Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sông của chúng ta là một hành trình không ngừng nghỉ.Và trong hành trình đó học tập là một điều vô cùng cần thiết.Bởi vậy mà đã có câu khuyên nhủ con người là:"Học,học nữa,học mãi"
Đầu tiên,đơn giản học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại,rèn luyện kĩ năng,nhận thức.Học không chỉ là đi khám phá những cái mới mới lạ mà còn giúp ích trong cuộc sống.Nó không chỉ kết thúc sau khi chúng ta không ngồi trên ghế nhà trường nữa.Chính vì vậy con người phải có ý thức tự giác để hoàn thiện bản thân.
Có nhà bác học đã tự khẳng định:"Bác học không có nghĩa là ngừng học".Dù đã trở thành giáo sư,tiến sĩ được mọi người kính trọng.Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hiểu được tất cả mọi thứ trong cuộc sống.Trong cuộc sống,chúng ta phải luôn linh động để học hỏi và tiếp thu.Tri thức của nhân loại là vô hạn,còn vốn hiểu biết mỗi người chỉ như giọt nước giữa đại dương.Chính vì vậy mà chúng ta phải luôn sẵn sàng để học hỏi.
Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được mục đích của việc học.Từ đó,bản thân cần ra sức học tập,rèn luyện kiến thức và kĩ năng.Con đường thành công nằm ngay ở phía trước.
Câu:"Học,học nữa,học mãi" đã là một bài học sâu sắc.Thành công chỉ đến với những người biết cố gắng không ngừng nghỉ.
Bài tham khảo nha!
Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. Học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học. nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là "Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là "Học, học nữa, học mãi”
2. Thân bài: giải thích câu học học nữa học mãi
a. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”
– Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
– Học nữa: "học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì "học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
– Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.
b. Ý nghĩa của việc "Học, học nữa, học mãi”
– Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
– Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
– Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.
c. Nên học tập ở đâu và phương pháp học
– Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
– Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
– Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.
d. Nêu những lối học sai lầm
– Học tủ, học vẹt,….
– Học vì lợi ích
– Học vì ép buộc
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về "Học, học nữa, học mãi”Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy "Học, học nữa, học mãi”.
Ông cha ta có câu: “Người không học như ngọc không mài”. Quả thật, học tập đối với con người là vô cùng quan trọng. Nhưng học tập không phải chỉ là một quãng đường ngắn ngủi mà cần phải là cả một quá trình. Cũng giống như V. Lênin từng khẳng định: “Học, học nữa, học mãi”.
Học tập là một hành trình của con người. Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã phải bắt đầu học lẫy, học nói, học đi… Đến khi trưởng thành, con người bắt đầu với quá trình học tập qua nhiều cấp. Rồi khi đã đi làm - đã không còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi. Như vậy, ý nghĩa trong câu nói của Lênin muốn nhắc nhở con người phải luôn luôn học tập.
Trải qua rất nhiều năm, kho tri thức của nhân loại giống như một sa mạc rộng lớn. Mà kiến thức của mỗi người có lẽ chỉ nhỏ bé như một hạt cát. Nên việc học tập sẽ giúp ta mở rộng tầm hiểu biết vốn có của bản thân. Một người luôn chịu khó học hỏi chắc chắn sẽ giành được cảm tình từ những người xung quanh bởi thái độ cầu thị là vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Nhờ có học tập mà chúng ta luôn bắt kịp với sự phát triển không ngừng của thế giới.
Chẳng phải lẽ dĩ nhiên khi ông cha ta đã để lại nhiều câu tục ngữ răn dạy con cháu về việc học tập như thế: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Có học có khôn”... Đó chính là những lời khuyên thật quý báu cho thế hệ sau phải luôn coi trọng học vấn.
Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc giàu truyền thống hiếu học. Chúng ta đã từng nghe danh từ trong quá khứ với những cái tên nổi tiếng như: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi…; đến trong hiện tại như: Nguyễn Ngọc Ký, Phan Đăng Nhật Minh, đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc học tập chẳng phải chỉ là trong một khoảng thời gian, mà đối với họ học là không ngừng, học là suốt đời.
Còn đối với một học sinh, việc cần làm nắm vững những kiến thức trên lớp cũng như học hỏi thêm từ sách vở. Ngoài ra, việc lựa chọn kiến thức để học hỏi cũng vô cùng quan trọng… Vậy nên mỗi học sinh hãy biết xây dựng cho mình một kế hoạch học tập cụ thể và thực hiện một cách nghiêm túc để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội trong tương lai.
Như vậy, V. Lênin đã đem đến cho nhân loại một lời khuyên có giá trị. Nếu không cố gắng học tập, chúng ta sẽ không thể đạt được thành công cũng như tìm ra những giá trị tiềm ẩn cho bản thân mình
nhớ tíck
Con người có thể tìm thấy nguồn tri thức rộng lớn cho mình từ những cái mà họ bắt đầu. Và để phát triển toàn diện hơn nữa. Nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con người cái gọi là tri thức sáng tạo và tìm hiểu- cái gọi là học tập. Con người đã định hướng được tầm quan trọng của việc học từ thời xa xưa, những tri thức ấy dần dà được tích lũy và truyền đạt cho thế hệ ngày nay. Và việc học có tầm quan trọng vô cùng lớn lao. Vì ý thức được tầm quan trọng ấy của việc học, Lê-nin đã đưa ra một câu nói: “học, học nữa, học mãi”. Xét cho cùng, cái ý nghĩa nằm trong đó chứa đựng rất nhiều điều.
Câu nói đó chính là một lời khuyên, một quan niệm đúng đắn. Điều quan trọng mà việc học mang lại chính là tri thức, một thứ tri thức lớn lao, thứ tri thức quý giá của nhân loại. Thứ tri thức ấy góp phần định hướng khả năng của mỗi người, đưa con người tới bờ cõi của sáng tạo, tìm tòi và khám phá. Nó là điểm đến có giới hạn đối với sức của mỗi người mà họ tự đặt mục tiêu cho mình, để có sự cố gắng học thật nhiều hơn nữa.
Và đối với con người, sức học của họ luôn luôn có giới hạn, nhưng nguồn tri thức mãi mãi không có dấu chấm hết.
Câu nói của Lê-nin, xét cho cùng thì đó chính là chân lí của học tập, rằng việc học chưa bao giờ là trọn vẹn, chưa bao giờ là có giới hạn. Con người cho dù có học đến mấy đi chăng nữa thì nguồn kiến thức mà họ nhận được mãi mãi không bao giờ đầy, và tất nhiên là cũng không khi nào là đủ cả. Nhưng mỗi người không thể nào không cố gắng tích lũy những kiến thức của mình mà bỏ mặc nó, coi như không màng tới, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội được học, được sáng tạo. Câu nói đó muốn khuyên con người phải biết cố gắng học tập, tìm hiểu, dù ít, dù nhiều, cũng là kinh nghiệm sống lớn lao cho đường đời sau này.
Trong câu nói, cái “học” ở đây chứa đựng một hàm ý bao quát của việc học, nhưng cũng không là sự đơn thuần của việc học. “Học” không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức, mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi thêm về lối sống đạo đức, những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, con người từ trước đến nay được hình thành qua nhiều thế hệ. Đạo đức và nhân phẩm con người là một điều không thể thiếu, vì thế, cái đó cũng cần phải học, và cái đó cũng được coi là một thứ kiến thức sống tốt đẹp mà ai cũng phải học hỏi. Câu nói của Lê-nin muốn nhấn mạnh về những tri thức trong cuộc sống, nó chưa bao giờ có hạn, con người cũng không thể tự nhận thấy những thứ mình học đã đủ, họ cần phải nhận ra, mọi điều họ biết duy chỉ là một hạt cát nhỏ trong nguồn tri thứ vô tận không điểm dừng của nhân loại, của sự sống. Vì thế, ngày nào còn sống, ngày nào còn thấy mình còn sức thì hãy cứ học, hãy cứ tiếp thu những cái mới trong cuộc sống. Cuộc đời con người là cả một quá trình học tập. chưa bao giờ ngừng sáng tạo, ngừng ý tưởng, ngừng đấu tranh, nó là một cuộc đời cần có những việc làm có ý nghĩa, khoan hãy dừng lại và buông xuôi, để thấy chính mình có thể học và làm việc, thấy mình là người không sống một cách vô nghĩa.
Và một người, nếu như không chịu khó học tập, không nhận ra chân lí của việc học, bỏ quên kiến thức và cơ hội được tích lũy kinh nghiệm cho chính họ thì cả cuộc đời chỉ sống trong thế giới kiến thức hạn hẹp, giới hạn trong tâm tưởng, tầm nhìn về xã hội, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, nghèo nàn và trở nên nhàm chán. Ngược lại, một người, nếu biết cố gắng nắm bắt cơ hội học hỏi thật nhiều, tích lũy kiến thức, mở lối cho tri thức của chính họ, thì họ sẽ luôn nhận thấy sự hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, cuộc sống từ đó đối với họ là mỗi một trải nghiệm mới hơn, không bao giờ là cũ.
Con người cần học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội và cho bản thân, cuộc sống là vô nghĩa nếu như không biết đấu tranh cho việc học tập, ngừng tìm hiểu về cuộc sống, về tri thức tức là tự mình bỏ qua cách sống thật sự ý nghĩa, thật sự trọn vẹn.
Nhận ra được chân lí trong câu nói của Lê-nin, là chúng ta đã phần nào định hình cho mình một cuộc sống mà tự mình nhận ra nó thú vị, luôn luôn mới mẻ. Học nữa, và học mãi chính là chân lí cho việc tìm hiểu nhiều hơn, mỗi chúng ta nếu không cố gắng học tập, thì đã tự giam mình vào một cái lồng của thứ kiến thức nhỏ bé, thứ kiến thức không có giá trị.
Từ ngàn xưa, người xưa đã nhận thức sự cần thiết, lợi ích của việc học, đúc kết kinh nghiệm sống, còn lưu truyền mãi trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam qua ca dao tục ngữ, châm ngôn ...mà "Học, học nữa, học mãi..." là một ví dụ điển hình...
Học là gì? ai trả lời được? học là tìm hiểu, nghiên cứu để mở mang kiến thức, nhận thức tính đúng sai của sự việc...
Tại sao phải học nữa? vì kiên thức là vô hạn, là không bờ bến, học cái này chưa xong, có cái khác chờ học...
Tại sao phải học mãi? vì kiến thức được các nhà khoa học, chuyên môn cập nhật mãi, tìm ra cái hay, cái mới mãi...nên ta học mãi...
-học: việc đàu tiên của con người là phải học, học để làm gì,cần học nhũng gì..
-học nữa:bạn học bấy nhiêu chưa đủ bởi vì điều bạn biết rất là nhỏ bé trong xã hội này, bạnu cần phải hoc nữa, học nhiều hơn nũa để đi kịp với thời đại bây giờ,...(bạn hãy đưa ra ý kiến riêng của mình)
-học mãi: kiến thức không có trọng lượng, không co giới hạn và rất thú vị , bổ ích, nó chỉ đến vơi ai muón tìm đến nó, vậy chúng ta không nên ngừng học hỏi(bạn có thể khai thác ý kiến về câu nói sau:"bạn chỉ la giot nc bé nhỏ trong đại dương thăm thẳm, và nếu chúng tỏ mình bạn hãy là 1 cốc nc, roi sau đo là 1 thùng , ao, .
cuối cùng bạn nêu phương pháp học tập...Học , học nữa , học mãi" là học ko ngừng nghỉ, kiến thức ko có giới hạn, cần chúng ta khám fá nó! Khám fà để chinh fục cái nhìn của mọi ng` về mình! Khám fá để hòa nhập zới cuộc sống hiện đại . Ta lun lun cần học vì cuộc sống ngày càng tiến bộ, ta fải học để theo kịp thời đại, fải học để mang lại sự văn minh cho bản thân, gia đình, xã hội.
Nói khác, tri thức thì rộng lớn sức học con người thì có hạn, nên học không bao giờ là đủ. Nên nếu có cơ hội thì nên học . Học không có nghĩa là đến trường , đến lớp mà còn học cả ngoài đời.
("Tóm ý trên lại, rút ta bài học riêng, tự hứa bản thân phải cố gắng học, mong sao góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp...)sự nghiệp, tương lai của tất cả đều nằm trong tay chúng ta, những đứa con của đất nước xã hội. Cần phải có trí tuệ, kiến thức rộng ta mới có thể xây dựng được 1 đất nước vững mạnh, giàu có. như vậy, để có được những thành quả đó ta phải làm gì?đó là khám phá, học tập, mở rộng tầm mắt của mình không chỉ trong sách giáo khoa mà phải tìm hiểu trên tất cả những gì mình có thể tìm hiểu. Có thể bạn thật sự giỏi nhưng tại sao bạn không vươn lên hơn lúc này, kiến thức của bạn đang có chỉ là 1 con số bé nhỏ trong khoảng trời bao la, bởi vậy mà Lê-nin đã có câu"Học, học nữa, học mãi" kiến thức không bao giờ cạn chỉ là bạn chưa khám phá hết nó mà thôi. câu nói ngắn gọn mà sâu sắc, mang đầy những hàm ý cao cả đó của Lê-nin đã để lại cho những thế hệ sau này thấm thía về cách học, cách suy nghĩ về ý thức học tập của mình. Đó là câu nói thật sự làm cho bao con người phải suy nghĩ về chính bản thân mình, cách làm việc thật sự có hiệu quả.
Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ta như thấy được đời có mấy ai không muốn đạt được thành công cơ chứ? Song cũng phải thấy được rằng không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, có cả những sự trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy câu rất phải đó là câu “Có chí thì nên”.
Lịch sử đi qua, rồi đã qua biết bao năm tháng, câu tục ngữ đặc sắc này dường như cũng vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy chúng ta phải hiểu được “chí” là gì? “Chí” được định nghĩa đó chính là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Và đó còn chính là cả sự kiên trì, và quyết tâm. Chắc chắn rằng khi bạn có chí thì sẽ thành công. Điều đó dường như cũng đã được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và ta như thấy được có những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.
Trong lịch sử vẫn còn gợi nhắc Trạng nguyên Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Và để có thể đạt được thành công vang dội đó thì lại là cả một quá trình bền bỉ khó nhọc mới có thể thành công được. Tuy gia cảnh nhà rất nghèo, cơm qua ngày còn không có nói gì đến đi học. Nhưng không thể nào có thể trói buộc tinh thần ham học của mình thì Nguyễn Hiền vẫn đến lớp đứng ngoài cửa để nghe thầy dạy. Cứ đi chăn trâu hay đi đâu là cậu lại tập viết chữ. Có khi là viết trên lá rồi cũng có lúc là lấy một cái que nhỏ ghi trên cát,
phần sau tự làm nhé
Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.
“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
Bài làm:
Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.
Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.
Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.
Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.
Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.
Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.
Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.
Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.
Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.
Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.
Đất nước của chúng ta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh chúng ta cũng như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu biết, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy học là điều rất cần thiết với chúng ta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho cuộc sống sau này. Lê-nin có câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Vậy học là gì? 'Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học, kĩ thuật về mọi mặt, giúp chúng ta tăng thêm khả năng hiểu biết của mình. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình chưa được đến trường, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường, chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta còn có thể học hỏi thêm ở bạn nếu không hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót
của mình và học ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, học ở những người lao động xung quanh mình, trong cộng đồng của mình. Bên cạnh đó ta cần phải chú ý việc học toàn diện, không học lệch, học lí thuyết đi đôi với thực hành, vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài học hơn. Còn “học nữa” là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì họ không bao giò' thỏa mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời của mình nhằm nâng cao trình độ hiểu biết. Cũng giốngnhư hôm nay chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, hay hơn. Cũng giốngnhư học hết lớp 12, ta học tiếp lên đại học, cao học và hơn nữa... Mỗi lần nâng một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành và được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này sẽ tự nuôi sông được bản thân mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp cho xã hội. Nhất là khi chúng ta còn trẻ, có sức khỏe, trí nhớ tốt thì phải chăm chỉ học tập. Còn “học mãi” là học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt. Đó là những người ham học, lúc nào cũng cảm thấy mình còn chưa đủ hiểu biết, luôn đòi hỏi phải nâng cao trí tuệ, nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy đã qua tuổi học, họ đã già, đầu óc không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng họ vẫn tiếp tục vừa tham gia công tác, vừa học, vừa làm việc và rút ra những kinh nghiệm quý báu cũng là học. Như vậy, học là vô tận, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều, nó giúp cho con người chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công việc. Trong lời dạy của Lê-nin có ba vế ngắt làm ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”, “mãi”, điệp từ “học" được nhắc lại ba lần. Lời nói của Lê-nin rất đúng với thực tế, chí nghĩa, chí tình. Những con người thực hiện đúng lời dạy của Lê-nin thường là những người tài giỏi, nổi tiếng, có sự nghiệp rạng rỡ và hết lòng cống hiến cho dân, cho nước.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết đó là vì chính bản thân chúng ta. Nếu không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, hạnh phúc hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy, nếu con cháu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, đất nước ta sẽ không thua kém gì các nước khác trên thế giới. Một đất nước no ấm, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sông đầy đủ, hạnh phúc hơn. Vả lại, kiến thức của loài người là một kho tàng khổng lồ, thế giới càng ngày càng phát triển, mỗi ngày đều có thêm nhiều sáng tạo, tìm tòi, phát minh hơn. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật càng tiến lên, sự đòi hỏi của xã hội ngày càng tăng, ta không học, không thể làm việc được, không theo kịp bước tiến của thời đại. Đến lúc đó, chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước xã hội, cộng đồng. Hơn thế nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà từ bao đời nay, ông cha chúng ta đã truyền lại cho con cháu. Không chăm chỉ học tập sẽ đi ngược với truyền thông, đạo lí tốt đẹp đó. Việc học trở thành một vấn đề rất cần thiết, cấp bách với chúng ta nên ta cần chăm chỉ học tập cho tốt.
Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng việc học nên thường răn dạy con cháu phải học tập cho tốt. Trong xã hội xưa có Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, đêm đến vì không có đèn học nên ông đã phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Hay là nhân vật Trạng Nồi cũng là một chàng thư sinh nghèo khó, không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.
Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều các bạn nhỏ phải lặn lội trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường. cuộc sống tuy có khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn chăm chỉ học tập. Không ít những người trong họ đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh và hiện đang nắm trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước ta.
Trong thời đại ngày nay, xã hội ta cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng về lòng ham học. Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải trèo đèo, lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm. Ấy vậy mà trong số họ xuất hiện bao bạn nhỏ là học sinh giỏi vượt khó, không thua kém bất kì bạn học sinh nào. Hay như những bạn nhỏ vừa học vừa làm thêm để lấy tiền nuôi sống bản thân, chi phí cho việc học. Họ đều là những con người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thôn, nhưng học tập vẫn chăm chỉ, cần mẫn, có những thành tích cao, tốt đẹp.
Trong văn học phải kể đến nhân vật Mã Lương ở truyện Cây bút thần - một tấm gương về lòng ham học và học thành tài. Vậy học tập góp phần rất quan trọng tới công việc, tương lai sau này của chúng ta nên cần phải học tập thật tốt.
Vậy muôn thực hiện lời dạy của Lê-nin ta phải làm gì? Chúng ta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc họ. c của mình để học tốt hơn. Bên cạnh đó, để học tốt, chúng ta còn rất cần đến nghị lực, quyết tâm học tập. Trong giờ học, ta cần phải chăm chỉ lắng nghe lời giảng của thầy giáo, nắm chắc bài học, học thêm ở bạn bè, lắng nghe thông tin đại chúng, sách báo. Ngoài ra chúng ta cần học tập trong cuộc sống, tìm tòi, sáng tạo thêm để học cho tốt. Học phải đi đôi với thực hành, học toàn diện.
Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều, không được ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công việc sau này của mình. Học là rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức mới giúp chúng ta làm được việc, nuôi sông bản thân, gia đình và xây dựng đất nước. Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để học tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Hãy đừng bao giờ quên lời dạy của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi! ”.
Đất nước của chúng ta đang tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy rất cần có những người tài. Học sinh chúng ta cũng như tất cả những người dân Việt càng ngày phải có nhiều hiểu biết, trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì vậy học là điều rất cần thiết với chúng ta để nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng cho cuộc sống sau này. Lê-nin có câu nói rất nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Vậy học là gì? 'Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm hiểu biết, trình độ khoa học, kĩ thuật về mọi mặt, giúp chúng ta tăng thêm khả năng hiểu biết của mình. Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay chăm sóc của gia đình chưa được đến trường, cha mẹ đã dạy ta học nói, học đi, học ăn, học cư xử trong đời sống thông thường. Khi được đến trường, chúng ta được học kiến thức khoa học và xã hội, học một cách toàn diện cả tài cả đức theo chương trình của nhà trường dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Ngoài ra, chúng ta còn có thể học hỏi thêm ở bạn nếu không hiểu, học những cái hay của bạn để bổ sung cho chỗ thiếu sót
của mình và học ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta còn có thể học hỏi, tìm hiểu thêm trên sách, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, học ở những người lao động xung quanh mình, trong cộng đồng của mình. Bên cạnh đó ta cần phải chú ý việc học toàn diện, không học lệch, học lí thuyết đi đôi với thực hành, vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài học hơn. Còn “học nữa” là học hết trình độ này lại đến trình độ khác, từ dễ đến khó. Những con người ham học thì họ không bao giò' thỏa mãn với chính mình mà luôn chăm chỉ học suốt cuộc đời của mình nhằm nâng cao trình độ hiểu biết. Cũng giốngnhư hôm nay chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, hay hơn. Cũng giốngnhư học hết lớp 12, ta học tiếp lên đại học, cao học và hơn nữa... Mỗi lần nâng một mức học như thế, con người sẽ trưởng thành và được trang bị đầy đủ, toàn diện đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội, sau này sẽ tự nuôi sông được bản thân mình, giúp đỡ gia đình và đóng góp cho xã hội. Nhất là khi chúng ta còn trẻ, có sức khỏe, trí nhớ tốt thì phải chăm chỉ học tập. Còn “học mãi” là học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt. Đó là những người ham học, lúc nào cũng cảm thấy mình còn chưa đủ hiểu biết, luôn đòi hỏi phải nâng cao trí tuệ, nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy đã qua tuổi học, họ đã già, đầu óc không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng họ vẫn tiếp tục vừa tham gia công tác, vừa học, vừa làm việc và rút ra những kinh nghiệm quý báu cũng là học. Như vậy, học là vô tận, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi điều, nó giúp cho con người chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, nâng cao năng suất công việc. Trong lời dạy của Lê-nin có ba vế ngắt làm ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”, “mãi”, điệp từ “học" được nhắc lại ba lần. Lời nói của Lê-nin rất đúng với thực tế, chí nghĩa, chí tình. Những con người thực hiện đúng lời dạy của Lê-nin thường là những người tài giỏi, nổi tiếng, có sự nghiệp rạng rỡ và hết lòng cống hiến cho dân, cho nước.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết đó là vì chính bản thân chúng ta. Nếu không đi học chúng ta sẽ không có nhiều tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống sau này. Kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Có học chúng ta mới có được việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình, xây dựng đất nước giàu đẹp, hạnh phúc hơn. Bác Hồ đã từng dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy, nếu con cháu chúng ta chăm chỉ học tập, rèn luyện thì đó sẽ là những nhân tố tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, đất nước ta sẽ không thua kém gì các nước khác trên thế giới. Một đất nước no ấm, hạnh phúc thì mỗi gia đình, bản thân chúng ta sẽ được sông đầy đủ, hạnh phúc hơn. Vả lại, kiến thức của loài người là một kho tàng khổng lồ, thế giới càng ngày càng phát triển, mỗi ngày đều có thêm nhiều sáng tạo, tìm tòi, phát minh hơn. Xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật càng tiến lên, sự đòi hỏi của xã hội ngày càng tăng, ta không học, không thể làm việc được, không theo kịp bước tiến của thời đại. Đến lúc đó, chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước xã hội, cộng đồng. Hơn thế nữa, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp mà từ bao đời nay, ông cha chúng ta đã truyền lại cho con cháu. Không chăm chỉ học tập sẽ đi ngược với truyền thông, đạo lí tốt đẹp đó. Việc học trở thành một vấn đề rất cần thiết, cấp bách với chúng ta nên ta cần chăm chỉ học tập cho tốt.
Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng việc học nên thường răn dạy con cháu phải học tập cho tốt. Trong xã hội xưa có Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, đêm đến vì không có đèn học nên ông đã phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Hay là nhân vật Trạng Nồi cũng là một chàng thư sinh nghèo khó, không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên và vẫn không quên công ơn tốt bụng của người hàng xóm đó.
Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ có rất nhiều các bạn nhỏ phải lặn lội trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường. cuộc sống tuy có khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn chăm chỉ học tập. Không ít những người trong họ đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh và hiện đang nắm trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước ta.
Trong thời đại ngày nay, xã hội ta cũng xuất hiện nhiều tấm gương sáng về lòng ham học. Những bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa phải trèo đèo, lội suối qua những quãng đường dài để đến học ở những lớp học nghèo nàn, đơn sơ dựng tạm. Ấy vậy mà trong số họ xuất hiện bao bạn nhỏ là học sinh giỏi vượt khó, không thua kém bất kì bạn học sinh nào. Hay như những bạn nhỏ vừa học vừa làm thêm để lấy tiền nuôi sống bản thân, chi phí cho việc học. Họ đều là những con người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thôn, nhưng học tập vẫn chăm chỉ, cần mẫn, có những thành tích cao, tốt đẹp.
Trong văn học phải kể đến nhân vật Mã Lương ở truyện Cây bút thần - một tấm gương về lòng ham học và học thành tài. Vậy học tập góp phần rất quan trọng tới công việc, tương lai sau này của chúng ta nên cần phải học tập thật tốt.
Vậy muôn thực hiện lời dạy của Lê-nin ta phải làm gì? Chúng ta phải tự tìm lấy những cái thích thú, say mê trong học tập và phải luôn sáng tạo trong việc họ. c của mình để học tốt hơn. Bên cạnh đó, để học tốt, chúng ta còn rất cần đến nghị lực, quyết tâm học tập. Trong giờ học, ta cần phải chăm chỉ lắng nghe lời giảng của thầy giáo, nắm chắc bài học, học thêm ở bạn bè, lắng nghe thông tin đại chúng, sách báo. Ngoài ra chúng ta cần học tập trong cuộc sống, tìm tòi, sáng tạo thêm để học cho tốt. Học phải đi đôi với thực hành, học toàn diện.
Câu nói trên của Lê-nin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều, không được ngừng nghỉ để rồi sẽ phục vụ cho công việc sau này của mình. Học là rất quan trọng, vì nhờ có học, có kiến thức mới giúp chúng ta làm được việc, nuôi sông bản thân, gia đình và xây dựng đất nước. Bản thân ta sẽ luôn cố gắng để học tập thật tốt để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Hãy đừng bao giờ quên lời dạy của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi! ”.
Bạn tham khảo nha
Học tập là quá trình con người tìm hiểu, tiếp thu thêm những kiến thức, hiểu biết về thế giới, học trở thành một quá trình tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người, nói về học tập chúng ta thường nghĩ đến những tri thức mênh mông, bao la vô tận và sự nhỏ bé của con người trước kho tàng tri thức của nhân loại. Làm thế nào để có thể tiến gần hơn, khám phá nhiều hơn kho tàng tri thức đó, nhà bác học Lê-nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", đó là cách duy nhất và cũng là nhanh nhất để ta có được tri thức.
Không cần thiết phải có một khái niệm quá trừu tượng và phức tạp về việc học, nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu việc "học" là sự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của con người, bằng cách học tập , con người đã chiếm lĩnh lấy kiến thức về mọi mặt của đời sống. "Học nữa" được hiểu như một lời thúc giục cần phải học nhiều hơn, sâu rộng hơn nữa, còn "học mãi" là lời nhắn nhủ rằng chúng ta phải học tập suốt đời, đừng bao giờ ngơi nghỉ việc học. Câu nói của Lê-nin đã nhắc nhở toàn nhân loại, tất cả mọi người phải học và phải học ngay hôm nay, học nhiều hơn, học mãi đến hết đời, bởi học không bao giờ là thừa. Có thể nói ngay từ khi sinh ra chúng ta đã phải học, học để tồn tại và thích nghi với cuộc sống, ví dụ như học ăn, học nói, học đọc, học viết, rồi lớn hơn ta học các tri thức về cuộc sống, khám phá thế giới, học cách làm người. Chính việc học giúp ta có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, dù cho xã hội ấy có biến động đổi thay cũng nhờ có việc học mà ta sẽ không bị lỡ nhịp. Tri thức là vô tận, chúng ta học càng nhiều thì tri thức thu được càng nhiều và ngược lại, việc không ngừng học tập giúp ta không ngừng tiến bộ và phát triển, giống như việc chúng ta lần lượt học hết các cấp Tiểu học, Trung học rồi Đại học, Cao học. Càng học lên cao ta càng có được nhiều tri thức trong tay, những tri thức đó là vốn liếng quý giá để ta sử dụng vào cuộc sống. Con người ta có trưởng thành, thành đạt và trở nên có ích với gia đình, xã hội cũng chính nhờ việc học tập, phải không ngừng học tập, tiếp thu tiến bộ và nâng cao vốn hiểu biết của mình mới giúp bản thân vững vàng trước mọi đổi thay, biến hóa của xã hội. Nếu không có học tập có lẽ xã hội sẽ mãi mãi là xã hội Nguyên thủy, không có tri thức sẽ không có sự tồn tại và phát triển như xã hội chúng ta ngày nay, không học tri thức sẽ không tự tìm đến, không có tri thức vô hình chung trở thành kẻ mù văn hóa, bị tụt hậu và xã hội bỏ lại phía sau. Có những người ham học, họ học bất cứ đâu, bất cứ điều gì và bất cứ ở độ tuổi nào, nhưng cũng có những người luôn tự đắc với trình độ học vấn nhất định của mình, vậy làm thế nào để "học nữa, học mãi"? Thứ nhất chúng ta phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức có thể là từ thầy cô, bạn bè hay đồng nghiệp, thứ hai là phải mở rộng môi trường học tập, không chỉ học trên trường lớp qua sách vở mà còn học ngoài xã hội, trong gia đình, trong cuộc sống. Điều quan trọng thứ ba là ta phải học có chọn lọc, không thể cái gì cũng học mà chỉ học cái hay, cái tốt, cái đẹp, không học theo hướng tiêu cực, chống đối.
Qua câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi", em nhận ra bản thân mình nói riêng và thế hệ học sinh ngày nay chưa thực sự xem trọng việc học, chúng em ham chơi hơn ham học và học một cách thụ động. Qua câu nói của Lê-nin, em rút ra được một bài học sâu sắc: Cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học và không ngừng học tập, phấn đấu để không chỉ trau dồi bản thân mà còn để giúp ích cho cuộc đời, cho mọi người và cho xã hội.
Học tập là một việc rất quan trọng và cần thiết đối với con người. Học vấn không tự nhiên mà có. Học vấn do người siêng năng đạt được. Nhờ có học tập con người đã làm nên nhiều điều kỳ diệu. Để nhắc nhở mọi người phải nỗ lực học tập và liên tục học tập không ngừng, Lênin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”
Học là quá trình tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tri thức từ trong sách vở nhà trường và ở thực tế cuộc sống xung quanh. Việc học phải được tiến hành không ngừng, không nghỉ. Học nữa, học mãi, học không giới hạn trong suốt đời của mỗi con người.
Học để hiểu biết, để nhận thức, để có kiến thức mà áp dụng cho cuộc sống. Học để vận dụng sự hiểu biết vào trong công việc, để công việc tiến hành thực hiện và kết quả hơn.
Việc học còn giúp cho ta có khả năng thành thạo công việc hơn. Người không có tri thức sẽ khó hòa nhập với cuộc sống văn minh, tiến bộ, sẽ không theo kịp với nền khoa học kỹ thuật hiện đại đang đà phát triển nhanh chóng của thế giới. Chính việc học cũng giúp ta định hình được nhân cách bản thân và biết cách ứng xử trong cuộc sống.
Kiến thức của nhân loại là vô tận, còn sự hiểu biết của con người lại rất nhỏ bé. Con người dù tài giỏi đến đâu thì sự hiểu biết của cá nhân cũng rất ít ỏi, nhỏ bé so với kiến thức bao la của nhân loại. Không những thế, nền tri thức khổng lồ ấy lại không ngừng tăng tiến. Trên thế giới nền khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, nếu không học liên tục để cập nhật hóa kiến thức thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, thấp kém. Vì thế ta cần học nữa, học mãi để ngày càng mở rộng tầm hiểu biết để làm chủ bản thân nâng cao uy tín và khẳng định chính mình.
Việc học liên tục không ngừng giúp ta theo kịp tiến bộ của xã hội. Từ lúc đó có thể làm chủ xã hội, bắc thiên nhiên phục vụ con người. Việc học phải được liên tục tiến hành không ngừng vì ngày nay muốn xây dựng và bảo vệ đất nước phải dựa vào tri thức và nền quốc phòng vững mạnh. Phải căn cứ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật mới làm kinh tế phát triển dân giàu, nước mạnh.
Học tập để sống tốt đẹp, để cảm nhận hạnh phúc và làm cho đời sống có ý nghĩa hơn. Chính khả năng học tập bồi dưỡng tâm hồn ta từng ngày. Những thay đổi giúp ta cảm nhận cuộc sống phong phú. Những niềm vui giúp ta thấy được cuộc sống đáng sống. Từ đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Chăm chỉ học tập nghĩa là yêu nước.
Học tập để có thể làm việc thành công và khẳng định mình trong cuộc sống. Lê-nin cũng từng nói: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Không có tri thức con người sẽ trở nên yếu đuối và vô dụng, sớm bị cuộc sống phủ nhận. Không ngừng học tập để vươn lên đạt lấy các giá trị lớn lao trong cuộc sống để khẳng định địa vị, danh dự và sức mạnh của bản thân mình trong cộng đồng và xã hội.
Trước hết phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Mỗi con người cần phải xác định rõ học để làm gì? Sau đó là học những gì cần thiết nhất? Từ đó mới biết được cần học như thế nào cho thật hiệu quả. Tri thức là vô tân. Ai cũng khao khát chiếm lĩnh hết nguồn tri thức ấy. Thế nhưng, đó là điều không bao giờ làm được. Tham vọng trong học tập đôi lúc lại đưa ta đi quá xa trong thế giới mênh mông ấy mà không còn biết mình học để làm gì nữa.
Học với thái độ nghiêm túc và với một phương pháp học tập có hiệu quả. Phải có một ý chí phấn đấu kiên trì vượt qua mọi trở ngại để đạt được thành tích cao nhất. Ta phải biết kết hợp chặt chẽ phương châm: “học đi đôi với hành”. Lấy học tập tri thức làm nền tảng cho thực hành. Lấy thực hành để củng cố và khắc sâu tri thức. Không nên có thái độ tự mãn, tự cao trong học tập. Nên khiêm tốn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè cùng giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, phải tiếp nối truyền thống hiếu học của ông cha.
Hãy học những gì cần thiết nhất cho cuộc đời bạn, cho đất nước bạn. Đời người ngắn ngủi, đừng học lấy những gì mà suốt đời bạn không hề dùng đến. Vừa học tập tri thức khoa học vừa bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách trở nên tốt đẹp và cao thượng. Tri thức ấy có giá trị chỉ khi nó được chỉ đạo bởi một đạo đức tốt đẹp.
Khi ra trường dù ở cương vị nào, làm việc gì ta vẫn phải tranh thủ học tập. Mỗi độ tuổi khác nhau thì có cách học khác nhau sao cho có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến công việc mình đang làm. Để nâng cao hiểu biết thì phải chọn ngành học hỗ trợ cho công việc của mình nhầm thuận lợi cho sự phát triển của tương lai.
Học tập là vô cùng quan trọng. Học tập giúp con người có nhiều hiểu biết và phát triển tài năng. Vì thế ta phải thấy: “việc học là suốt đời, việc học không có trang sách cuối cùng”. Bản thân học sinh không được lơ là trong học tập. Phải kiên trì, nhẫn nại và bền bỉ học tập. Hãy nhớ rằng nỗi đau khổ trong học tập chỉ là tạm thời. Còn nỗi đau khổ vì không học tập là mãi mãi.
Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.
“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
Nguồn :ST_
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
Nguồn: loigiaihay
Tham khảo
Ông cha ta có câu: “Người không học như ngọc không mài”. Quả thật, học tập đối với con người là vô cùng quan trọng. Nhưng học tập không phải chỉ là một quãng đường ngắn ngủi mà cần phải là cả một quá trình. Cũng giống như V. Lênin từng khẳng định: “Học, học nữa, học mãi”.
Học tập là một hành trình của con người. Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã phải bắt đầu học lẫy, học nói, học đi… Đến khi trưởng thành, con người bắt đầu với quá trình học tập qua nhiều cấp. Rồi khi đã đi làm - đã không còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi. Như vậy, ý nghĩa trong câu nói của Lênin muốn nhắc nhở con người phải luôn luôn học tập.
Trải qua rất nhiều năm, kho tri thức của nhân loại giống như một sa mạc rộng lớn. Mà kiến thức của mỗi người có lẽ chỉ nhỏ bé như một hạt cát. Nên việc học tập sẽ giúp ta mở rộng tầm hiểu biết vốn có của bản thân. Một người luôn chịu khó học hỏi chắc chắn sẽ giành được cảm tình từ những người xung quanh bởi thái độ cầu thị là vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Nhờ có học tập mà chúng ta luôn bắt kịp với sự phát triển không ngừng của thế giới.
Chẳng phải lẽ dĩ nhiên khi ông cha ta đã để lại nhiều câu tục ngữ răn dạy con cháu về việc học tập như thế: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Có học có khôn”... Đó chính là những lời khuyên thật quý báu cho thế hệ sau phải luôn coi trọng học vấn.
Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc giàu truyền thống hiếu học. Chúng ta đã từng nghe danh từ trong quá khứ với những cái tên nổi tiếng như: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi…; đến trong hiện tại như: Nguyễn Ngọc Ký, Phan Đăng Nhật Minh, đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc học tập chẳng phải chỉ là trong một khoảng thời gian, mà đối với họ học là không ngừng, học là suốt đời.
Còn đối với một học sinh, việc cần làm nắm vững những kiến thức trên lớp cũng như học hỏi thêm từ sách vở. Ngoài ra, việc lựa chọn kiến thức để học hỏi cũng vô cùng quan trọng… Vậy nên mỗi học sinh hãy biết xây dựng cho mình một kế hoạch học tập cụ thể và thực hiện một cách nghiêm túc để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội trong tương lai.
Như vậy, V. Lênin đã đem đến cho nhân loại một lời khuyên có giá trị. Nếu không cố gắng học tập, chúng ta sẽ không thể đạt được thành công cũng như tìm ra những giá trị tiềm ẩn cho bản thân mình
tham khảoV. Lê-nin đã đưa ra lời khuyên: “Học, học nữa, học mãi” gợi nhiều suy tư sâu sắc. Đầu tiên, hiểu đơn giản thì học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Từ “học” được nhắc lại tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ “học nữa” tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Qua đây, Lê-nin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Chúng ta có thể kể đến rất nhiều tấm gương, họ là những con người vĩ đại, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống như Newton, Einstein, Thomas Edison… Nhưng họ vẫn luôn tích cực học tập mỗi ngày. Thế mới thấy rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Và học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Như vậy, mỗi người hãy ghi luôn cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.