Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết đối với thế hệ trẻ chúng ta.Như chúng ta đã thấy,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại,là tấm gương sáng để mọi người dân Việt Nam noi theo.Thế hệ trẻ ngày nay may mắn được sinh ra trong thời bình,lớn lên trong một đất nước hòa bình,ấm no,hạnh phúc.Cho nên,ta cần sớm định hướng được con đường học tập để có một tương lai tốt đẹp.Trước tiên,phải học ở Bác đức tính giản dị.Trong học tập,trong công việc,luôn tụ giác,việc gì mình tự làm được thì làm,không nên ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác .Học tập và làm việc hết mình sẽ đem lại hiệu quả cao.Trong mối quan hệ với mọi người,luôn thân thiện,quan tâm gần gũi,không chia bè phái.Chọn cho mình lối sống giản dị trong cả việc ăn mặc,không nên cầu kì,nói năng rõ ràng súc tích,sống chan hòa,giúp đỡ và biết yêu thương với mọi người.Bên cạnh đó,còn có những người sống ỷ lại,không tự giác,sống xa hoa,lãng phí,không biết tiết kiệm,chúng ta cần lên án và phê phán.Tóm lại,việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết.Bản thân là một học sinh,cần tích cực tham gia các phong trào học tập,rèn luyện,tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp,văn minh.
Em đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lối sống giản dị như :
`-` Luôn mặc đồng phục đúng quy định.
`-` Không ăn chơi đùa đòi.
`-` Luôn cố gắng học tập tốt.
Em sẽ :
- Tiết kiệm từng miếng cơm, manh áo để quyên góp ủng hộ cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn
- Ăn mặc không quá lộng lẫy, xa hoa mà chỉ giản dị như Bác
- Ăn dè từng bữa một
- v.vvvv...
Chúng ta cần phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Tích cự là luôn luôn cố gắng kiên trì vượt khó kiên trì học tập ,làm việc và rèn luyện . Tự giác chủ động làm việc , học tập không cần ai nhắc nhở hay giám sát ..mỗi người phải có 1 mơ ước , phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động tập thể ở trường , lớp sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt , rèn luyện luyện thân thể . yêu tổ quốc và yêu đồng bào sống phải có chừng mực . Mỗi lần đi học về, về nhà phải làm bài bài tập đầy đủ học thuộc bài , không đi học muộn. Giúp đỡ chia sẻ với bạn bè , giúp bạn tiến bộ hơn . khi kiểm tra ko nên quay cóp . Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước vậy nên học sinh phải nỗ nực học tập để trở thành con ngoan , trò giỏi cháu ngoan của bác hồ và trở thành 1 người công dân tốt ,trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương , đất nước bảo vệ tổ quốc xã hội trở lên ngày càng phần thịnh hơn .
Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,...
Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam.
Bài làm
Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hy sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh. |
Trên con đường phát triển đi lên của đất nước từ ngày có Đảng càng khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 06, ngày 7-11- 2006 về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị 03, ngày 14-5-2011 về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nêu trên đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng. 5 năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cho thấy sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị một cách hiệu quả. Việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức mở rộng thêm nội dung, gắn với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bám sát hơn những điều kiện thực tế, đặc điểm, nhiệm vụ của địa phương cơ quan, đơn vị, phù hợp với từng đối tượng, vị trí công tác, tạo chuyển biến bước đầu về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quá trình thực hiện Chỉ thị số 03 góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương; nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, tồn đọng, yếu kém kéo dài ở cơ sở được giải quyết. Song, vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng. Ở nhiều nơi, việc thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, tự giác; kết quả thực hiện còn hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn,... Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một lần nữa, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng ta, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy,… gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của từng địa phương, đơn vị. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả,… là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,... Phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi quần chúng,… Với lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, hành động cách mạng thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của con người Việt Nam. |
tham khảo :
Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh. Có nhiều hình thức học tập khác nhau để tích luỹ tri thức, trau dồi đạo đức, bên cạnh việc học tập trên sách vở, tích lũy kiến thức từ cuộc sống thì học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng là một hình thức học tập hiệu quả. Những năm gần đây, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhiều người hưởng ứng và đồng tình.
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là việc học tập và noi theo, học tập những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của Bác. Đó là lòng yêu nước, tấm lòng vì dân vì nước, ý chí kiên cường, lạc quan, bản lĩnh, lối sống giản dị, khiêm nhường....Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại với phong cách làm việc mẫu mực, lối sống giản dị và khiêm tốn. Ở Người hội tụ những vẻ đẹp cần- kiệm-liêm-chính, chí công vô tư. Bác xứng đáng là tấm gương sáng cho bao thế hệ trẻ noi theo. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những trách nhiệm mà mỗi công dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng cần thực hiện.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do của dân tộc, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trước lúc ra đi người cũng không quên dặn dò mỗi người Việt Nam phải có trách nhiệm với đất nước, với sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ. Lời dặn dò của người đến hôm nay vẫn là hành trang quý báu cho bao thế hệ noi theo, là ánh sáng soi đường nhắc nhở mỗi chúng ta phải luôn cố gắng học tập và làm việc, vì bản thân, vì gia đình và đất nước. Trong thực tế, có không ít những hành động tiêu biểu thể hiện rõ tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là hình ảnh những bác sĩ, y tá vào xung phong vào vùng tâm dịch, ngày đêm túc trực bên giường bệnh giành giật từng hơi thở cho những bệnh nhân mắc Covid- 19. Đó là hình ảnh những bác từng vào sinh ra tử nơi chiến trường nay về hưu cũng xung phong trực tham, tham gia hỗ trợ bà con lối xóm những ngày họ bị cách ly vì Covia- 19 hoành hành. Đó là những thanh niên tình nguyện không ngại nắng mưa, đêm tối ôm vội những bình ô-xi 0 đồng đến tận nhà hỗ trợ người mắc bệnh. Hành động dũng cảm ấy, tấm lòng "thương người như thể thương thân" âý đều thật đẹp, thật cao quý biết bao, đó chẳng phải là tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh được kế thừa và tiếp nối hay sao?
Đi từ Bắc vào Nam, khắp mảnh đất hình chữ S, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh những người nông dân cần mẫn bên ruộng lúa vườn rau, những ngư dân chài lưới với làn da rám nắng hăng say trong lao động, những bác thợ nề vất vã bên bao công trình xây dựng hay những giáo viên, bác sĩ, kĩ sư miệt mài với công việc...Dù làm bất kì công việc gì họ vẫn hết mình thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, chăm chỉ và cố gắng. Đó chẳng phải là tinh thần Hồ Chí Minh hay sao? Trên giảng đường hay trong trường học, những anh chị sinh viên, những cô cậu học sinh, những em nhỏ thiếu niên nhi đồng đều hăng say học tập, tích luỹ tri thức, rèn luyện thể thao, kĩ năng sống,...Ai ai cũng đều nỗ lực, cố gắng để sau này trở thành người có ích, cố gắng vì một tương lai tươi đẹp hơn về sau. Tất cả đều chứng minh cho một tinh thần Hồ Chí Minh, xứng đáng là "con cháu Bác Hồ" trong thời đại mới. Chính những nhận thức đó, hành động và việc làm đó đã góp phần xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp, đất nước ngày một thêm vững mạnh với những người tài đức, những công dân có ích.
Hiện nay, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn, còn phạm những sai lầm không đáng có, sống buông thả, ăn chơi, đua đòi, không chịu cố gắng. Một bộ phận khác lại quá ích kỉ chỉ biết đến bản thân, thậm chí vì lợi ích của bản thân mà làm hại người khác. Họ chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân với chính mình, với gia đình và mình quê hương, đất nước. Họ chưa thực sự noi gương sáng Bác Hồ để tiếp nối và giữ gìn những phẩm chất cao đẹp từ Người. Những người thật đáng chê trách biết bao.
Mỗi chúng ta, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, may mắn được sinh ra khi nước nhà độc lập, được Đảng và nhà nước tạo mọi điều kiện cả về vật chất và tinh thần để học tập, phát triển, cần phải có trách nhiệm với đất nước, noi gương sáng của Bác Hồ kính yêu. Phải cống hiến, góp sức mình để phát triển nước nhà vững mạnh, tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Nuôi dưỡng lòng yêu nước. Sống khiêm tốn, cần cù, biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang đồng bào mình, đặc biệt là với những người khốn khổ, bất hạnh. Góp sức mình vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập và làm theo gương bác, xứng đáng là những thanh niên trong thời đại mới với tinh thần nhiệt huyết và trái tim sục sôi ý chí cống hiến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Lời căn dặn ấy của Bác không đề cao trách nhiệm của Đảng trong việc đào tạo những thế hệ trẻ mà còn nhắn nhủ mỗi người phải thật sự nỗ lực, có trách nhiệm, để trở thành những người trẻ đủ "hồng", đủ "chuyên" của đất nước. Đưa Việt Nam xã hội chủ nghĩa sánh vai với bạn bè năm sau, xây dựng quốc gia, dân tộc đẹp giàu, vững mạnh.
Để học tập và làm theo tấm gtấm đạo đức Hồ Chí Minh học sinh cần trao dồi kiến thức không ngừng , và luôn tư duy sáng tạo . Kết hợp với việc học là hành học phải đi đôi với hành thì mới có hiệu quả. Nhưng xã hội hiện nay người có tài mà không có đức là vô dụng . Song với việc học hành cần phải rèn luyện đạo đức . Cần lấy những người có ý chí học tập làm gương mà phấn đấu . Luôn thay đổi phương pháp học tập để việc học tập trở nên thú vị và đạt được kết quả cao . Việc học phải đưa lên hàng đầu không nên sao lãng việc học . Suy nghĩ đến tương lai mà cố gắng học tập . Nhìn lại một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước một người có tinh thần học hỏi cao và có tính đức độ . Dù ở đâu nơi nào chúng ta cũng phải học hỏi có vậy mới tiếp thu nhũng cái mới trong cuộc sống như câu " Đi một ngày đàng học một sàng khôn " Bất cứ nới đâu việc học cũng là trên hết . "Học , học nữa , học mãi " câu nói chứa hàm ý sâu rộng của Lê-nin đã cho ta thấy dù lớn hay nhỏ đều phải học hỏi lẫn nhau .
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người còn để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên, lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Là người đoàn viên, thanh niên chúng ta phải không ngừng tìm hiểu, học tập và tiếp thu tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Bác, trong đó cần tập trung vào các phẩm chất: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tình yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng. Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu, những tác phẩm văn học, nghệ thuật và điện ảnh tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác. Tổ chức tham quan, học tập tại các khu di tích cách mạng, bảo tàng, các địa danh lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Đề ra chương trình hành động cụ thể đồng thời phải xây dựng các nội dung, mục tiêu để phấn đấu học tập và làm theo lời Bác đối với mỗi người đoàn viên, thanh niên chúng ta. “Học tập và làm theo lời Bác” trong toàn Đoàn và tuổi trẻ được thực hiện với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản như: Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng. Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ. Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”. Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động. Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao trong lao động. Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động. Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hóa, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, tích cực tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chống tự do tùy tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hóa trong đời sống, các hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.
Qua thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương. Một trong những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi bộ trường THPT Châu Thành là thầy giáo Nguyễn Đình Lâm.
Học tập phong cách quần chúng, dân chủ của Bác trong cuộc sống cũng như trong công việc Thầy luôn tận tụy, hết lòng, không ngại khó khăn gian khổ, sống tiết kiệm, giản dị, không xa hoa, lãng phí. Đối với công việc dù ở cương vị nào: tổ trưởng bộ môn Toán hay một giáo viên Thầy cũng luôn gương mẫu đi đầu, làm việc một cách chu đáo, cẩn thận. Là tổ trưởng chuyên môn Thầy luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, không độc đoán áp đặt chủ quan. Cách làm việc của Thầy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả công việc cao, được các giáo viên trong tổ tin tưởng, yêu quý. Trong công tác giảng dạy thầy có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao. Những giờ giảng của thầy đã thực sự cuốn hút và tạo ra được không khí sôi nổi, hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã nghe rất nhiều học sinh kể về Thầy, các em quý Thầy không phải chỉ vì Thầy dạy hay mà hơn hết là tấm lòng, sự tậm tâm của Thầy dành cho các em. Một học sinh tâm sự: năm lớp 10 em học môn toán rất yếu, gần như mất căn bản nên em rất nản và buông xuôi nhưng khi được học với thầy Lâm, cách dạy của Thầy dễ hiểu, em lười và học yếu nhưng Thầy không trách mắng. Thầy luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ em. Chính sự gần gũi, quan tâm của Thầy đã làm cho em không còn mặc cảm. Kết quả học tâp của em ngày càng tiến bộ, từ một học sinh yếu em đã học khá môn toán. Em đã cảm động nói "Có được kết quả này em phải cảm ơn thầy Lâm rất nhiều". Ở Thầy với tấm lòng yêu nghề, tất cả vì học sinh thân yêu Thầy luôn gần gũi, thương yêu, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho các em từng bước trên con đường học tập. Thầy luôn lắng nghe và đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của học sinh, thẳng thắn chỉ ra những điều sai trái và hướng dẫn các em khắc phục những nhược điểm của mình. Bằng tấm lòng, tình cảm chân thành của mình thầy đã để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng học sinh bao thế hệ. Em Nguyễn Tiến Đức dù đã ra trường rất lâu nhưng vẫn luôn nhớ về Thầy, không có điều kiện đến thăm Thầy thường xuyên nhưng mỗi lần gặp Tôi em luôn hỏi thăm về Thầy " Cô ơi thầy Lâm có khỏe không? Dạo này thầy có bồi dưỡng học sinh giỏi nữa không cô?..." Có lẽ đó chỉ là những lời hỏi thăm rất bình thường nhưng Tôi cảm nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm sâu sắc của em đối với Thầy, người thầy mà em yêu quý và luôn nhớ đến với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Mới đây Đoàn trường phát động viết bài tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam có rất nhiều học sinh viết về Thầy. Thầy được các em yêu mến, tin tưởng, là người có uy tín và ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Đó là niềm hạnh phúc to lớn của người giáo viên khi được học trò dành cho những tình cảm tri ân. Để đạt được điều đó không phải là dễ, nó đòi hỏi hội tụ ở người giáo viên nhiều phẩm chất. Đúng như lời của Xukhomlinxki "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Thầy đã làm được điều đó.
Thầy không chỉ hoàn thành xuất sắc, có kết quả cao trong công việc mà trong quan hệ với đồng nghiệp Thầy rất thân thiện, cởi mở, luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Tôi có nghe cô Bích Hòa kể lại một câu chuyện rất cảm động về Thầy. Đó là thời gian gia đình cô gặp biến cố, Thầy luôn hỏi thăm và động viên cô. Khi đó Công Đoàn nghành có một suất học bổng dành cho con em giáo viên trong trường, Thầy đã đề nghị tặng học bổng đó cho con cô Hòa. Giá trị học bổng không lớn về vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về tinh thần vì đó là sự quan tâm, chia sẻ, sự ấm áp của tình đồng nghiệp.Thầy là thế luôn suy nghĩ rất chu đáo, hết lòng vì đồng nghiệp. Không chỉ vậy khi có giáo viên nào trong tổ bệnh hay có việc gia đình thì thầy sẵn sàng đi dạy thay hay làm thay việc cho giáo viên đó. Với những giáo viên trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy Thầy tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, Thầy thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Măc dù công việc rất bận rộn nhưng khi gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, hiếu, hỉ, ... thầy đều đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và an ủi kịp thời. Với cương vị là khối trưởng chủ nhiệm khối 10 Thầy tận tình đi dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm, rút kinh nghiệm và đưa ra các cách giải quyết tình huống rất hay giúp ích cho các giáo viên rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. Đồng nghiệp luôn gần gũi, yêu quý và kính trọng thầy. Mới đây Hội Đồng Sư Phạm nhà trường bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm Thầy vào chức Hiệu Phó nhà trường. Kết quả 100% lá phiếu tín nhiệm.
Trong các công việc, phong trào của nhà trường Thầy không nề hà, từ chối bất cứ việc gì , việc nào Thầy cũng luôn hết lòng. Cô Hiền nguyên chủ tịch công đoàn nhà trường kể lại khi cô tâm sự với thầy Lâm việc ban chấp hành công đoàn trường đang gặp khó khăn về nhân sự. Vì cô Hiền không làm Chủ tịch CĐ nữa, thầy Thái phó CTCĐ thì đi học nên ban chấp hành công đoàn có nhiều thay đổi, gặp nhiều khó khăn bởi đội ngũ trẻ còn chưa vững vàng, chưa có kinh nghiệm. Hiểu được tình hình đó Thầy đã không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng để Thầy nhận nhiệm vụ trong ban chấp hành công đoàn. Việc làm của Thầy thể hiện tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ bởi công tác công đoàn là vô cùng vât vả, không chỉ đòi hỏi tâm huyết mà còn phải tốn nhiều thời gian, công sức. Mặc dù công việc của Thầy rất bận rộn nhưng trước những khó khăn của nhà trường Thầy không đứng ngoài cuộc, luôn gương mẫu đi đầu đúng với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".
Những việc làm của Thầy thể hiện sự tận tụy với công việc, sự thân thiện, gần gũi, tình yêu thương, sự quan tâm, sâu sát, trách nhiệm đối với học sinh và đồng nghiệp của mình Đây chính là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương mà thầy đã học được từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Là một thầy giáo gương mẫu, luôn ý thức và đi đầu thực hiện khẩu hiệu của ngành giáo dục: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo". Học tập và làm theo tấm gương của Bác, Thầy là tấm gương để đồng nghiệp học tập, học sinh noi theo. Khi giao tiếp với thầy tôi cảm nhận được sự gần gũi, giản dị, chứng kiến cách thầy giao tiếp ứng xử với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp mới thấy cái tình thầy dành cho mọi người nó chân thành, ấm áp đến thế nào. Đó là cái Tâm của thầy với nghề, với trò và đồng nghiệp. Thầy là thế, luôn là thế, vẫn với cái tâm trong sáng, tận tụy với nghề không thể khác được. Thầy vừa được Chủ Tịch UBND tỉnh tặng bằng khen là giáo viên tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2008-2013. Đây là phần thưởng vô cùng ý nghĩa với sự nghiệp "Trồng Người" của Thầy.
k mình nha Daredevil
Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.
Tác dụng nêu gương giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân.
Nền đạo đức mới chỉ trở thành nền tảng văn hóa của xã hội khi những phẩm chất đạo đức trở thành hành vi đạo đức phổ biến trong toàn xã hội, trong đó những tấm gương đạo đức có tác dụng thúc đẩy việc hình thành nền tảng văn hóa đó. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, là hiện thân của nền đạo đức mới Việt Nam.
Đảng ta phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhằm góp phần tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lực, địa vị… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong đời sống hàng ngày.
Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình trước nỗi khổ của nhân dân, của con người, của đồng loại, biết đồng cảm, sẻ chia những bất hạnh của mỗi cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.
Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân.