarrow\) Tinh bột + Khí ôxi ( điều kiện trong môi trường có ánh sáng và chất diệp lục )
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi
1.
- Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)
Rễ (miền hút) | Thân non |
- Biểu bì có lông hút - Không có - Mạch gỗ xếp xen kẽ mạch rây thành 1 vòng | - Không có - Thịt vỏ có diệp lục tố - Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng) |
2.
- Dác là phần nằm ở bên ngoài, mỏng hơn và có màu nhạt hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ non nên không cứng lắm, chức năng là vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.- Ròng là phần nằm ở phía trong khá dày, màu sẫm hơn, được cấu tạo từ các tế bào gỗ già chết nên chắc và rắn, có chức năng nâng đỡ cho cây3.Gân lá gồm các bó mạch (mạch gỗ và mạch rây) làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa.Đặc điểm của gân lá thường phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng lá.
Các kiểu gân lá:
* Gân hình mạng: đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Có loại gân hình mạng lông chim và gân hình mạng chân vịt.
- Gân hình mạng lông chim: gặp ở lá đại, lá mít... (những loài có lá hình thuôn, hình bầu dục, hình tròn, hình trứng, hình quả trám). Trong đó, có 1 gân chính nằm trên trục đối xứng của lá, từ dọc gân chính phân nhánh cho ra các gân bên, từ các gân bên lại phân nhánh cho ra các gân phụ phân bố đến tận từng TB lá.
- Gân hình mạng chân vịt: gặp ở lá có hình chân vịt như lá sắn. Có số gân chính tương ứng với số thùy ccủa lá, từ các gân chính này cho ra các gân bên.
* Gân song song và hình cung: đặc trưng cho các cây Một lá mầm (vẫn gặp ở cây Hai lá mầm), trong đó, hệ gân lá đều gồm các gân lá nằm xếp hình cung dọc từ cuống đến ngọn lá. Ở đây có sự phân biệt gân song song hay hình cung là do đặc điểm hình thái lá. Lá dài và hẹp bản như lá lúa, ngô... có gân song song. Lá ngắn và rộng bản như lá cây tràm có gân hình cung.4.- Lá là một cơ quan của thực vật có mạch và là phần phụ thuộc ở bên chính của thân cây. Lá và thân cây hợp lại tạo nên chồi cây- Thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng, dự trữ hoặc tự vệ ở thực vật.5.
Sơ đồ quang hợp:
Nước + Khí Cacbônic \(\frac{ánhsáng}{chấtdiệplục}\)→ Tinh bột + Khí ôxi
Khái niệm quang hợp:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi
6.
- Hô hấp là quá trình: cung cấp khí oxi và loại khí CO2 trong tế bào khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn chính:
+ Sự thở
+ Sự trao đổi khí ở phổi
+ Sự trao đổi khí ở tế bào.
7.
- Cây xanh lấy khí cacbonic để quang hợp tạo ra khí không khí và thoát hơi nước. Khí O2 giúp không khí trong lành, giảm khí cacbonic giúp môi trường bớt ô nhiễm, hơi nước thoát ra làm mát không khí, cho sinh vật thêm sức sống. Ngoài ra một số loại cây có thể tiết ra chất tẩy trùng, diệt khuẩn. Lá cây cũng là vật bám bụi tốt, khi trời mưa, bụi ở lá theo nước cuốn xuống đất.
8.
- Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
9.
- Cắm một cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian, quan sát nhận xét sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. Tiếp đó cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuộm màu. Cho biết nước và muối khoáng được vận chuyển theo phần nào của cây.
10.
- Thí nghiệm: Chọn một cành cây trong vườn, bóc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng mép vỏ ở phía trên phình to ra. Đó là do chất hữu cơ chuyển đến chỗ bị cắt thì tắc lại do mạch rây đã bị bóc đi cùng với khoanh vỏ. Vì hủy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày sẽ làm cho mép trên phình to ra.
Chuẩn bị hại châu cây ,một cây có là còn cây kia vặt hết lá đi...Ta trùm chặt túi ni lông vào cả hai chậu cây
Sau 1giờ...cây bị vặt lá thành túi vẫn trong còn thành túi bên cây có lá đã mờ và ko nhìn rõ lá.
1/-Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống
-Điều kiện bên ngoài:đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp
2/Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ
Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí. nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.
1. Đặc điểm của quả và hạt thích nghi với phát tán nhờ gió: có cánh, có lông nhẹ để nhờ gió chuyển đi xa.
VD: quả chò, hạt hoa sữa,...
2. Đặc điểm của quả và hạt thích nghi với tự phát tán: khi chín vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt ra ngoài.
VD: quả cải, quả chi chi,...
3. Đặc điểm của quả và hạt thích nghi với phát tán nhờ động vật: có gai hoặc có móc để dễ bám vào cơ thể động vật, hay có mùi thơm, vị ngọt, hạt vỏ cứng để thu hút động vật.
VD: quả trinh nữ, quả thông,....
4. Con người có giúp cho việc phát tán quả và hạt .Bằng những cách sau:
-Vận chuyển quả và hạt đi tới các vùng, miền khác nhau
-Giữa các nước thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu nhiều loại quả và hạt
->Giúp cho các loài cây phân bố ngày càng rộng.
5. Những quả và hạt có thể tự phát tán mà em biết là:quả chi chi, quả cải, quả ké đầu ngựa, hạt hoa cỏ may,...
Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc. mẩy. không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hạt bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo…).
=> Kết quả: Nếu hạt nào không bị sứt sẹo thì nảy mầm. Còn hạt nào bị sứt sẹo ẩm mốc thì khả năng này mầm kém, thậm chí có khi không nảy mầm.