Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:PTBD:Tự sự,biểu cảm
Câu 2:Nhân vật:Người đi săn,vượn mẹ và vượn con
Câu 3:Vượn mẹ đã:
+nắm bùi nhùi gối lên đầu con
+hái một cái lá to
+vắt sữa và đặt lên miệng con
câu 4:
Vì người đi săn đã rút ra cho mình được một bài học đáng giá là không nên săn bắn các con động vật hoang dã khác . Người đi săn thấy việc săn bắn đó là một điều "ác độc", nó khiến các con vật hoang dã khác không thể sống được như chúng ta mà phải chịu cái chết
Câu 6:
Em nhận ra được bài học:
Không nên săn bắn các con động vật hoang dã.Việc đó thể hiện hành động "ác độc" của chúng ta đối với thiên nhiên .Các con vật hoang dã cũng có cuộc sống như chúng ta nên hãy bảo vệ môi trường và đừng làm hại chúng
Tham khảo
Đây là 1 câu chuyện mang ý nghĩa về sự biết ơn.Vì sự báo đáp của ân nhân mà kiến ta đã giúp đỡ.Câu chuyện muốn nói với ta là chúng ta cần giúp đơc đối với những người xung quanh thì ắc họ sẽ giúp ta .Cũng nói lên lòng biết ơn của chú kiến .Vì vậy chúng ta cần học hỏi câu chuyện này.
II. LUYỆN TẬP:
Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”
- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.
- Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.
- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.
- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.
- Không khí trong lớp thì im lặng
- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.
Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.
Câu 2:
* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.
* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…
* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3:
* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:
- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.
- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.
- Cậu xấu hổ và tự giận mình.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.
Câu 5:
* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.
Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.
* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc
Mới hôm qua, trời hãy còn nắng, thế mà hôm nay, đường mưa lầy lội. Thật là tội nghiệp cho mấy em nhỏ và các cụ đi đường quá vì tôi, chính bản thân tôi- một cô bé tuổi vị thành niên xinh đẹp, khỏe mạnh- còn té lên té xuống.
Không biết cụ Danh sẽ ra sao, cụ đã lớn tuổi rồi, sức khỏe yếu, đứng còn không nổi nói chi đi. thế mà con cụ ở Sài Gòn lại đổ bệnh. Mấy bữa nay, cụ cứ than mãi với tôi: "Con cụ ở Sài Gòn chưa có vợ, nên ốm đau gì cụ cũng phải lên thăm, giờ cụ không có tiền, cháu có không cho cụ trăm xu lên Sài Gòn!". Bản thân tôi không ghét cụ, ngược lại còn rất mến cụ cơ! Vậy mà tôi không có tiền, tôi không muốn cụ buồn, sáng nay tôi có 25 xu, tôi trích ra 5 xu mua bánh mì để ăn sáng, còn 20 xu tôi biếu cụ, cụ có vẻ hơi buồn nhưng vẫn cảm ơn tôi rối rít. Bụng dạ tôi thầm nghĩ:" Còn cái Thanh, cái Thương nhà giàu, chắc nó sẽ cho cụ mượn.". Tôi vội đến nhà cái Thanh, tôi nói:
-Thanh ơi, mày ra đây cho tao hỏi cái này!
-Có phải cái Sa không?
-Tao đây chứ ai hử?
-Thôi, từ từ, tao ra.
Nó vừa ra, tôi đã hỏi:
-Mày có tiền không?
-Mày hỏi làm chi?
-Tao cho cụ Danh
-Chi vậy? Rảnh quá hử?
-Không đâu, mai cụ lên thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị ốm.
-May thật, sáng nay tao có 100 xu, mà cụ cần bao nhiêu?
-Cụ cần trăm xu, tao đưa cụ 20 xu rồi!
-Vậy tao cho cụ 50 xu nhé! U tao biết tao cho tiền, u tao la!
-Ừ, còn cái Thương.
Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại co
Xin lỗi nha! Mình ấn lộn nút, tiếp tục:
Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại có thêm một cuộc đối thoại tương tự:
-Thương ơi, mày có nhà không?
-Tao ra ngay đây, mày gọi tao cái gì?
Nó không hỏi tên tôi vì cái giọng đanh đanh chua chua của tôi thì nó biết rõ. Nó vừa chạy ra, tôi hỏi ngay:
-Mày có tiền không?
-Có
-Mấy xu?
-300 xu, mày cần gì? Nếu muốn, tao cho mày luôn 3 lượng bạc. Dạo này tao có nhiều tiền lắm!
-Thật sao? Vậy cho cụ Danh mượn đi!
-Mày rảnh ruồi thật, tao mà lại cho cái ông già lọm khọm đó làm chi? Ổng cần gì?
-Mày làm ơn đi, cụ cần về thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị bệnh!
-Được, tao cho mày 30 xu, cầm nó rồi cút xéo, tao phải đi đám rồi.
_____________________________________Sẽ_còn_tiếp________________________________________
Câu 1 : PTBĐ chính : tự sự
Câu 2 : - Câu ''Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. '' thuộc kiểu câu trần thuật đơn.
-TD : kể lại diễn biến sự việc một chú kiến đang chăm chỉ làm việc ( tha chiếc lá trên lưng)
Câu 3 :
-ND : Câu chuyện kể về chuyến hành trình của một chú kiến bé nhỏ chăm chỉ , đầy nghị lực quyết tâm chiến thắng những thử thách , những khó khăn , gian khổ ( một vết nứt lớn trên tường xi măng) .
- Nhan đề : Vết nứt và con kiến
Câu 4:
Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống.
Bồ câu là tấm gương điển hình tốt bụng để chúng ta học tập sau cây chuyển" Kiến và Bồ Câu". Câu chuyển kể về Kiến bị rơi xuống dòng nước,trôi lập lờ tuy gắng sức vùng vẫy nhưng không thể bơi vào bờ được. Nhờ lòng nhân hậu của mình Bồ Câu đã ngắt cành cỏ ném xuống nước để giúp Kiến bơi vào bờ. Đó là một hành động cao cả. Và một hành động đẹp của Kiến: giúp đỡ lại Bồ Câu khi bị ng thợ săn bắt..Câu chuyện đã khuyên răn chúng ta cần biết ơn và đền đáp công ơn với những người đã giúp đỡ ta khi khó khăn, hoạn nạn. Bởi đó là phẩm chất tốt đẹp của con ng Việt Nam..