Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cái này theo ý hiểu của chị là: Sống không có mục đích
Dàn ý này em tham khảo nhé, chủ đề same same nên chị tìm cho em tham khảo này:
1. Mở bài
Dẫn dắt vấn đề: Bàn về cách sống không mục đích, J.Ruskin đã nói: “Sống không có mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn”.
2. Thân bài
– Cắt nghĩa câu nói:
+ “Mục đích” là kết quả mà ta mong muốn, là điểm đích cuối cùng ta đạt được sau những cố gắng, nỗ lực.
+ “Sống không có mục đích” là sống không có lí tưởng, sống không mơ ước và mơ hồ trong cuộc sống của chính mình.
–> So sánh việc sống không mục đích với con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi không có la bàn nhằm nhấn mạnh sự vô định, mất phương hướng trong cuộc sống nếu không có mục đích sống rõ ràng.
– Vì sao phải sống có mục đích:
+ Cuộc đời của con người vốn là những hành trình dài, nếu như không có những mục đích rõ ràng, chúng ta khó có thể bước qua được những thử thách để đến đi đến được vạch đích cuối cùng.
+ Khi có những mục đích sống nghĩa là chúng ta biết mình muốn gì, cần gì, khi ấy để thưc hiện được con người sẽ huy động được những cố gắng, năng lực để thực hiện.
+ là nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua những thử thách, có thêm niềm tin vào tương lai và sống một cách tích cực hơn, ý nghĩa hơn.
+ Sống có mục đích sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa hơn, chủ động hơn nó giúp ta đi đúng hướng, sống đúng theo mong muốn của mình.
– Sống không mục đích:
+ Sống không mục đích sẽ làm cho con người trở nên bị động trước hoàn cảnh, sống mông lung không biết mình muốn gì, làm gì.
+ Sống không mục đích sẽ làm cho con người lạc lối giữa cuộc đời rộng lớn, sống nhưng lại chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống.
+ Sống không mục đích sẽ làm cho con người thiếu đi sức mạnh của tinh thần, không thể huy động, phát huy được những năng lực bản thân
3. Kết bài
Câu nói của J. Ruskin đã mang đến cho chúng ta bài học về thái độ và hành động sống, Hãy sống có mục đích, có những hành động thiết thực để xây dựng ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình.
Tham khảo:
Nhà thơ Thanh Hải sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời năm 1980 - năm năm sau khi đất nước ta thống nhất, cả nước đang say mê với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, đó là thời điểm nhà thơ bị bệnh nặng đang được điều trị tại bệnh viện, không lâu sau ngày bài thơ ra đời cũng là khoảnh khắc nhà thơ từ biệt cuộc sống. Với tác giả, chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu, Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương. Chính bởi vậy, từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước; bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến "Mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
Khởi ngữ: Với tác giả
Nhà thơ Thanh Hải sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời năm 1980 – năm năm sau khi đất nước ta thống nhất, cả nước đang say mê với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, đó là thời điểm nhà thơ bị bệnh nặng đang được điều trị tại bệnh viện, không lâu sau ngày bài thơ ra đời cũng là khoảnh khắc nhà thơ từ biệt cuộc sống. Chắc hẳn, vào những ngày cuối cùng ấy, sau những chiêm nghiệm về cuộc sống với tất cả tình yêu . Điều này đã khiến cho Thanh Hải muốn tiếp tục cất lên tiếng hót của “con chim chiền chiện” để góp nên một “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời, cho con người và cho đất nước yêu thương. Chính bởi vậy, từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước; bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
Khởi ngữ : Điều này
Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Chế Lan Viên đã từng dùng hình ảnh cánh cò trắng bên nôi để khái quát nên quy luật muôn đời của lòng mẹ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Không giống với cánh cò trong lời ru của mẹ, những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng trong bài “Mây và sóng” của Ta-go lại ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng một cách rất khác, từ lời kể của đứa bé. Người đọc ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc mà Ta-go gửi gắm trong bài thơ ấy.
Ta-go là một người nghệ sĩ đa tài. Ông đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ, có giá trị đến tận bây giờ cho nền nghệ thuật thế giới. Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ và là nhà thơ đầu tiên của Châu Á đoạt giải Nô-ben văn học với tập Thơ Dâng. Hầu hết các tác phẩm đều được chính ông dịch sang tiếng Anh.
Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình, triết lí nồng đượm. Thơ ông sử dụng rất thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình thức liên tưởng so sánh và thủ pháp trùng điệp. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua bài thơ “Mây và sóng” của ông.
Bài thơ mở đầu với một tiếng gọi “Mẹ ơi” của em bé và sau đó là lời kể lại cuộc đối thoại giữa em và những người sống trên mây và sóng. Em bé được mây và sóng rủ rê, mời gọi bằng những đề nghị vô cùng hấp dẫn “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” và “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào”.
Tác giả đã thật tinh tế khi mở ra một thế giới mới lạ, hoàn toàn khác so với thế giới thực tại trong mắt của đứa trẻ. Mây và sóng, những cuộc dạo chơi đến “tận cùng trái đất”, đến “rìa biển cả” – những nơi xa xôi và cũng chính vì thế mới gợi lên sự tò mò của em bé. Ta-go còn thấu hiểu tâm lí của một đứa trẻ, khi để cho em bé lưỡng lự, phân vân trước lời đề nghị đầy hấp dẫn của mây và sóng.
Nếu thiếu đi chi tiết này, cuộc đối thoại của em bé sẽ không thực, vì trẻ em ai lại không ham chơi, không muốn khám phá thế giới mới lạ? Thế nhưng điều đã níu chân em, để em quyết tâm từ chối lời mời hấp dẫn ấy là tình mẫu tử. Vì “Mẹ mình đang đợi ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” và “Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Với em, mẹ còn quan trọng hơn cả những cuộc dạo chơi, khám phá kia. Bởi em đã tự sáng tạo ra được trò chơi của chính mình, có em và có mẹ. Em sẽ là mây, mẹ là trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Em là sóng còn mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, “con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.
Tác giả đã dựng nên một bức tranh thật đẹp với những hình ảnh đầy thơ mộng, là sóng là mây, là trăng, là gió, là bến bờ kì lạ. Những sự vật ấy khiến cho không gian như được mở ra mênh mông, cũng giống như trí tưởng tượng bao la của những đứa trẻ.
Không chỉ dựng nên một bức tranh mộng mơ, bài thơ còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ta-go đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ giàu tính biểu tượng để gợi về tình mẫu tử. Mây, sóng, trăng, bến bờ kì lạ là những sự vật thiên nhiên mang tính vĩnh hằng. Điều ấy cũng có nghĩa, ông đã nâng giá trị của tình mẫu tử lên ngang với tầm vóc của vũ trụ, biến nó trở thành tình cảm thiêng liêng, bất diệt.
Hơn thế nữa, trong trò chơi của đứa trẻ, con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm; con là sóng, mẹ sẽ là bến bờ kì lạ với hành động “hai bàn tay con ôm lấy mẹ”, “con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” đã gợi cho ta niềm hân hoan, vui sướng của đứa trẻ khi được ở cùng mẹ.
Hạnh phúc giản đơn của chúng chỉ là được mẹ nâng niu, ôm ấp trong sự bao dung như cái bến bờ kì lạ mà con sóng lăn vào. Câu thơ cuối đã mang tới cho người đọc nhiều suy ngẫm “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Câu thơ vang lên như một lời khẳng định mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể chia lìa, cũng có nghĩa tình mẫu tử thiêng liêng luôn tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế gian này.
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Bài thơ “Mây và sóng” được viết bằng chữ Ben-gan in trong tập thơ “Si-su” (trẻ thơ) xuất bản năm 1909 và được chính Ta go dịch sang bằng tiếng anh trong bản “trăng non” xuất bản năm 1909. Bài thơ là những câu chuyện với mẹ ở trên “mây” và trong “sóng” cùng những trò chơi của cậu bé. Bài thơ nói lên vẻ đẹp mộng mơ lên tiên cảnh trên mây và dập dềnh nơi sóng lớn biển khơi. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ.
Ta go để lại một kho tàng văn hóa đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn và nhiều tác phẩm tranh thơ nổi tiếng, ông là nhà thơ đầu tiên nhận giải Nô ben về văn học.
Bài thơ là lời mời gọi của những người sống trên mây trong sóng. Trước hết là thông qua lời mời gọi của những người sống trên mây: “bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa, ví mây giống như người bạn, mây có thể giao tiếp được với cậu bé, tác giả đang tưởng tượng ra rằng, cậu đang ngồi và ngước mặt nhìn lên trời, ở đó có 9 tầng mây đẹp đẽ, đang cùng trò chuyện với cậu. Lời mời gọi nghe quá ư là hấp dẫn, nào là “lên đây thì được chơi từ sáng sớm đến chiều tối” nhưng có điều là làm sao cậu có thể lên đó được, cậu là người phạm mắt trần da thịt mà. Như hiểu được ý cậu bé, trời bày cho cậu hãy đi tới nơi cuối của thế giới, ở đó cậu sẽ được trời nhấc bổng lên 9 tầng mây. Một bức tranh thơ mộng như xứ thần tiên được hiện ra trước mắt ta, ở đó có mây vàng bạc, không gian trời đất bao la, lời rủ rê của em có phải chăng là ước muốn được khám phá, được tìm tòi những gì bí ẩn và thú vị của trời đất hay không. Tago là một nhà thơ vừa yêu thiên nhiên vừa yêu trẻ thơ vì thế bài thơ này Tago dành cả tình yêu của mình để sáng tác, đưa những ước mơ hồn nhiên nhưng rất đỗi tuyệt đẹp thành hiện thực. Thơ của Tago thể hiện tình yêu, tình nhân ái, khát vọng được tự do, hạnh phúc. Ước mơ không chỉ dừng lại ở việc vi vu khắp cả trái đất này mà còn muốn thám hiểm hết thảy đại dương bao la này.
Do vậy mà cậu bé đã hỏi đại dương rằng làm sao để ra ngoài ấy được. Đại dương bèn trả lời cho cậu bé rằng: “hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi”. Một cảnh vật hấp dẫn diễn ra trước mắt chúng ta giống như truyện cổ tích vậy, chỉ cần đến đứng ngoài biển nhắm mắt lại và “sóng” sẽ mang bạn đi, thiên nhiên như hòa vào giấc mơ của tâm hồn trẻ thơ. Bầu trời thì rộn ràng, đẹp đẽ, đại dương thì mênh mông, bao la. Nhưng tất cả điều đó không thể khiến em rời bỏ mẹ mà đi được, mẹ đã níu chân em “buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được”. đối với cậu bé thế giới thiên nhiên thật tuyệt vời và hấp dẫn, nhưng còn thứ cậu thấy hấp dẫn và thú vị hơn đó mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng cậu từ lúc cậu còn ở trong bụng của mẹ vậy, thế giới thiên nhiên dù có hấp dẫn tới đâu đi chăng nữa thì đối với cậu bé hay mỗi người chúng ta mẹ mới là điều chúng ta cần níu giữ và kính trọng nhất.
Ta-go dẫn chúng ta đi từ câu chuyện trẻ thơ này đến câu chuyện trẻ thơ khác bằng chính tâm hồn của một đứa bé. Cậu sáng tạo ra những trò chơi mà ở đấy vừa có mây, sóng mà quan trong là có mẹ: con là mây thì mẹ sẽ là trăng, con là sóng thì mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ bên kia, mây và trăng sẽ cùng chung một bầu trời, sóng và bờ biển sẽ không bao giờ tách rời nhau. Sóng vỗ về xô vào bờ giống như mẹ luôn vỗ về con vậy. Đây là trò chơi nhưng trò chơi này đã vượt lên giới hạn của nó, nó chính là tình cảm thiêng liêng về tình mẫu tử, luôn muốn được mẹ ôm ấp và vỗ về, không bao giờ muốn xa rời mẹ dù chỉ giây phút thôi.
Bài thơ chính là sự hòa hợp đến lạ lùng của thiên nhiên tuyệt đẹp và cậu bé đáng yêu này. Bài thơ nói về tình yêu da diết, nồng thắm đã chiến thắng được ham muốn chơi bời, sự cám dỗ. Sự níu kéo này chính là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ. Bài thơ nói về một cậu bé thông minh, giàu tính tưởng tượng khát khao khám phá thế giới và được gần bên mẹ.
Qua bài thơ ta hiểu ra rằng con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ, quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần phải một bờ tựa vững chãi mà tình mẹ là một trong những điểm tựa ấy.
Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng: Hạnh phúc không phải điều gì quá xa xôi, không ai ban cho mà do trần thế và con người nơi đó tạo ra.
a. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.
b. "Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng."
c.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã đưa “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi), mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Từ thân phận nô lệ, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước. Họ chung tay trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc với niềm vui hào hứng, phấn khởi. Trong cảm hứng ca ngợi con người mới, cuộc sống mới ấy, Huy Cận đã viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ sáng tác ở Hòn Gai ngày 4 tháng 10 năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh và được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Tác phẩm là một khúc tráng ca, khắc họa vẻ đẹp và sức mạnh của người dân lao động trước thiên nhiên – vũ trụ kỳ vĩ.
e. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.
Mở bài:
Trong bài thơ "Mây và nước" của nhà giáo Văn Như Cương, hình ảnh mây bay và nước chảy đã khơi gợi một quan niệm sống vô cùng sâu sắc. Tại tuổi 20, ông đã thể hiện một triết lý sống đơn giản nhưng chất chứa ý nghĩa lớn lao. Hình ảnh mây và nước tượng trưng cho hai hướng đi khác nhau, và thông qua những câu thơ ngắn gọn, ông truyền tải một thông điệp rõ ràng về tinh thần và quyết tâm trong cuộc sống.
Kết bài:
"Ta không làm mây bay, ta sẽ làm nước chảy" - đó là quan niệm sống mà nhà giáo Văn Như Cương đã dành tặng cho chúng ta qua bài thơ ngắn đơn giản ấy. Ý nghĩa của những câu thơ này không chỉ đơn thuần là về việc chọn lựa hướng đi trong cuộc sống mà còn là về ý chí và quyết tâm không ngừng tiến bước, vượt qua khó khăn và thử thách. Hình ảnh mây bay và nước chảy đề cao tính cách linh hoạt và mạnh mẽ trong từng bước đi của con người.
Như mây bay về nơi gió không thổi, nhà giáo Văn Như Cương muốn chúng ta luôn có thể tìm đến những điểm đến mới, không ngừng phát triển, không bị ràng buộc bởi những điều cũ kỹ. Còn nước chảy về đại dương sóng gầm dữ dội, ông khích lệ chúng ta không sợ khó khăn, không từ bỏ trước những thử thách khắc nghiệt. Tinh thần kiên định, như dòng nước chảy không ngừng, chinh phục mọi trở ngại, giữ vững định hướng và tiến lên phía trước.
Với triết lý sống đơn giản nhưng chất chứa ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ "Mây và nước", chúng ta hãy học tập và ghi nhớ những thông điệp ý nghĩa này, để luôn tự tin bước đi và sống đẹp mỗi ngày, trở thành những con người kiên định và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.