K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

mất nhiều calo ....

mk nghĩ thế lolang

28 tháng 11 2019

Khi vận động mạnh thì nhu cầu năng lượng tăng do đó cần oxi hoá (chất dự trữ năng lượng) để tạo ra năng lượng vì vậy nên dẫn đến nhịp thở tăng để cung cấp oxi cho cơ thể hoạt động tiếp

4 tháng 9 2018

- Người ta đo thân nhiệt bằng cách sử dụng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai,...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe của con người.

- Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể ít bị tác động bởi môi trường. Ở người bình thường, thân nhiệt ở mức 37 độ và dao động không quá 0,5 độ.

18 tháng 9 2016

 1)khi hit vào hay thở ra khí O2 và CO2 vaòg đc trong phổi chủ yếu theo cơ chế thụ động có nghĩa là khí sẽ khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. Như vậy khí ôxi ở ngoài mt cao hơn trong cơ thể khí CO2 ngoài mt thấp hơn khí CO2 trong cơ thể khi hít vào khí ôxi sẽ khuếch tán vào trong còn CO2 thì lại từ trong khuếch tán ra ngoài. Nên tỉ lệ sẽ khác nhau. 

Câu 2: Mũi, khí quản, phổi là những cơ quan thực hiện việc tao đổi khí, các cơ quan này cùng chung một hệ cơ quan gọi là hệ hô hấp.

Câu 3: Khi vận động mạnh hoặc tập thể dục, nhịp hô hấp tăng vì nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp và tăng dung tích hô hấp.

Đúng thì like nha!!!

20 tháng 12 2016

1. Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra:

- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch

- Tỉ lệ % CO2 trong không khí thở ra cao rõ rệt là do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra không khí phế nang

- Hơi nước bão hòa trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí

- Tỉ lệ % N2 trong không khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.

2. Chính là hệ hô hấp cung cấp o xi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng (ATP) cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể, đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể

3. Giải thích: Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng \(\Rightarrow\) Hô hấp tế bào tăng \(\Rightarrow\) Tế bào cần nhiều Oxi và thải ra nhiều khi CO2 \(\Rightarrow\) Nồng độ CO2 trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp lên.

29 tháng 12 2017

- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh thì khi trài nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thể nào?
Nhiệt độ ở cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37°C.
+ Khi trời lạnh: nhiệt tỏa ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt (đây là phản xạ).
+ Khi trời nóng: cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch => tăng lượng máu qua da (nóng => đỏ mặt).
• Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự tỏa nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể (để một lít nước bay hơi cần 540 Kcal).

29 tháng 12 2017

- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế, để theo dõi nhiệt độ cơ thể => xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.

- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể đã đi đâu và để làm gì?
Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã tỏa ra môi trường ngoài qua da, hô hấp, bài tiết, để bảo đảm thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
Khí lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi, vì vậy người lao động thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.

1 tháng 4 2017

- khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể biến đổi như thế nào?

Khi lao động nặng hay chơi thể thao làm nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô
hấp (thở sâu hơn).

-tại sao khi cơ làm việc nhiều gây thở gấp?

Khi hoạt động, nhu cầu 02 của cơ thể tăng, nên nhịp thở tăng để thỏa mãn nhu cầu 02 của cơ thể.

1 tháng 4 2017

Bn tham khảo nhé

a,khi lao động nặng hay chơi thể thao hệ cơ phải hoạt động nhiều tốn nhiều ôxi và thải ra nhiều cacbonic hàm lượng cacbonic trong máu tăng lên. Chính lượng cacbonic này tác động vào trung khu hô hấp làm tăng nhịp hô hấp để cung cấp đủ ôxi cho cơ thể và thải cacbonic ra ngoài không khí

17 tháng 7 2017

 Khi lao động nặng hay chơi thể thao là nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).

10 tháng 2 2017

- Thiếu vitamin D trẻ dễ mắc còi xương vì vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và photpho.

- Nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iot vì đây là thành phần không thể thiếu của tuyến giáp.

- Trong khẩu phần ăn, ta cần:

   + Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa)

   + Cung cấp đủ rau, hoa quả tươi

   + Sử dụng muối vừa phải (đặc biệt là iot)

   + Trẻ em cần được tăng cường các thức ăn chứa nhiều canxi

   + Chế biến thức ăn hợp lý để chống mất vitamin khi nấu ăn

27 tháng 11 2021

- Hô hấp cung cấp O2 và CO2 cho sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể; đồng thời thải O2 và CO2 từ các tế bào, cơ thể ra ngoài tránh gây độc.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở, sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào.

Cau 2 :

a) Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu.

O2, CO2 khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

b)

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

Câu 3 : 

Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu O2 lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp O2 cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian để điều hòa nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

27 tháng 11 2021

THAM KHẢO!

1. Vai trò:

- Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể.

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Sự thở
- Sự trao đổi khí ở phổi
- Sự trao đổi khí ở tế bào.

2. 

a. Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu → tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic → mao mạch.

b. 

* Làm tăng thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

* Làm giảm thể tích lồng ngực:

+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

3. Khi chúng ta chạy cơ thể vận động nhiều cơ thể cần nhu cầu oxy lớn hơn nên chúng ta thở gấp để tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể, khi ta dừng lại cơ thể cần một thời gian thích ứng nên chúng ta vẫn thở gấp thêm một thời gian nữa rồi mới hô hấp trở lại bình thường

3 tháng 1

*Tham khảo:

1. Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch.

2. Mặc đủ quần áo ấm khi ra ngoài, đặc biệt là áo khoác, mũ, khăn choàng và găng tay để bảo vệ cơ thể khỏi lạnh.

3. Tránh tiếp xúc với người bệnh cảm lạnh và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn lây lan.

4. Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể luôn ấm áp và khỏe mạnh.

5. Nếu cảm thấy có triệu chứng của cảm lạnh như sổ mũi, đau họng, ho, đau cơ thể, nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu cần thiết.

6. Nếu triệu chứng cảm lạnh kéo dài hoặc nặng hơn, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế từ bác sĩ.