Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài ca dao sử dụng biện pháp hoán dụ hình ảnh "khăn" để chỉ nhân vật trữ tình - cô gái. Cô gái là người thương nhớ người yêu nhưng tình cảm ấy được gán cho sự vật là "khăn". Chiếc khăn bồn chồn, thương nhớ, đứng ngồi không yên cũng như cô gái, nhớ chàng trai đến thao thức, không ngủ được.
Phép điệp ngữ "khăn thương" kết hợp với hàng loạt các hành động "rơi", "vắt" càng khắc sâu tình cảm và tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình.
=> Phép hoán dụ và điệp ngữ đã thể hiện kín đáo tình cảm của nhân vật trữ tình.
Nó không phải hoán dụ cũng chẳng phải ẩn dụ mà nó là nhân hóa ở chỗ "khăn"-"thương nhớ","rơi xuống đất","vắt lên vai"
Khăn vắt vai, khăn để chùi nước mắt, ngọn đèn thắp chong canh dài, đôi mắt đẫm lệkhông chịu nhắm ngủ - đó đều là những hình ảnh có tính đặc thù mà thơ ca (trong đó có ca dao) thường mượn để thể hiện tâm trạng nhớ nhung, thao thức. Chúng liên kết với nhau một cách chặt chẽ nhằm biểu đạt một chủ đề thống nhất
- Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
- Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
- Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
- Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ người yêu.
Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.