Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu c bạn tham khảo:
HÌnh ảnh ông đồ hiện lên trong khổ thơ gắn với những buồn bã khôn nguôi.Vẫn trong bức tranh ngày tết, trong không khí xuân rộn ràng nhưng ông đồ xưa đã chẳng còn vui thú thuở nào.Với từ “vẫn” nhà thơ muốn khẳng định sự tồn tại c̠ủa̠ ông đồ.Nhưng sẽ chẳng còn ở đó Ɩà sự náo nức, sự vui tươi.Nỗi buồn dường như bao trùm toàn bộ khổ thơ.Lời thơ c̠ủa̠ Vũ ĐÌnh LIên “qua đường không ai hay” như một sự chua xót cho tình cảnh ông đồ, cho nét đẹp văn hóa c̠ủa̠ một thời.Phải chăng cuộc sống hiện đại nên những kỉ vật xưa cũ kĩ ấy đang không còn chút giá trị? Trên trang giấy ấy chỉ có lá ѵàng.Sắc ѵàng ảm đạm Ɩàm ta thấy thê lương ѵà buồn thương muôn phần.Tủi nhục, đau xót Ɩà nỗi niềm c̠ủa̠ ông đồ, Ɩà nỗi đau trong thi nhân.Mưa bụi, lá ѵàng..tất cả Ɩàm bức tranh thực tại ảm đạm, sầu tủi.Nỗi niềm tiếc thương với ông đồ, với nét đẹp cho chữ ấy vẫn cứ đau đáu trong vần thơ VŨ Đình Liên ѵà trong mỗi chúng ta.
tham khảo
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua… Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay”
Ba chữ “vẫn ngồi đấy” gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ông đồ nữa: “Qua đường không ai hay”? Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ “Chợ Đồng” của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian “Dở trời mưa bụi còn hơi rét”, chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực “xáo xác” mà thôi:
“Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung”.
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ “Ông độ”. Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tải:
“Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay”…
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng “buồn không thắm”? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. “Lá làng”, “mưa bụi bay” là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dân trên nền “vàng” của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn “mưa bụi bay” buổi đông tàn.
Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay”. Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng nhưng không ai còn để ý tới ông nữa. Khác với một thời vàng son được trổ tài múa bút, được bao nhiêu người thuê viết, nay cảnh vật thật quá hiu quạnh. Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi của nó cũng như chính ông đồ bây giờ. Lá vàng rơi nhưng người nghệ sĩ chẳng buồn nhặt vì có khách đâu mà dùng tới giấy, tới nghiên mực. Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi" của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng. Cơn mưa bay này vừa là hiện thực, là nét đặc trưng của mà xuân đất Bắc nhưng đồng thời cũng là mưa trong lòng người. Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn mang mác khó tả.
a, TTH: mưa mưa, chồm chồm.
TTT: ù ù, lộp bộp
b, TTV tự nhiên: mưa, lúa, đất trời, cây la1
c, Nói quá: Đất trời mù trắng nước
Ý nghĩa: cho thấy cơn mưa to, làm mờ đi mọi thứ xung quanh.
Em tham khảo nhé:
Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa: “Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!
Refer:
Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên là hai trong số những câu thơ hay nhất của bài thơ. Cái khung cảnh "lá vàng rơi " nói lên một bầu không khí u buồn ảm đạm hiu quạnh, sự tàn phai rơi rụng. Không những thế, lá vàng lại còn rơi trên giấy, ông đồ không buồn nhặt mà cứ để nó rơi hoài, rơi hoài. Dường như phủ đi cả giấy lẫn hình ảnh ông đồ vào quên lãng. Đọc đến đây thôi ta cũng cảm thấy tâm trang buồn tan nát của ông đồ. Một thời huy hoàng nay còn đâu! Ta để ý rằng, ở đây đang mùa xuân. Vậy mà tại sao? Tại sao vẫn có những chiếc lá vàng rơi lả tả trên trang giấy? Tại sao có hình ảnh lá vàng rơi trong mùa xuân đang tràn ngập ấm áp? Phải chằng hình ảnh ông đồ chính là chiếc lá vàng, chiếc lá sót lại vẫn đang cố gắng níu giữ thời gian đã qua? Nhưng rồi, chuyện tới thì cũng phải tới. Lá cũng rơi và ông đồ thì không ai hay. Ở đây là mùa xuân vậy mà mưa không phơi phới bay. Ông đồ với dáng người gầy gò, ốm yếu dường như cũng bị vùi lấp nhạt nhòa dần trong làn mưa bụi. Mưa dường như cũng khóc thương cho tình cảnh éo le tội nghiệp của ông đồ. Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc đã diễn tả vô cùng hoàn mĩ hình ảnh éo le xuất hiên mỗi lúc một mờ dần và đến khổ thơ cuối cùng thì không còn nữa. Với thể thơ ngũ ngôn và từ ngữ gợi cảm giàu sức tạo hình có nghệ thuật cao phù hợp phù hợp diễn tả tâm tình sâu sắc của nhà thơ. Qua đó, tác giả bày tỏ sự luyến tiếc cho một nét đẹp đã bị phai tàn và nhắn nhủ tới người đọc hãy biết trân trong những phong tục tốt đẹp đang còn tồn tại vì nó thể hiện một cốt cách con người Việt Nam.
Hiện thực trong thơ là hiện thực buồn. Vũ Đình Liên đã chọn những chi tiết rất đắt để thực hiện bi kịch của ông đồ, đó là “ lá vàng”, “mưa bụi”. Văn tả thật ít lời nói mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng của ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ. Trời đất ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông. Câu thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. “Lá vàng” rơi giữa mùa xuân là một nghịch cảnh. Đó là ẩn dụ chỉ cuộc đời tàn lụi của ông đồ, của nét đẹp văn hóa dân tộc bị lãng quên. “Mưa bụi” là mưa nhỏ, dai dẳng tê tái lòng người. Phải chăng đó đâu chỉ là mưa ngoài trời mà là mưa trong lòng người? Đó là giọt nước mắt cay đắng nuốt vào trong tim.
mình gửi bạn tham khảo câu 1 nhé, chúc bạn học tốt