K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

ển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương, thứ 3 trong các biển trên TG). 
– Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. 
– Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.
Cụ thể các yếu tố hải văn :
+ Nhiệt độ trung bình năm : trên 23độC.
+ Độ muối trung bình : 30 – 33 phần nghìn .
+ Sóng biển : mạnh vào thời kì gió mùa ĐB, yếu vào thời kì gió mùa TN.
+ Thủy triều : có sự phân hóa theo khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên.
+ Hải lưu : chảy thành vòng tương đối kín, mùa đông chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (hướng ĐB-TN), mùa hè thuận chiều kim đồng hồ (hướng ĐN-TB).

Hinh 8.1. Vùng biển Việt Nam trong Biển Đông

Hinh 8.1. Vùng biển Việt Nam trong Biển Đông

2. Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông
a. Khí hậu
– Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm tăng độ ẩm và lượng mưa; đồng thời giảm tính khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
– Tạo nên khí hậu mát mẻ, trong lành cho các vùng ven biển của nước ta, tạo điều kiện cho việc xây dựng các bĩa biển phục vụ phát triển du lịch.
– Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
– Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô … có nhiều giá trị về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch …)
– Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có:
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2 TG sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ). Tuy nhiên, hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi thủy sản và do cháy rừng…HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.
+ Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

– Tài nguyên khoáng sản:
+ Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), hai bể dầu lớn nhất hiện nay là Nam Trung Sơn và Cửu Long; các bể Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể, ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quí cho các ngành công nghiệp.
+ Vùng ven biển còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (sản lượng muối 800.000 tấn /năm), nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
+ Ngoài ra còn các loại : thiếc, thạch anh, nhôm, sắt, mangan, đồng, điricon và các loại đất hiếm…

– Tài nguyên hải sản
+ Sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quí giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
Cảnh quan thiên nhiên vùng biển nhiệt đới đã và đang được khai thác phục vụ cho các mục địch phát triển KT khác nhau.

e. Thiên tai
– Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão trên Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta. Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
– Sạt lở bờ biển: Đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ.
– Cát bay, cát chảy : Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
=> Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển tổng hợp kinh tế biển nước ta.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

1. Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta

Trình bày chi tiết thông qua 4 yếu tố như nội dung mục 2 của bài học, gồm:
-Khí hậu
-Địa hình và các hệ sinh thái
-Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
-Thiên tai.

2. Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (bản đồ treo tường hoặc trong Atlat) vị trí các vinh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển này thuộc các tỉnh, thành phố nào?

-Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
-Vinh Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng)
-Vịnh Xuân Đài (Phú Yên)
-Vịnh Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hòa).

3. Nêu khái quát về Biển Đông
– Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương, thứ 3 trong các biển trên TG). 
– Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. 
– Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển.

4. Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.

a. Khí hậu
– Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm tăng độ ẩm và lượng mưa; đồng thời giảm tính khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
– Tạo nên khí hậu mát mẻ, trong lành cho các vùng ven biển của nước ta, tạo điều kiện cho việc xây dựng các bĩa biển phục vụ phát triển du lịch.
– Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
– Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô … có nhiều giá trị về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch …)
– Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có:
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2 TG sau rừng ngập mặn Amadon ở Nam Mĩ). Tuy nhiên, hiện nay đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi thủy sản và do cháy rừng…HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.
+ Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

5. Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.

a. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

– Tài nguyên khoáng sản:
+ Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), hai bể dầu lớn nhất hiện nay là Nam Trung Sơn và Cửu Long; các bể Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể, ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quí cho các ngành công nghiệp.
+ Vùng ven biển còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (sản lượng muối 800.000 tấn /năm), nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
+ Ngoài ra còn các loại : thiếc, thạch anh, nhôm, sắt, mangan, đồng, điricon và các loại đất hiếm…

– Tài nguyên hải sản
+ Sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quí giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
Cảnh quan thiên nhiên vùng biển nhiệt đới đã và đang được khai thác phục vụ cho các mục địch phát triển KT khác nhau.

b. Thiên tai
– Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão trên Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta. Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
– Sạt lở bờ biển: Đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ.
– Cát bay, cát chảy : Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
=> Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển tổng hợp kinh tế biển nước ta.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :
A. Dầu khí.
B. Muối biển.
C. Cát trắng.
D. Titan.
Câu 2. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng : 
A. Vịnh Bắc Bộ.
B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Câu 3. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ : 
A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Câu 4. Quá trình chủ yếu chi phối hình dạng của vùng ven biển của nước ta là : 
A. Xâm thực.
B. Mài mòn.
C. Bồi tụ.
D. Xâm thực – bồi tụ.
Câu 5. Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là : 
A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.
C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.
D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.
Câu 6. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là :
A. Móng Cái.
B. Hà Tiên.
C. Rạch Giá.
D. Cà Mau.
Câu 7. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là :
A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.
Câu 8. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) :
A. Quảng Ninh.
B. TP.Đà Nẵng.
C. Khánh Hoà.
D. Bình Thuận.
Câu 9. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại :
A. Của Lò (Nghệ An).
B. Thuận An (Thừa Thiên – Huế).
C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
D. Mũi Né (Bình Thuận).
Câu 10. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là : 
A. Vịnh Bắc Bộ.
B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 11. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là :
A. Sông Hồng và Trung Bộ.
B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu – Mã Lai.
Câu 12. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là : 
A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².
C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.
Câu 13. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở : 
A. Nhiệt độ nước biển.
B. Dòng hải lưu.
C. Thành phần loài sinh vật biển.
D. Cả ba ý trên.
Câu 14. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì : A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.
Câu 15. Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực : 
A. Sinh vật.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Cảnh quan ven biển.
Câu 16. Độ mặn trung bình của nước biển Đông là: 
A. 33 – 35‰.
B. 31 – 33‰.
C. 34 – 35‰.
D. 35 – 37‰.
Câu 17. Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta? 
A. 3 – 4 cơn.
B. 8 cơn.
C. 6 – 7 cơn.
D. 9 – 10 cơn.
Câu 18. Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là: 
A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
B. Hệ sinh thái trên đất phèn.
C. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển.
D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô.
Câu 19. Hiện nay hệ sinh thái rừng ngập mặn giảm sút do:
A. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, triều cường thay đổi thất thường.
B. Mức độ phức tạp của bão ngày càng tăng, đe dọa hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông-bắc từ biển vào.
D. Tất cả ý trên
Câu 20. Các bãi tắm từ Bắc vào Nam là:
A. Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạch Long Vĩ.
B. Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu.
C. Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Mũi Né.
D. Hạ Long, Đà Nẵng, Nha trang, Cửa Lò.
Câu 22. Nhiệt độ trung bình của nước biển Đông là
A. 21°C.
B. 22°C.
C. 23°C.
D. 24°C.
Câu 23. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta? 
A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.
C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước.
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
Câu 24. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản? 
A. Các tam giác châu với bãi triều rộng.
B. Vịnh cửa sông.
C. Các đảo ven bờ.
D. Các rạn san hô.
Câu 25. Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Cho năng suất sinh vật cao.
B. Phân bố ở ven biển.
C. Có nhiều loài cây gỗ quý hiếm.
D. Giàu tài nguyên động vật.
Câu 26. Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là: 
A. Trên 2000 loài cá.
B. Các rạn san hô.
C. Nhiều loài sinh vật phù du.
D. Hơn 100 loài tôm.
Câu 27. Lượn ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?
A. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật.
B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.
C. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).
D. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.
Câu 28. Độ ẩm không khí ở biển Đông thường trên:
A. 70%.
B. 75%.
C. 80%.
D. 85%.
Câu 29. Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở:
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 30. Sóng biển mạnh nhất vào thời kì
A. Gió mùa Đông Bắc.
B. Mùa mưa.
C. Mùa khô.
D. Gió mùa Tây Nam.
Câu 31. Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp, chủ yếu là do:
A. Phá để nuôi tôm.
B. Chính sách bảo vệ rừng.
C. Hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra khắp nơi.
D. Mưa, bão, lũ lụt kéo dài.
Câu 32. Đặc điểm sinh vật nhiệt đới của vùng biển Đông là
A. Năng suất sinh vật cao.
B. Ít loài quý hiếm.
C. Nhiều loài đang cạn kiệt.
D. Tập trung theo mùa.
Câu 33. Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Đông được thể hiện qua yếu tố:
A. Diện tích.
B. Biên độ.
C. Nhiệt độ.
D. Giàu ôxi.
Câu 34. Thời gian hoạt động của bão trên biển Đông củ yếu là
A. 4 tháng.
B. 5 tháng.
C. 6 tháng.
D. 7 tháng.
Câu 35. Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta
A. Phân hóa thành 4 mùa rõ rệt.
B. Mang tính hải dương, điều hòa hơn.
C. Mùa hạ nóng, khô; mùa đông lạnh, mưa nhiều.
D. Mang tính khắt nghiệt.
Câu 36. Biên Đông cho phép nước ta khai thác tổng hợp kinh tế biển nhằm
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thương mại.
B. Đem lại nhiều nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước.
C. Củng cố các đảo ven bờ.
D. Đưa ngư dân ra biển tham gia các hoạt động xã hội và đánh bắt hải sản.
Câu 37. Biển Đông là biển lớn thứ mấy trong số các biển ở Thái Bình Dương?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 38. Cho các nhận định sau về đặc tính nóng ẩm và ảnh hưởng của gió mùa thể hiện qua các yếu tố hải văn. Nhận định nào không đúng?
A. Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa và giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. Sóng biển mạnh vào thời kì gió mùa Tây Nam.
C. Thủy triều có sự phân hóa giống nhau giữa các vùng.
D. Nắng tương đối, giàu thành phần oxi.
Câu 39. Nước ta có bao nhiêu tỉnh/ thành phố tiếp giáp với biển Đông?
A. 26.
B. 27.
C. 28.
D. 29.
Câu 40. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất nước ta trên biển Đông là:
A. Muối biển.
B. Sa khoáng.
C. Cát trắng.
D. Dầu khí.

Xem Đáp án tại đây!

Advertisements

7 phản hồi

Posted by onthidialy trên Tháng Một 30, 2015 in Sách giáo khoa Địa lí 12

Nhãn: (lớp 12) BÀI 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

← Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) (Địa lý 12)

Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa lý 12) →

7 responses to “Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (Địa lý 12)”

  1. Nguyet

    Tháng Mười 29, 2017 at 15:45

    em ve gium chi cai ban do co dường ngang phan chia vĩ tuyến 16 ngay thanh pho da nang voi

    Phản hồi

    • onthidialy

      Tháng Mười 30, 2017 at 14:46

      Chị check email nhé!

      Phản hồi

  2. Pingback: Đáp án (Key) trắc nghiệm các bài của Địa lí lớp 12 | ÔN THI ĐỊA LÝ

  3. Phượng

    Tháng Mười 28, 2016 at 05:01

    câu 8 trắc nghiệm khoanh đâu ạ

    Phản hồi

    • onthidialy

      Tháng Mười 28, 2016 at 20:52

      Bạn xem ở trên nhé, Admin mới bổ sung đó!

      Phản hồi

  4. Phượng

    Tháng Mười 28, 2016 at 04:59

    câu 3 trắc nghiệm khoanh đâu vậy ạ

18 tháng 4 2016

...,75 nhé bạn

20 tháng 10 2021

75 nha bạn

21 tháng 3 2019

qua de . bai nay chi co 7 hoc 8 dang thoi nhe 

27 tháng 11 2021

vậy bạn trả lời đi

29 tháng 1 2017

tớ còn ko biết

16 tháng 11 2017

12/25

3 tháng 5 2017

gọi a chia hết cho 8

=> (a + 7) chia 8 dư 7

Mà (a + 7) : 8 = \(\frac{a}{8}\)\(\frac{7}{8}\)\(\frac{a}{8}\)+ 0,875

Ta có a chia hết cho 8 

=> \(\frac{a}{8}\) là số tự nhiên 

=> (a + 7) : 8 có số phần thập phân là 0,875

vậy thương đúng dưới dạng thập phân n,875 ( n là số tự nhiên khác 0)

9 tháng 11 2017

Nhanh lên dùm mình với Mình đang cần gấp lắm

9 tháng 11 2017

phần thập phân là ,6

14 tháng 4 2015

phần thập phân của thương trong phép chia cho 25 là :

12:25=0,48

trả lời : 0,48

22 tháng 11 2017

Số thập phân của Thương trong phép tính là :

12 : 25 = 0,48

d/s : 0,48

19 tháng 2 2016

giả sử số chia cho 75 dư 12 là 87

ta có:87:75=1.16

Vậy phần thập phân của thương là 16