Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Trong cuộc sống, dù không hề mong muốn, nhưng đôi khi chúng ta phải trải qua những kỉ niệm buồn bã khó quên được. Đó có thể là những lúc chìm trong đau khổ, thất bại, hoặc có thể là những lần té đau không ai đỡ và cũng có thể là nỗi buồn khi mất đi người thân.Lúc đó, rất có thể chúng ta sẽ bỏ cuộc, gục ngã và cảm thấy mình thật yếu đuối. Nhưng khi chúng ta có được niềm tin vào bản thân, ta sẽ tự động đứng lên và nhận ra những ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống.Tôi cũng vậy, trải nghiệm đầy hối hận với những người bạn không tốt đã để lại trong tôi những bài học khó quên.
Vào cuối năm lớp 4, tôi rất thích đi chơi cùng các bạn. Vì thế nên, tôi thường làm bài tập về nhà qua loa, nhanh chóng. Tôi chơi cùng nhóm bạn gồm năm đứa con gái khác nhau về tính cách và ngoại hình, nhưng chúng tôi rất hợp nhau. Đứa cao nhất là tôi, đứa lùn nhất là Trang, đứa béo nhất là Hiền, đứa xinh nhất là Nhi và đứa gầy nhất là Linh.
Chúng tôi thường đi chơi với nhau sau mỗi giờ học. Mỗi đứa đều nhắc cầm thêm tiền để tự mua đồ. Tôi đã nhịn ăn sáng để có tiền theo nhóm bạn. Tôi nghĩ rằng các bạn cũng sẽ chuẩn bị giống tôi. Nhưng không, sau khi ăn, Linh bảo với tôi rằng các bạn đều quên mang tiền hết cả nên nhờ tôi trả hộ. Vì tôn trọng tình bạn bốn năm nên tôi đã trả tiền giúp các bạn hôm đấy. Nhưng rồi dần dần, như một thói quen, lần nào các bạn đều kiếm lí do để nói quên mang tiền và khiến tôi nhịn ăn sáng liên tục để trả. Nhiều lúc nghĩ: “Sao mình ngốc vậy?” nhưng do sợ mất nhóm bạn, sợ bị nói xấu nên tôi tiếp tục nhịn ăn sáng để có tiền khi các bạn ấy muốn đi mua đồ ăn.
Một thời gian sau, tôi bị mẹ phát hiện nhịn ăn sáng. Tôi vô cùng lo lắng, sợ mẹ mắng và đánh. Nhưng khi nghe tôi kể, mẹ ôm tôi vào lòng. Tôi bật khóc. Mẹ an ủi và phân tích cho tôi hiểu mình được ở điều gì và sai trái ở điều gì. Mẹ cho tôi lời khuyên và cách giải quyết. Nghe xong, tôi nhận ra mình đã có những suy nghĩ chưa đúng. Lời khuyên của mẹ đến giờ này tôi vẫn nhớ như in: “bố mẹ luôn là người bạn tốt nhất và đáng tin tưởng nhất của con, luôn yêu thương con. Vì vậy, con hãy chia sẻ những tâm tư tình cảm của bản thân với bố mẹ. Tình bạn chân thành xuất phát từ sự tôn trọng, cảm thông, chia sẻ lẫn nhau giữa con và bạn”.
Tôi hiểu ra mọi chuyện, tôi đã nhận thức được việc làm của tôi không phải là giúp bạn mà lại khiến các bạn trở nên ỷ lại, không tôn trọng mình. Tôi đã nói chuyện thẳng thắn, chân thành với các bạn để có thể tiếp tục là những người bạn của nhau. Tôi cảm thấy rất cảm ơn mẹ vì đã giúp tôi tìm lại chính mình. Vì thế tôi cũng rút ra được là : Những người bạn tốt mới có thể giúp nhau trong cuộc sống và tránh được những thói hư, tật xấu. Muốn có bạn tốt, trước hết con phải là người bạn tốt. Hãy luôn chia sẻ những chuyện vui buồn cho bố mẹ để nhận lại được những lời khuyên kịp thời, hữu ích.
Những ngày được là một học sinh, em đã có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Vui có, buồn có, nhưng ấn tượng sâu sắc nhất với em vẫn là một kỉ niệm đáng xấu hổ hồi đầu năm học.
Em vẫn nhớ rất rõ, hôm đó là một buổi học ngữ văn vào sáng thứ hai đầu tuần. Tối hôm trước, em đã ngủ rất muộn, vì trốn trong chăn đọc quyển truyện yêu thích mà chị hàng xóm cho mượn. Vì quá say sưa, mà em quên luôn giờ phải đi ngủ nên em đã rất buồn ngủ và mệt khi đến trường hôm sau.
Tiết học ngữ văn là tiết đầu tiên của sáng hôm đó, khi cô giáo đang say sưa giảng bài, các bạn thì chăm chú ghi chép. Em lại ngồi lim dim ở góc lớp. Ánh nắng ấm áp ngoài cửa sổ đã ru em vào giấc ngủ say. Kết quả, cô giáo đã phát hiện ra một học sinh ngủ quên. Tuy nhiên, thay vì quát mắng, cô đã nhẹ nhàng xoa nhẹ đầu em, và âu yếm gọi em dậy, cho phép em xuống phòng y tế nghỉ ngơi. Hành động ấy của cô khiến em cảm thấy tự xấu hổ về mình vô cùng. Tiếng cười khúc khích của các bạn khiến em cúi gầm mặt xuống đất. Nhưng trước ánh mắt dịu dàng của cô, em đã quyết tâm, ngẩng đầu lên xin lỗi cô, rồi đi rửa mặt cho tỉnh táo và trở lại lớp học.
Trải nghiệm ngày hôm đó khiến em còn nhớ mãi đến hôm nay. Từ lúc ấy, em đã luôn sinh hoạt theo đúng thời gian biểu của mình để đảm bảo sức khỏe và thời gian học tập
1. Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.
3. Cấu trúc : gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.
- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.
tham khảo
Mình đã có ý định đăng một bài về vấn đề “Viết hoa tên riêng trong tiếng Việt” từ lâu. Nhân hôm nay trao đổi với một bạn trẻ và một bạn già về vấn đề viết hoa tên riêng trong tiếng Việt, mình nhận thấy nên viết để làm rõ vấn đề, ngõ hầu cùng mọi người có nhận thức chung thống nhất về vấn đề viết hoa tên riêng trong tiếng Việt.
Để các bạn dễ hình dung, mình xin nêu lại ví dụ với “bạn trẻ – bạn già”.
Bạn trẻ gửi mình một văn bản trong đó viết:
Viện Ngoại Ngữ – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Mình khuyến nghị bạn trẻ sửa thành:
Viện Ngoại ngữ – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Bạn trẻ: ‘Em chẳng thấy chỗ nào viết như anh gợi ý’.
Bạn già: ‘Viện Ngoại ngữ – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội’
Cả bạn trẻ và bạn già đều có căn cứ qua hàng loạt các văn bản, trang web, tài liệu… trong và ngoài trường để minh chứng và phản biện.
Mình thử cố đưa ra căn cứ, gắng thuyết phục hai bạn một lần, rồi… im lặng về nhà viết bài này!!!
Chắc chắn về vấn đề “viết hoa” mình chưa phải là chuyên gia, song mình biết mình đang nói gì khi đề cập tới vấn đề “viết hoa tên riêng trong tiếng Việt” vì đơn giản là mình biết và làm chủ những gì mình đang nói!!!
“Viết hoa” đúng chuẩn là một câu chuyện không đơn giản. Chẳng thế mà đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ mới dừng lại ở “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa”, và tính tới thời điểm này (11/2014) Bộ cũng chưa có quyết định cuối cùng nào trên vấn đề quen thuộc nhưng phức tạp này.
Hầu như ai cũng ý thức được tầm quan trọng của việc viết hoa tên riêng và luôn cố gắng viết đúng chuẩn mực, viết đúng quy định. Song khó khăn chính lại không nằm ở tự thân vấn đề “viết hoa” mà lại nằm ở việc hiểu và định nghĩa tên riêng một cách đúng đắn thì mới có thể viết hoa đúng được.
“Tên riêng là gì?” lại là câu hỏi lớn, thậm chí còn lớn hơn vấn đề viết hoa.
Mình sẽ trở lại vấn đề “tên riêng – tên chung” trong một dịp khác.
Bài viết dưới đây được biên tập từ hai nguồn chính sau:
- Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc “Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính” (phần “Viết hoa trong văn bản hành chính”)
- Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa”
Ngoài ra, bài viết cũng tham khảo tài liệu hướng dẫn “Viết hoa trong văn bản hành chính” do Đại học Đà Nẵng ban hành ngày 02 tháng 06 năm 2011 (Số: 2588/ĐHĐN-TTPCTĐ, tài liệu nội bộ). Đặc biệt, các ý kiến của GS. Nguyễn Văn Khang về vấn đề viết hoa tên riêng được bài viết trân trọng và đồng thuận ở mức độ cao.
***
QUY TẮC VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT
(trong văn bản hành chính và sách giáo khoa)
I. VIẾT HOA TRÊN CƠ SỞ CÚ PHÁP
1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:
Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng.
Nói chung, phần lớn những người có trình độ THPT trở lên đều hiểu và áp dụng đúng các quy tắc cụ thể này.
2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng:
mình nhĩ là các cô thầy giáo bị bệnh nghề nghiệp muốn học sinh điểm cao dù chỉ là thi để hiều bài nhưng các cô thầy ko muốn mình bị xấu mặt thậm chí cũng nhiều cô thầy lớp mình học sinh điểm thấp dưới 5 năm điểm nhưng thầy cô loucs nào cũng cho trên 5 điểm
nội dung : cậu bé đang nhặt những con sao biển và ném chúng trở lại đại dương trong khi có người nói cậu làm vậy là vô ích
rút ra bài học: cậu bé có tấm lòng rất nhân hậu từ cậu ta rút ra bài học phải luôn có tấm lòng biết yêu thương và phải biết giúp đỡ người khác,.. dù là việc nhỏ nhất hay ít nhất mình có thể làm
Olm chào em, cảm ơn ý kiến đóng góp của em.Về vấn đề mà em hỏi, olm xin giải đáp như sau:
+ Nếu chỉ có video giảng thôi mà không chèn câu hỏi vào các em sẽ tua video mà không xem hết dẫn đến không hiểu lý thuyết, không nắm được bài học, như vậy sẽ không hiệu quả.
+ Tất cả các nội dung câu hỏi chen vào giữa video bài giảng đều nằm trong phần lý thuyết mà em đã được nghe giảng ở đoạn trước của video.
+ Không có bất cứ câu hỏi nào chèn vào video bài giảng nằm ngoài phần lý thuyết mà em đã được giảng trong đoạn video trước đó.
+ Việc xây dựng cấu trúc bài giảng theo mô hình công nghệ học đến đâu, nghe, hiểu, ghi nhớ, thực hành đến đó sẽ giúp các em nắm vững kiến thức, nhớ sâu, nhớ lâu. Đồng thời nó rèn các em tính tập trung và khả năng phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng trong việc học như: Tập trung nghe giảng, hiểu nội dung, ghi nhớ kiến thức, thực hành tốt bài học trong cùng một thời điểm. Đáp ứng đúng mục tiêu học chủ động, sống tích cực của bộ giáo dục và đào tạo.
+ Nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng đó mà các em trở nên tập trung, chủ động, linh hoạt, tạo cho các em thói quen biết sử dụng đồng thời các khả năng của mình trong học tập và công việc.
* Cuối cùng vì tất cả các lý do nói trên mà olm đã, đang đem lại hiệu quả cho đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong thời kỳ kỷ nguyên số.
Trân trọng và cảm ơn ý kiến đóng góp của em, chỉ cần em tập trung nghe giảng để hiểu, nhớ kiến thức là sẽ không trả lời sai các câu hỏi được chèn vào giữa các video bài giảng của olm nữa.
Chúc em học tập vui vẻ và hiệu quả cùng olm.vn
đề bài là gì vậy bạn
Phân biệt ed