K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2018

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...

2 tháng 12 2018

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

Bạn xem đúng không nhé!

9 tháng 12 2021

Tháng 6 mùa hạ, nắng gay gắt như thiêu như đốt. Ruộng đồng như cái chảo lửa, nóng hừng hực. Ấy vậy mà mẹ em, vẫn đội nắng mặc nóng mà xuống ruộng cấy lúa. Cua cá phải đầu hàng, rời ruộng tìm nơi mát mẻ để tránh tạm. Nhưng vì đàn con thơ, mẹ vẫn kiên trì cấy từng hàng mạ non. Dưới cái nắng gay gắt, mồ hôi mẹ chảy ra đầm đìa như mưa. Những giọt mồ hôi ấy mặn chát, bởi đó là biết bao vất vả, gian lao mà mẹ đang phải gánh chịu, Hình ảnh người mẹ luôn vĩ đại như thế, dù là trong bất kì hoàn cảnh nào.

  • Động từ: đội, đầu hàng, tránh, tìm, cấy, chảy
  • Tính từ: gay gắt, hừng hực, mát mẻ, kiên trì, mặn chát, vất vả, gian lao, vĩ đại
  • Quan hệ từ: ấy vậy mà, nhưng, bởi, dù
9 tháng 12 2021

Trưa tháng 6, trời nắng như đổ lửa. Trong các thửa ruộng, nước ngày một nóng như có ai nấu lên. Lũ cá cờ tội nghiệp không chịu được sức nóng, chúng chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua cũng ngoi hết lên bờ. Thế mà giữa trời nắng chang chang, mẹ em vẫn lội xuống cấy lúa. Mẹ đội chiếc nón lá, gương mặt mẹ đỏ bừng. Tấm lưng gầy, cong cong phơi giữa nắng, mồ hôi mẹ ướt đẫm chiếc áo cánh nâu... Mỗi hạt gạo làm ra không biết chứa đựng biết bao nhiêu giọt mồ hôi và nỗi vất vả của mẹ.

- Động từ: đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, lội, cấy, đội, làm, chứa

- Tính từ: nóng, lềnh bềnh, nắng, chang chang, gầy, cong cong, ướt đẫm, đỏ bừng, vất vả

Quan hệ từ: ở, như, trên, còn, thế mà, giữa, dưới, mà, của

Tác giả lớn lên từ đồng quê Việt Nam nên ông đã hiểu được nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người. Bởi lẽ, hạt gạo làm ra với bao mồ hôi, công sức với bao khó khăn do thiên nhiên gây ra. Đó là “cái bão tháng bảy, cái mưa tháng ba, cái nắng tháng sáu” khắc nghiệt như vậy. Đến nỗi, “cua ngoi lên bờ” để tránh nắng nóng, cá cờ cũng phải chết vì không chịu được cái nắng gay gắt. Ấy vậy mà “mẹ em xuống cấy”. Qua đây, em thấy được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo. Vì vậy, em càng quý trọng công sức lao động của người nông dân.

2 tháng 6 2020

Giọt mồ hôi sa

19 tháng 1 2019

Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay. Những ngày này, miền Bắc đang phải chịu thời tiết rất khắc nghiệt: trời nắng nóng và thời tiết rất khô. Ngồi làm việc trong phòng điều hòa, tôi bỗng nhớ tới những người lao động đang vất vả mưu sinh ngoài kia đặc biệt là các bác nông dân, những ngày này đang phải vất vả thu hoạch những hạt gạo. Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, hình ảnh hạt gạo là một hình ảnh rất thân thuộc trong đời sống hàng ngày. Tôi bỗng nhớ tới một bài hát từ lâu đã đi sâu vào lòng người “Hạt gạo làng ta” của nhạc sĩ Trần Việt Bình – phổ thơ Trần Đăng Khoa.
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...”
 Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.
. “Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất".
Nghe tới đoạn này của bài hát, tôi bỗng nhớ tới cách đây khoảng hơn 10 năm, khi mà tốc độ đô thị hóa nông thôn chưa phát triển như bây giờ, khu nhà tôi ở có rất nhiều đồng ruộng. Vào thời điểm đó, tôi mới chỉ là một cô bé hơn 10 tuổi, tôi cùng các bạn hay đi ra chơi ở những cánh đồng. Và rất may mắn, tôi có cơ hội được chứng kiến quang cảnh khẩn trương lao động sản xuất của những người nông dân Việt Nam, rất chân thật như những lời thơ của chú Trần Đăng Khoa “tát nước vào ruộng, bắt sâu cho lúa, gánh phân đổ vào ruộng…”.
Giờ cánh đồng ngày nào đã không còn nữa mà thay vào đó là trường học, là các dự án, khu đô thị nhà ở cao tầng, bể bơi… Người nông dân làng tôi bây giờ đã bỏ ruộng, tôi cảm thấy có một sự tiếc nuối, tôi mong rằng tốc độ đô thị hóa sẽ không quá phát triển để nông thôn Việt Nam, người dân nông thôn vẫn giữ được những nét riêng, bản sắc riêng vốn có của nó trong đó có cánh đồng và những hạt gạo.
Ở đoạn kết của bài hát, tác giả có nhắc tới:
“Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...”
Chỉ đơn giản hai câu “Gửi ra tiền tuyến và gửi về phương xa”, hai câu thơ tưởng chừng như rất đơn giản ấy nhưng nó chứa đựng nỗi đau và sự mất mát, sự hi sinh xương máu của biết bao thế hệ đi trước trên con đường gửi hạt gạo ra tiền tuyến và gửi về phương xa ấy.
Bài hát “Hạt gạo làng ta” là sự ca ngợi vẻ đẹp của hạt gạo, ca ngợi vẻ đẹp của những người nông dân, được sáng tác từ năm 1971, trải qua hơn 40 năm bài hát vẫn giữ được vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Điều đáng buồn thay, hình ảnh của người nông dân trong suốt hơn 40 năm qua gần như không có nhiều thay đổi, vẫn là một sự vất vả, hi sinh, một nắng hai sương để sản xuất ra những hạt gạo. Tôi nghĩ rằng nền nông nghiệp Việt Nam chưa đạt được sự phát triển như Nhật Bản, Mỹ…vì chúng ta đang ngày càng thiếu đi những người nông dân có tri thức tốt. Thế hệ trẻ như chúng tôi, nếu như hỏi 100 bạn, tôi tin chắc có đến 99 bạn không chọn theo nghề nông nghiệp vì từ nhỏ chúng tôi đã được giáo huấn rằng “cố gắng học thật giỏi để thoát cảnh làm nghề nông”.
Và chúng tôi đã cố gắng học để trở thành những bác sỹ, kỹ sư, giáo viên, người làm kinh doanh, kế toán… Giờ đây tôi nuối tiếc vì đã không chọn nghề nông, không được góp phần nhỏ bé của mình để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam để góp phần làm cho hạt gạo tốt hơn cả về chất lượng và sản lượng để có thể tăng giá trị xuất khẩu và cạnh tranh được với hạt gạo của nhiều nước khác

19 tháng 1 2019

"Hạt gạo làng ta" chính là hình ảnh của quê hương. Nhờ gắn bó máu thịt của làng quê, nhờ óc tưởng tượng phong phú và bay bổng của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã cảm nhận được hạt gạo được chắt lọc từ những vái inh túy của đất trời như phù sa, hương sen và ấp ủ cái tình người như lời mẹ ru. Hạt gạo không những nuôi ta koon lớn mà hạt gạo còn nặng nghịa nặng tình với đất với nước với trời. Hạt gạo chính là tâm hồn của quê hương.

7 tháng 12 2023

Không

7 tháng 12 2023

Đố các bạn có gì mà không ăn cỏ là con gì

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bẩy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa 
Giữa trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ? 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy. 
Đúng là cậu bé TRẦN ĐĂNG KHOA có cảm nhận về người nông dân VN,đặc biệt là người mẹ một nắng hai sương đang đi cấy vào buổi trưa để làm ra< hạt gạo làng ta đó bạn > 
Thành quả lao động là hạt gạo,tác giả chỉ ra cái quả là hạt gạo đựoc gieo trồng bằng cái nhân ,cái nhân đó chính là những ngày nắng nóng oi bức của tháng tháng sáu,vựot qua những ngày bão gió tháng bảy,những ngày mưa phùn gió bắc tháng ba. 
Người lao động là< mẹ em >,vẫn lặn lội cấy trồng mặc cho thời tiết như nào để < ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả > ,đã ra sản phẩm< dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần >,tác giả chỉ hình ảnh con cua con cá đều bị chết ngạt bởi cái nắng nóng như thiêu như đốt mà mẹ tác giả vẫn gieo trồng cấy lúa để lấy hạt gạo .Mấy câu sau này tác giả đã pha trộn tình thương của mình vào người mẹ VN,có phần cảm ơn mẹ đã nuôi dạy tác giả bằng một nắng hai sưogn,mồ hôi của mẹ rụng xuống như mưa ruộng cày mới làm ra đựoc sản phẩm nông nghiệp vậy !

9 tháng 12 2018

trả lời:

cái gì ko biết thì tra \(GOOGLE\)

hok tốt nhé

23 tháng 12 2018

1. Viết một câu nhận xét về mẹ Nguyễn Thị Phú trong câu chuyện Người mẹ của 51 đứa con.

Trả lời: Ca ngợi mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân ái

2.Đọc câu chuyện Ngu Công xã Trịch Tường Giúp em hiểu điều gì ?

Trả lời:Muốn thành công phải dám nghĩ, dám làm. Ông Lìn đã bằng hành động của mình thuyết phục mọi người trong thôn, để từ đó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ông là người không những biết nghĩ cho mình mà còn biết nghĩ cho mọi người.
3. Đọc bài thơ Hạt gạo làng ta em có suy nghĩ gì về người nông dân ?

Trả lời:Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.(ko chắc)

4. Vì sao thầy giáo nói :Người lao động là quý nhất?

Trả lời:Thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất. Trước tiên thầy tôn trọng ý kiến của ba bạn nhỏ, lập luận có trình tự: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng chưa phải là quý nhất. Khẳng định cái đúng của ba bạn học sinh, thầy nêu ra ý kiến mới của thầy sâu sắc hơn: Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.
5. Em có nhận xét gì về nhân vật Gioan trong Chuỗi ngọc lam.

Trả lời: Gioan có những phẩm chất và tình cảm đáng trân trọng, đáng quý biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui hạnh cho nhau

k nhé

16 tháng 4 2018

Tuổi nhỏ đã cùng với người mẹ, người chị và các thế hệ khác ở lại hậu phương ra sức thi đua lao động sản xuất để làm ra hạt gạo tiếp tế cho chiến trường. Không kể sáng, trưa, chiều, tuổi nhỏ luôn có mặt ở ngoài đồng ruộng chống hạn, bắt sâu, gánh phân bón lót, bón thúc, làm cỏ ... góp công sức làm ra hạt gạo.

Thay vì viết "Hạt gạo làng ta"như nhan đề và những câu thơ mở đầu mỗi khổthơ thì ở câu thơ cuối bài, tác giả Trần Đăng Khoa lại viết "Em vui em hát/ Hạt vànglàng ta". Theo em, điều này có ý nghĩa...
Đọc tiếp

Thay vì viết "Hạt gạo làng ta"như nhan đề và những câu thơ mở đầu mỗi khổ
thơ thì ở câu thơ cuối bài, tác giả Trần Đăng Khoa lại viết "Em vui em hát/ Hạt vàng
làng ta". Theo em, điều này có ý nghĩa gì?
...............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................................................................................................................................

 CÁC BẠN NHANH TAY GIÚP MÌNH NHA!!! PLEASE!!!

5
11 tháng 5 2020

ý nghĩa là các bn nhỏ rất vui vì dù bom đạn nhưng cả làng vẫn ấm no và vẫn thu hoạch dc 1 mùa bội thu nên các bn thấy rất vui và reo lên hạt vàng là ta vì các bn coi lúa gạo như vàng bạc đó là do bao người đổ mồ hôi làm ra nên ta cần coi trọng lúa gạo

11 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn nhiều nha!!!