K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2018

Đáp án C

Khu vực Tây Bắc có địa hình núi cao và đồ sộ nhất nước ta, nhiều đỉnh núi trên 2000m, điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi- phăng cao 3143m. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao: nhiệt đới gió mùa (600m – 700m miền Bắc, 900– 1000m miền Nam), cận nhiệt đới gió mùa trên núi ( 600 – 2600m miền Bắc và 900 – 2600m miền Nam) và ôn đới núi cao (trên 2600m)

2 tháng 12 2018

Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc có thế mạnh nổi bật hơn Tây Bắc về Khoáng sản năng lượng. Đông Bắc có các mỏ than ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, có thế mạnh hơn hẳn Tây Bắc => Chọn đáp án D

8 tháng 7 2017

Đáp án: B

Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi: trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.

. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây? * 25 điểm A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, có 4 ngọn núi cao nằm trên biên giới Việt - Lào là: a. Khoan La San; b. Pha Luông; c. Phu...
Đọc tiếp

. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây? * 25 điểm A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, có 4 ngọn núi cao nằm trên biên giới Việt - Lào là: a. Khoan La San; b. Pha Luông; c. Phu Hoạt; d. Rào Cỏ. Hãy cho biết thứ tự lần lượt các ngọn núi trên từ Bắc vào Nam là: * 25 điểm A. a - c - d -b B. a - b - c - d C. c - b - a - d D. a - c - b – d 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? * 25 điểm A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao. B. Hướng núi tây bắc - đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế. C. Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau. D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc ? * 25 điểm A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu vào khối núi Tam Đảo. B. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích. C. Hướng nghiêng chung của khu vực là hướng tây bắc - đông nam liên quan đến vận động cuối Đệ Tam, đầu Đệ Tứ. D. Các sông trong khu vực như: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cũng có hướng vòng cung. 5. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông * 25 điểm A. sông Hồng. B. sông Đà. C. sông Cả. D. sông Thái Bình. 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc ? * 25 điểm A. Về mặt vị trí, vùng núi Tây Bắc nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Cả. B. Có địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng bắc - nam. C. Có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hoá. D. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông như sông Đà, sông Mã, sông Chu. 7. Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là * 25 điểm A. hướng núi chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam. B. địa hình thấp, hẹp ngang, nâng ở hai đầu phía bắc và phía nam của khu vực. C. có những dãy núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã tạo nên những ranh giới khí hậu.

0
16 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

24 tháng 9 2018

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B

6 tháng 10 2018

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, ta thấy các khu du lịch biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ở khu vực Bắc Trung Bộ là Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Thuận An, Cảnh Dương và Lăng Cô.

5 tháng 2 2016

a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc

- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình

- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào  (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.

c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)

15 tháng 4 2019

b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :

mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông