Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau những vui buồn mình phải chia xa
Bạn bè ơi, biết bao giờ gặp lại?
Đường đến tôi là con đường xa ngái
Nẻo tôi về dài hơn cả một chuyến bay
Yêu thương này tôi khắc lên bàn tay
Lằn chỉ tay nát nhàu ẩn hiện
Đường "bạn hữu" ở đâu, nào ai biết!
Nắm tay vào vẽ một nét bình yên
Ở nơi xa, khi băng giá triền miên
Tôi gắng giữ cho trái tim ấm áp
Da dẫu xạm đi, bàn tay khô ráp
Giữ trên môi trong trẻo một nét cười
Để mai này, lỡ bạn gặp tôi
Sẽ nhận ngay ra nụ cười thơ thuở ấy
Sẽ nghe trong ta ấm nồng lửa cháy
Nhóm lên bằng năm tháng, ngọt ngào ơi!
Càng ngẫm nghĩ bạn tự hồng ân
Như phần phúc trong tình trao tặng
Ước mơ dời trân quý tình bạn ấy
Để vui, buồn, vinh nhục có nhau
Đã lâu rồi, anh không gặp lại em
Cây phượng vĩ trước thềm đang thay lá
Ngày mai đây, em về miền đất lạ
Em để buồn để bã ở sau lưng.
Nhìn em đi, nước mắt cứ rưng rung
Nén cảm xúc đừng để tuôn dòng lệ
Dẫu biết rằng, mình không nên như thế
Nhưng khi buồn ai ngăn được lòng ta
Xuân thoảng qua, vẫn thắm sắc đậm đà
Sao em vội đi về miền xa thẳm
Anh ở lại, một mình anh nhớ lắm
Chiều tan trường dạo bước cuối hoàng hôn
Em phương xa, có xao xuyến tâm hồn
Có cô đơn tim có sầu băng giá
Có nhớ thương, đến anh người xa lạ
Người đã là quá khứ của từng đêm
Chiều cuối xuân ngắm hoa rụng bên thềm
Chắp tay cầu gửi trời cao vời vợi
Nơi xa xăm, hi vọng em biết tới
Có một người mang nỗi nhớ tình xa.
Đông sang xuân đến mọi nhà
Trò chơi nhàn hạ đá gà giải khuây
Gặp nhau mới biết là hay
So tài cao thấp một vài đường thôi
Tiếng hô vang dậy ngập trời
Anh hùng tứ sứ khắp nơi tụ về
Bạn có nghe thấy
Lời cầu cứu chăng?
Loài người nông cạn
Hủy hoại môi trường
Con người cứ ngỡ
Tài nguyên vô biên
Bao nhiêu tiên tiến
Khai thác thiên nhiên
Nhưng đâu có ngờ
Vì sự “hững hờ”
Suy nghĩ ngu ngơ
Môi trường ô nhiễm
Ai chịu trách nhiệm
Tìm kiếm giải pháp
Khắc phục hậu quả
Hồi sinh trái đất
Con người bội bạc
Chặt hết cây cối
Rác thải trôi nổi
Bốc mùi hôi thối
Biến đổi khí hậu
Mấy ai thấu thị
Đại dương thẳm sâu
Chứa đầy u sầu
Ôi! Hỡi bạn ơi
Muốn nói đôi lời
Môi trường tuyệt vời
Hãy giữ muôn đời.
Phân loại rác thải
Ngưng việc sai trái
Vứt rác bừa bãi
Ảnh hưởng lâu dài
Cùng trồng cây xanh
Hình thành rừng mới
Phủ kín đồi trọc
Thanh lọc không khí
Mỗi người ý thức
Ăn sâu vào kí ức
Cùng nhau chung sức
Gìn giữ môi trường
Mỗi trường quý giá
Cần sự nâng niu
Hành động nhỏ xíu
Cũng cần thực hiện
Vì cuộc sống “xanh”
Trí tuệ tinh anh
Nhận thức thật nhanh
“Bảo vệ môi trường”.
ngôi trường của em
suốt 3 tháng hè
nằm im lặng lẽ
chờ đón học trò
mùa thu đã tới chúng em tựu phòng
reo vang tiếng trống
trường vui lạ thường
Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?
Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.
Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.
Chúc bạn học tốt!
Đi chơi phải gỏi mẹ cha
Nếu mà không hỏi chính là con hư
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!