Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
'Lại thương nỗi đọa đày thân bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay cách hạc ung dung'
a,xác định PTBD
=> Biểu cảm
b,nội dung bài thơ
=> Nỗi khó nhọc, gian khổ của người chiễn sĩ cách mạng quả cảm được phác hoạ rõ nét và xúc tích. Làm nổi bật sự phai mờ của tuổi tác bởi thời gian trôi qua nhanh
c,cho biết 'ôi chân yếu tóc bạc ' thuộc kiểu câu ns j
=> Thuộc kiểu câu cảm thán
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
a, Đọc đoạn thơ đc vt theo thể thơ nào
=> Thể thơ tự do (mới)
b, xác định và chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đc sử dụng trog đoạn thơ trên
=> Nhân hóa: soi tóc những hàng tre
- So sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
=> Lamg Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh dòng sông êm dịu,mượt mà. Làm bức tranh phác hoạ hình ảnh con sông trở nên sinh động
c, Câu " Quê hương tôi cs con sông xanh biếc " thuộc kiểu câu j .Xét mục đích nói
=> Thuộc kiểu câu trần thuật MĐN : Trình bày
d, Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ nào của nhà Tế Hanh mà em đã đc học trog chương trình ngữ văn 8.Hãy chỉ ra nhưng điểm tương đồng giữa câu thở trên vs bài thơ đó
=> Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ : Quê Hương của Tế Hanh
- Điểm tương đồng :
Tác giả đều viết về quê hương
Sử dụng các bptt: nhân hoá,ẩn dụ
Dùng thể thơ tự do
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Thế Lữ - Nhớ rừng
Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu nghi vấn
a) Mở SGK (tr.8-9)
- Hoàn cảnh sáng tác bài Ông đồ: Trong những năm cuối thế kỉ XIX, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ đang dậm tô những nét chữ tươi tắn bên hè phố Hà Nội tấp nập người mua chữ đã in sâu vào tâm trí nhà thơ, tuy nhiên cho đến đầu thế kỉ XX, những hình ảnh đẹp đẽ đó dần biến mất, ông đồ vẫn ở đó vào dịp Tết đến nhưng thay vào đó là sự thờ ơ, vô tâm của người đời. Năm 1936, Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ Ông đồ, đăng lần đầu tiên trên báo Tinh Hoa.
- Xuất xứ : trong Thi nhân Việt Nam
b) Nội dung chính: Nỗi niềm chua xót, đau đớn, ngậm ngùi, luyến tiếc của tác giả về hình ảnh những ông đồ bị thất thế hay đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua hàng ngàn năm dần bị mai một.
Thể loại : Thơ năm chữ
c,d,e : đoạn thơ nào?
nêu TD của BPTT sau
''Mai về MIỀN NAM thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này''
- Nội dung: Tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm, niềm tự hào, gắn bó với quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
- Nghệ thuật:
-Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm .
-Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa .
-Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu .
-Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê .
-Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm. - Bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu.
- Bài thơ "Khi con tu hú" gồm 2 đoạn cũng là 2 đoạn đầu là:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
- Nội dung chính của bài "Khi con tu hú" là: Thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
Nội dung:
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển
Chúng ta hãy bước nhẹ,nhẹ nữa
Trăng ơi trăng,hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác đã ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ,chúng ta canh giấc ngủ
a)Đoạn thơ trên được viết vs phương thức biểu đạt : Biểu cảm
b)Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên :
- Thể hiện nỗi lòng nhớ thương , kính trọng của tác giả đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ tối cao của dân tộc . Tác giả trân trọng sự bình yên dành cho bác cùng với sự kính yêu , trìu mến cùng , tình yêu thiết tha đằm thắm của tác giả trong dòng người nhộn nhịp vào lăng viếng Bác.
c)Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ đầu
+ Câu thơ đầu : sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện tình cảm dịu êm , ngọt ngào , ấm cúng của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
+ Câu thơ hai : Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh: Sự thành kính , biết vô bờ với người lãnh tụ kính yêu qua sự thinh lặng , trang nghiêm
"Lại thương nỗi: đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu , mắt mờ , tóc bạc
Mà thơ bay.....cách hạc ung dung"
a, Xác định PTBDC
=> Biểu cảm
b,Nội dung bài thơ
=> Những nỗi đày đoạ gian khổ đã làm chai mòn tuổi tác của người chiến sĩ quả cảm- vị lãnh tụ vĩ đại. Tác giả đã phác hoạ thành công hình ảnh người anh hùng dân tộc và nỗi khó nhọc trong quá trình bác bị giam cầm nhưng tâm hồn thi sĩ vẫn tồn tại một cách mãnh liệt.Từng câu thơ,dòng chữ làm nổi bật sự chuyển động của thời gian làm phai mờ tuổi tác
c,Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng
=> BPTT : Liệt kê : chân yếu , mắt mờ , tóc bạc
=> nhấn mạnh những triệu chứng của gánh nặng tuổi tác
d,câu thơ : "Ôi chân yếu , mắt mờ , tóc bạc " là câu j trog mục đích nói
=> Bộc lộ cảm xúc