Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, đảo.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
- Tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
tham Khảo
Là một học sinh, em cần phải làm các công việc để góp sức vào cuộc đấu tranh bảo vệ quyền Biên giới, Biển, Đảo:
+ Phải cố gắng chăm chỉ học hành, học tập thật tốt+ Vâng lời dạy từ ông bà, cha mẹ, thầy cô+ Có ý thức bảo vệ chủ quyền Biển-Đảo quê hương+ Có một tấm lòng yêu Quê hương, yêu biển đảo quê hương+ ...Các biện pháp::
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ
Refer
1.Một số tài nguyên vùng biển nước ta: - Khoáng sản: + Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu). + Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.
2.Chúng ta cần: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,... - Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...
THam khảo
1.
Một số tài nguyên vùng biển nước ta:
- Khoáng sản:
+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).
+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.
+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).
- Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.
2.
Chúng ta cần:
- Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...
- Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép tài nguyên biển.
- Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát.
Tham khảo :
Câu 14 :
a/ Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa :
- Chế độ nhiệt : nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ .
- Chế độ gió : trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4 , các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam .
- Chế độ mưa : lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300mm/năm .
b/ - Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải :
+ Khai thác hợp lý thuỷ hải sản .
+ Hạn chế tình trạng tràn dầu .
+ Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển…
Câu 15 :
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện .
Câu 16 :
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, bởi vì :
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.
- Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tâv Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ các vùng biển
- Hạn chế các hoạt động khai thác tài nguyên biển bừa bãi. Nghiêm cấm các hoạt động nạo vét, phá hoại tài nguyên biển
- Cải thiện nguồn tài nguyên biển, ngăn chặn các nguy cơ làm hại đến các sinh vật và tài nguyên trong môi trường biển
-Không được vứt rác bừa bãi
-Tuyên truyền và cổ động về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
-Nuôi dưỡng và bảo vệ các loài hải sản quý hiếm như rùa,...
-Giảm thiểu việc đánh bắt cá bữa bãi
Những biện pháp để bảo vệ môi trường biển và tài nguyên là:
*Không vứt rác bừa bãi
*Tuyên truyền và phát động mọi người bảo vệ biển và bảo vệ tài nguyên
*Không đánh,bắt những loại cá quý có nguy cơ tuyệt chủng.
*Nuôi và bảo vệ các loại cá quý hiếm
*Không sử dụng tài nguyên bừa bãi
- Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:
+ Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.
+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;
+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”…
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức (vẽ tranh, poster,...).
- Tham gia các cuộc thi về biển, đảo.
- Không xả rác khi đi biển.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện làm sạch biển.
- Phản đối, lên tiếng khi có thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo.