K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nhé!

1Tương tác thân thiện, xây dựng văn hoá giữa thầy – trò

Điều đặc biệt phải được nhấn mạnh là giáo dục phẩm chất và những năng lực chung cho học sinh qua môn Tiếng Việt không chỉ ở nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp dạy học. Tư tưởng cơ bản là: Thay vì là người ban phát kiến thức, chân lí, thầy giáo sẽ là người đồng hành cùng học sinh đi tìm kiến thức, chân lí; thay vì là người đứng ngoài cuộc giao tiếp để phán xét, thầy giáo cũng đang giữ một vai trong chính cuộc giao tiếp lớn – dạy học tiếng Việt. Bởi vậy, thay vì thuyết giảng về những quy tắc ứng xử, giao tiếp văn hoá, thầy giáo phải xây dựng được hình ảnh của bản thân là một nhân vật giao tiếp mẫu mực, thân thiện, hợp tác.

2. Điều hành quá trình dạy học như là người trực tiếp tham gia những tình huống giao tiếp giả định

Trong dạy học theo hướng đổi mới, thầy giáo sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ. Thầy giáo sẽ là người tham gia, tổ chức, phân tích và tư vấn... Thầy giáo cần hướng dẫn “kín đáo”, nghĩa là để học sinh không nhận thấy sự can thiệp của thầy như một người ngoài, mà như là một người tham gia vào cuộc giao tiếp. Điều này cho thấy vai trò của người dạy đã thay đổi. Chúng ta làm rõ điều này bằng cách phân tích ví dụ sau:

Khi dạy bài tập đọc "Cái Bống", để trả lời câu hỏi liên hệ của bài đọc: "Em đã làm gì giúp mẹ?", giáo viên đã gợi ý cho học sinh chơi trò chơi đóng vai: 2 học sinh được đóng vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn, còn cả lớp ở vai xem, nghe cuộc phỏng vấn. Tình huống xảy ra là: Cả hai bạn học sinh đóng vai chỉ nhìn vào nhau, không nhìn xuống các bạn dưới lớp, mặt bạn phỏng vấn rất buồn, còn bạn được phỏng vấn nói rất bé. 

Bình luận: Thay vì làm một người đứng ngoài trò chơi để phán xét, giáo viên cần phải can thiệp một cách kín đáo, cần đặt mình trong vai một nhân vật đang chơi – người ghi hình, ghi âm cuộc phỏng vấn. Và sự tác động chờ đợi lúc này sẽ là: Giáo viên dùng 4 ngón tay làm ống kính máy quay và nói với Tuấn Anh: "Tuấn Anh, nhìn lên, chuẩn bị ghi hình, tươi lên chút nữa nào!", giáo viên đóng kịch đưa micro có tay cầm dài cho Lan Phương, tay hất từ dưới lên ra hiệu tăng âm lượng để thu tiếng, mà không hô "Nói to lên".

3. Chỉ điều hành quá trình dạy học khi đã kết nối được với học sinh

Thầy giáo cần có những cách thức khác nhau để thu hút học sinh, cần có một hiệu lệnh báo rằng đã đến lúc phải tập trung làm việc. Lúc học sinh làm ồn, giáo viên không cố để nói to hơn, át tiếng học sinh mà phải làm điều ngược lại: đứng lặng và ra hiệu "suỵt". Hãy dùng tất cả ngôn ngữ cơ thể để học sinh nhận thấy: "Tôi đang hướng về các em" và nhớ rằng chỉ giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu của hoạt động khi mắt đã kết nối với học sinh. Lúc giao nhiệm vụ, luôn nhìn vào mắt học sinh với ánh mắt thân thiện, khích lệ. Nguyên tắc này không cho phép thầy giáo vừa quay lưng vào học sinh vừa giao nhiệm vụ, không cho phép thầy giáo lên lớp chỉ cốt nói điều thầy định nói mà không chú ý gì đến phản ứng của học sinh. Điều này cũng không cho phép thầy giáo vội vàng giao nhiệm vụ khi học sinh chưa chuẩn bị được tâm thế đi vào cuộc giao tiếp. Điều này cũng đòi hỏi thầy giáo không chỉ dùng lời mà dùng tất cả các phương tiện ngôn ngữ phi lời: một cái nháy mắt, một ngón cái giơ lên tán thưởng, vài ba cái vỗ tay nhắc nhở phải tập trung, một bàn tay đặt nhẹ lên vai động viên... Những việc làm này cũng được chuyển giao để học sinh giao tiếp với nhau trong hoạt động nhóm.

4. Dạy học lạc quan – chú trọng vào thành công của học sinh

Để giúp học sinh vượt qua được "cửa ải" lớp 1, tạo được động cơ và hứng thú học tập cho các em, ngay từ những ngày đầu các em đến trường, thầy giáo phải biết tổ chức quá trình dạy học theo một chiến lược lạc quan: chú trọng vào mặt thành công của học sinh.

Khi học sinh lần đầu đến trường, điều quan trọng chưa phải là dạy cho các em kiến thức gì mà phải làm cho các em yêu thích việc học. Trước hết, giáo viên cần phải tạo động cơ, hứng thú học tập Tiếng Việt bằng cách cho học sinh thấy lợi ích của việc học tập, của việc học chữ: "Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Cô có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện...", "Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để mẹ và cô biết là của con. Hãy học để viết tên mình nhé!", "Và đây là căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khoá để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay.", "Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, biết viết...".

GS. TS. Lê Phương Nga đến với Giáo dục tỉnh Quảng Ninh
Tiếp theo, thầy phải tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, tạo nhiều niềm vui. Mỗi học sinh mong muốn và phải là người hạnh phúc ngay hôm nay, còn chúng ta sẽ là người kém cỏi nếu mỗi giây phút tiếp xúc với chúng ta, các em không được vui sướng, hạnh phúc. Bởi vậy, thầy giáo phải thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào, cái gì làm các em thích, cái gì làm các em không thích.

Thầy cô dạy lớp 1 cần tập cho mình có một cách nhìn: Em học sinh nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn; em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Thầy cô lớp 1 phải có một phẩm chất đặc biệt, biết cách cư xử đặc biệt với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt thành công của các em. Đó là khả năng biết tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì, tỉ mỉ. Đó là khả năng biết tổ chức quá trình dạy học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng ở học sinh.

Nhiều khi chúng ta khích lệ học sinh tích cực làm việc, giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập nhờ vào cách chúng ta giao nhiệm vụ cho các em. Cùng một nhiệm vụ như nhau nhưng có cô giáo đã nêu nó lên với một vẻ mặt lạnh lùng và giọng nói ra lệnh nặng nề, còn cô giáo khác lại biết nêu lệnh của bài tập một cách hào hứng, thú vị như đặt ra trước các em một câu đố, như đưa các em vào một trò chơi. Chẳng hạn: "Nào, bây giờ các con hãy chú ý nghe đây. Cô cho rằng bài tập này hơi khó, ai mà làm được thì phải giỏi lắm đấy!". Những lời kêu gọi, thúc giục như vậy mang tính chất thân mật, bạn bè. Chúng sẽ kích thích hứng thú học của học sinh, khiến cho các em cảm thấy thoải mái, tự tin.
Tập huấn nâng cai năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên
Thử lấy thêm một vài ví dụ: Trong giờ học vần, học sinh học rất giỏi. Hầu như cả lớp đều giơ tay xung phong phân tích cấu tạo âm tiết. Các em nói rất tự tin, nói to, rõ ràng, rành mạch, chẳng hạn như: "Thưa thầy, tiếng tuyên gồm có hai phần, phần đầu là âm tờ, phần vần là vần uyên". Trong lúc đó, thầy giáo với bộ mặt lạnh lùng và chỉ dùng hai động tác để giao tiếp với học sinh: hất tay ra hiệu cho học sinh đứng lên phát biểu và phẩy tay xuống với lệnh cộc lốc: "Ngồi xuống", không một lời khen ngợi, động viên nào cả. Cả một không khí ảm đạm bao trùm lớp học. Tình huống dạy học như vậy cũng diễn ra tương tự ở một lớp khác, nhưng ở đây không khí giờ học thật là sinh động. Trên cặp mắt các em lấp lánh niềm hạnh phúc. Có cái gì ở đây? Thật đơn giản: Cô giáo rất có tài ngợi khen. Với em nào cô cũng có lời khen riêng. Nào là "Lê Duy hôm nay đã đọc to rõ ràng", "Nhật Linh đã biết ngồi để mắt xa vở". Nào là "Bạn Hùng đã biết ngồi ngay ngắn, không chen chỗ với bạn Dũng", "Thu Hương trả lời thật chính xác",... Ngay cả khi một học sinh đọc rất chậm và nhỏ, ngắc nga ngắc ngứ, không có gì để khen về kết quả hoạt động thì giáo viên cũng cần khen thái độ: "Con đã cố gắng đọc, thế là rất tốt, nhưng cô nghĩ chúng ta sẽ phải cùng nhau đọc nhiều hơn."

Thay vì chỉ ra thật nhiều lỗi ở học sinh, giáo viên cần chú trọng vào những kết quả thành công đã đạt được, đề cao sáng tạo của học sinh. Cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh, dù rất nhỏ. Đừng tỏ ra rằng thầy luôn luôn đúng, chỉ có thầy là người nắm chân lí. Thầy giáo cũng cần làm cho học sinh hiểu rằng thầy cũng có thể sai lầm và cần được học sinh giúp đỡ. Lúc này lỗi của thầy sẽ kéo theo sự chuyển động tư duy của học sinh. Các em sẽ sung sướng vì được làm người đầu tiên tìm ra chân lí. Việc chú trọng vào mặt thành công của trẻ đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các nhiệm vụ dạy học của những ngày đầu trẻ đến trường sao cho bảo đảm cho các em có những thành công chắc chắn đầu tiên chứ không phải là những thất bại cay đắng đầu tiên. Vì chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏi.

26 tháng 11 2023

Tham khảo

Thuyền mành muốn nói với đò ngang rằng chỉ cần chúng ta có lòng ham học, mong muốn học hỏi thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chúng ta đều có thể tìm học được những điều mới mẻ. Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Việc học không bị giới hạn bởi một không gian hay thời gian nào vì thế do dù là những nơi tưởng chừng như nhỏ bé, quen thuộc nhất cũng chứa đựng nhiều bài học có giá trị.  

17 tháng 9 2023

Tham khảo

Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta: Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi, Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.

Chọn A và B.

16 tháng 4 2022

tác giả nào + bài nào ....?

16 tháng 4 2022

câu 5 : a

23 tháng 10 2023

Sử dụng biện pháp nhân hóa một cách khéo léo theo đặc tính của vật được nhân hóa giúp cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người. 

12 tháng 1 2022

ko bt

13 tháng 10 2023

Ban Tổ chức mong muốn khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ khi dành riêng một hạng mục cho học sinh tiểu học.

  NHÀ BÁC HỌC GA-LI-LÊ            Khi còn là giáo sư toán ở Trường Đại học Pi-dơ, một hôm, Ga-li-lê thấy người ta dạy cho sinh viên rằng: vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.Nhà bác học liền phản đối :            - Làm gì có chuyện vô lí như thế! Chẳng nhẽ một hòn đá nặng 1 kg lại rơi chậm gấp 10 lần hòn đá nặng 10 kg à ?            - Chứ sao? Sách của nhà bác học A-ri-xtốt chẳng nói như vậy là gì! –...
Đọc tiếp

 

 NHÀ BÁC HỌC GA-LI-LÊ

            Khi còn là giáo sư toán ở Trường Đại học Pi-dơ, một hôm, Ga-li-lê thấy người ta dạy cho sinh viên rằng: vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Nhà bác học liền phản đối :
            - Làm gì có chuyện vô lí như thế! Chẳng nhẽ một hòn đá nặng 1 kg lại rơi chậm gấp 10 lần hòn đá nặng 10 kg à ?
            - Chứ sao? Sách của nhà bác học A-ri-xtốt chẳng nói như vậy là gì! – mọi người đồng thanh khẳng định.
            - Hừm, nếu vậy thì khi buộc hai hòn đá với nhau, chúng sẽ rơi như thế nào? Chắc các ngài bảo hòn đá nhẹ kìm hòn đá nặng lại, làm tốc độ rơi giảm đi chứ gì? Nhưng hai hòn đá ấy buộc lại với nhau sẽ thành một khối nặng 11 kg, và khối đó sẽ rơi nhanh hơn khối nặng 10 kg. Các ngài giải thích như thế nào về điều mâu thuẫn đó?
             Lúc đó, các vị giáo sư mới ngẩn người ra, nhưng họ vẫn chưa chịu nhận sai lầm. Ga-li-lê bèn mời họ tham dự một cuộc thí nghiệm. Ông đứng trên một tháp cao, đồng thời thả hai hòn đá nặng, nhẹ khác nhau xuống. Lẽ ra hai hòn đá phải rơi xuống đất cùng một lúc, song do sức cản của không khí (điều này, lúc đó Ga-li-lê chưa biết), hòn nặng lại rơi xuống trước hòn nhẹ chừng một đốt ngón tay. Những người phản đối ông lại được dịp lớn tiếng :
           - Đấy, thí nghiệm của ông có bác bỏ được chân lí của A-ri-xtốt đâu!
           Lần thất bại ấy làm Ga-li-lê rất bực. Ông bèn làm đi làm lại thí nghiệm. Kết quả, ông đã phát hiện ra rằng: không khí có sức cản. Thả rơi các vật trong ống đã rút hết không khí, quả nhiên tốc độ rơi của các vật như nhau.
           Thế là nhờ thí nghiệm, không những Ga-li-lê đã chứng minh được lập luận của mình, bác bỏ được quan niệm sai lầm của A-ri-xtốt mà ông còn phát hiện ra định luật về sức cản của không khí.

Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện?

(1 Point)

a – Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b – Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

c – Thắng không kiêu, bại không nản.

1
2 tháng 4 2022

a – Có công mài sắt, có ngày nên kim.

      NHÀ BÁC HỌC GA-LI-LÊ            Khi còn là giáo sư toán ở Trường Đại học Pi-dơ, một hôm, Ga-li-lê thấy người ta dạy cho sinh viên rằng: vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.Nhà bác học liền phản đối :            - Làm gì có chuyện vô lí như thế! Chẳng nhẽ một hòn đá nặng 1 kg lại rơi chậm gấp 10 lần hòn đá nặng 10 kg à ?            - Chứ sao? Sách của nhà bác học A-ri-xtốt chẳng nói như vậy là gì!...
Đọc tiếp

      NHÀ BÁC HỌC GA-LI-LÊ

            Khi còn là giáo sư toán ở Trường Đại học Pi-dơ, một hôm, Ga-li-lê thấy người ta dạy cho sinh viên rằng: vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Nhà bác học liền phản đối :
            - Làm gì có chuyện vô lí như thế! Chẳng nhẽ một hòn đá nặng 1 kg lại rơi chậm gấp 10 lần hòn đá nặng 10 kg à ?
            - Chứ sao? Sách của nhà bác học A-ri-xtốt chẳng nói như vậy là gì! – mọi người đồng thanh khẳng định.
            - Hừm, nếu vậy thì khi buộc hai hòn đá với nhau, chúng sẽ rơi như thế nào? Chắc các ngài bảo hòn đá nhẹ kìm hòn đá nặng lại, làm tốc độ rơi giảm đi chứ gì? Nhưng hai hòn đá ấy buộc lại với nhau sẽ thành một khối nặng 11 kg, và khối đó sẽ rơi nhanh hơn khối nặng 10 kg. Các ngài giải thích như thế nào về điều mâu thuẫn đó?
             Lúc đó, các vị giáo sư mới ngẩn người ra, nhưng họ vẫn chưa chịu nhận sai lầm. Ga-li-lê bèn mời họ tham dự một cuộc thí nghiệm. Ông đứng trên một tháp cao, đồng thời thả hai hòn đá nặng, nhẹ khác nhau xuống. Lẽ ra hai hòn đá phải rơi xuống đất cùng một lúc, song do sức cản của không khí (điều này, lúc đó Ga-li-lê chưa biết), hòn nặng lại rơi xuống trước hòn nhẹ chừng một đốt ngón tay. Những người phản đối ông lại được dịp lớn tiếng :
           - Đấy, thí nghiệm của ông có bác bỏ được chân lí của A-ri-xtốt đâu!
           Lần thất bại ấy làm Ga-li-lê rất bực. Ông bèn làm đi làm lại thí nghiệm. Kết quả, ông đã phát hiện ra rằng: không khí có sức cản. Thả rơi các vật trong ống đã rút hết không khí, quả nhiên tốc độ rơi của các vật như nhau.
           Thế là nhờ thí nghiệm, không những Ga-li-lê đã chứng minh được lập luận của mình, bác bỏ được quan niệm sai lầm của A-ri-xtốt mà ông còn phát hiện ra định luật về sức cản của không khí.

 

Nhờ thí nghiệm nhiều lần, Ga-li-lê đạt được thành công gì về khoa học ?

(1 Point)

a – Bác bỏ quan niệm sai về sự rơi của một vật, khẳng định quan niệm của mình, phát hiện định luật về sức nâng của không khí.

b – Bác bỏ quan niệm sai về sự rơi của một vật, khẳng định quan niệm của mình, phát hiện định luật về sức cản của không khí.

c – Bác bỏ quan niệm sai về sự rơi của vật nặng, khẳng định quan niệm của mình, phát hiện định luật về sức cản của không khí.

Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện?

(1 Point)

a – Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b – Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

c – Thắng không kiêu, bại không nản.

1
2 tháng 4 2022

Nhờ thí nghiệm nhiều lần, Ga-li-lê đạt được thành công gì về khoa học ?

(1 Point)

a – Bác bỏ quan niệm sai về sự rơi của một vật, khẳng định quan niệm của mình, phát hiện định luật về sức nâng của không khí.

b – Bác bỏ quan niệm sai về sự rơi của một vật, khẳng định quan niệm của mình, phát hiện định luật về sức cản của không khí.

c – Bác bỏ quan niệm sai về sự rơi của vật nặng, khẳng định quan niệm của mình, phát hiện định luật về sức cản của không khí.

Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện?

(1 Point)

a – Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b – Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

c – Thắng không kiêu, bại không nản.