Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai.Quê gốc ở Chi Ngại (Chí Linh,Hải Dương).Ông là con của Nguyễn Phi Khanh và vợ Trần Thị Thái. Nguyễn Trãi là một nhà quân sự,chính trị tài ba và kiệt xuất đồng thời trở thành khai quốc công thần của triều đại Hậu Lê.Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và là một trong 14 anh hùng tiêu biểu của Việt Nam cùng với Hùng Vương,Hai Bà Trưng,Lý Nam Đế,..
Ngay từ khi còn bé,ông đã rất thông minh và ham đọc sách,điều này được cha ông là Nguyễn Phi Khanh nhắc đến trong hai câu thơ:" Cố viên loạn hậu hữu tiên lư/Lục tuế nhi đồng phả ái thư"Không chỉ vậy,ông có đóng góp rất lớn trong nhiều lĩnh vực,để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Quân trung từ mệnh tập,Dư địa chí,Chí Linh sơn phú,Quốc âm thi tập,..và tác phẩm nổi tiếng được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta " Bình Ngô đại cáo".Tư tưởng nhân nghĩa,yêu nước,thương dân luôn được ông đề cao và trân trọng.Đặc biệt cách đánh vào tinh thần cuả giặc (tâm công kế) cũng được ông sử dụng một cách hiệu quả.
Vụ án Lệ Chi Viên là vụ án oan nổi tiếng thời Lê Sơ khiến cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc.Năm 1464 sau 22 năm oan khuất,vua Lê Thánh Tông đã ban chiếu minh oan cho ông.
Lưu ý : Có những phần tham khảo tư liệu trong sách và trên mạng
Tham khảo:
– Nguyễn Trãi không những Ɩà một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn Ɩà một danh nhân văn hoá thế giới.Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…
– Tư tưởng c̠ủa̠ ông tiêu biểu cho tư tưởng c̠ủa̠ thời đại.cả cuộc đời c̠ủa̠ Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.Ông thường suy nghĩ ѵà mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, “nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”.
Lê Thánh Tông:
-Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn Ɩà một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba c̠ủa̠ dân tộc ta ở thế kỉ XV.Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
– Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn ѵà Ɩàm chủ soái.Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
-Thơ văn c̠ủa̠ ông chứa đựng tinh thần yêu nước ѵà tinh thần dân tộc sâu sắc.Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh…, tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3.Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
– Ông Ɩà nhà sử học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta ở thế kỉ XV.Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.– Ông Ɩà một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
4.Lương Thế Vinh (1442 – ? )
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua ѵà dân coi trọng.Ông còn Ɩà nhà toán học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta thời Lê sơ.Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).Ông được người đương thời ca ngợi Ɩà nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn gọi Ɩà “Trạng Lường”.
Lý Thường Kiệt cho đọc bài Nam Quốc Sơn Hà để:
`-` Thúc đẩy tinh thần chiến đấu của quân ta, làm lung lay tinh thần của quân giặc, khiến cho quân giặc trở nên hoang mang, lo lắng.
`-` Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt thể hiện được sự sáng tạo độc đáo, chủ động của ông. Cho đánh quân giặc để giành được thế chủ động, tiêu hao sức lực chiến đấu của quân Tống, chỉ để phòng vệ.
Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam, người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo như người Gia Rai, người Ê Đê, người Ra Glai và người Chu Ru. Bên ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai.
Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã băng qua đường biển vào thiên niên kỷ đầu tiên TCN từ Malaysia và Indonesia (Sumatra và Borneo), cuối cùng định cư ở miền trung Việt Nam hiện đại.
Do đó, người Chăm gốc có khả năng là người thừa kế của các nhà hàng hải Nam Đảo từ Nam Á, những người có hoạt động chính là thương mại, vận tải và có lẽ cả cướp biển. Không hề hình thành một chế độ dân tộc nào để lại dấu vết trong các nguồn tài liệu viết, họ đã đầu tư các cảng ở đầu các tuyến đường thương mại quan trọng nối Ấn Độ, Trung Quốc và các đảo của Indonesia, sau đó, vào thế kỷ 2, họ thành lập vương quốc Chăm Pa, rồi để Việt Nam dần dần chiếm lấy lãnh thổ.
Các mô hình, niên đại di cư vẫn còn được tranh luận và người ta cho rằng người Chăm, nhóm dân tộc Nam Đảo duy nhất có nguồn gốc từ Nam Á, đến Đông Nam Á bán đảo muộn hơn qua Borneo. Đông Nam Á lục địa đã được cư trú trên các tuyến đường bộ bởi các thành viên của ngữ hệ Nam Á, chẳng hạn như người Môn và người Khmer khoảng 5.000 năm trước. Người Chăm là những người đi biển thành công của người Nam Đảo từ nhiều thế kỷ đã đông dân cư và sớm thống trị vùng biển Đông Nam Á. Những ghi chép sớm nhất được biết đến về sự hiện diện của người Chăm ở Đông Dương có từ thế kỷ 2 SCN. Các trung tâm dân cư xung quanh các cửa sông dọc theo bờ biển kiểm soát xuất nhập khẩu của lục địa Đông Nam Á, do đó thương mại hàng hải là bản chất của một nền kinh tế thịnh vượng.
Văn học dân gian Chăm bao gồm một huyền thoại sáng tạo, trong đó người sáng lập ra chính thể Chăm đầu tiên là Thiên Y A Na. Xuất thân từ một nông dân khiêm tốn ở đâu đó trên dãy núi Đại An, tỉnh Khánh Hòa, các linh hồn đã hỗ trợ bà khi bà đi du lịch Trung Quốc trên một khúc gỗ đàn hương trôi nổi, nơi bà kết hôn với một người đàn ông hoàng tộc và có hai người con. Cuối cùng, bà trở lại Chăm Pa để "làm nhiều việc thiện trong việc giúp đỡ người bệnh và người nghèo" và "một ngôi đền đã được dựng lên để vinh danh bà", ngày nay được biết đến là Tháp Po Nagar. Theo em thấy , dân tộc người chăm còn lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán của người việt xưa , có thể nói dân tộc chăm là một bảo tàng lưu giữ phong tục truyền thống của việt nam ta .
tham khảo thui nhé
mình chẳng biết một chút kiến thức nào về dân tộc chăm luôn
nhưng mình có biết trong dân tộc chăm có cả người lười đó bạn à
bạn ơi nhắn ít thôi rùi sẽ có người trả lời , mình trả lời rui đó , xem đi
Bạn thể tự viết ra bởi vì mỗi người có những ý kiến khác nhau