K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

TK:

- Khi ăn cơm, thức ăn đi qua khoang miệng và xuống các phần khác của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột).

- Mối quan hệ giữa các hoạt động: Hoạt động thu nhận và tiêu hóa thức ăn sẽ cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống khác như lớn lên, sinh trưởng, phát triển,… Thức ăn là tác nhân giúp kích thích cơ thể ăn nhiều/ ít, tạo yếu tố thuận lợi cho tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa vật chất diễn ra tốt hơn.

22 tháng 2 2023

Cơ thể có các hoạt động sống như: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; cảm ứng; sinh sản; sinh trưởng và phát triển.

Trong đó hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng làm cơ sở, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống khác như: sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng của cơ thể. Và ngược lại.

 

-> Mối quan hệ qua lại này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất.

24 tháng 2 2023

Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật:

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động qua lại với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tạo ra năng lượng và vật chất để thực hiện sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Ngoài ra, các quá trình sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển cũng có mối quan hệ qua lại với nhau.

24 tháng 2 2023

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.

24 tháng 2 2023

- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể: Các hoạt động sống trong tế bào gồm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới để giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp cơ thể; các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.

- Chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường: Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường.

26 tháng 2 2023

Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng.

26 tháng 2 2023

Ở thực vật, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô (tế bào mạch rây, tế bào mạch gỗ), cơ quan (mạch rây, mạch gỗ), hệ cơ quan (hệ mạch dẫn). Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống, trao đổi và phản ứng lại với môi trường.

26 tháng 2 2023

Hệ tuần hoàn hoạt động cần cơ chế điều hành của hệ thần kinh, hệ thần kinh hoạt động cần cung cấp oxygen từ hệ hô hấp, oxygen đến được não bộ cần có cơ chế vận chuyển của hệ tuần hoàn.

24 tháng 2 2023

- Hoạt động sống của mướp đắng:

 + Hình a: Hoạt động sinh trưởng và phát triển

 + Hình b: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

 + Hình c: Cảm ứng

 + Hình d: Sinh sản

- Mối quan hệ giữa các hoạt động sống: Các hoạt động sống có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, qua lại với nhau. Trong đó, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng sản sinh ra các chất chất cần thiết đi nuôi sống cơ thể, đào thải các chất không cần thiết ra bên ngoài, tạo cho cơ thể sống có đủ năng lượng cho sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sự gắn bó thống nhất giữa các hoạt động sống này sẽ giúp cho cơ thể duy trì sự sống, duy trì nòi giống của loài.

26 tháng 2 2023

Cơ thể người cũng như mọi động vật là một khối thống nhất, bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng, nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào, cùng phối hợp giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

24 tháng 2 2023

 Ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó:

+ Sinh trưởng và phát triển: chó lớn lên, tăng cân nặng.

+ Cảm ứng: tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi thức ăn, sủa khi nhìn thấy nhìn lạ,…

 + Sinh sản: mang thai và đẻ con.

 + Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: quá trình tiêu hóa thức ăn và thải phân,…

- Mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó: Các hoạt động sống có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, qua lại với nhau: Các hoạt động sống có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, qua lại với nhau. Trong đó, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng sản sinh ra các chất chất cần thiết đi nuôi sống cơ thể, đào thải các chất không cần thiết ra bên ngoài, tạo cho cơ thể sống có đủ năng lượng cho sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sự gắn bó thống nhất giữa các hoạt động sống này sẽ giúp cho cơ thể duy trì sự sống, duy trì nòi giống của loài.