Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
- Ngày 25 – 1 – 1789 (đêm 30 Tết): Quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc.
- Ngày 28 – 1 – 1789 (đêm mồng 3 Tết): Quân Tây Sơn vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
- Ngày 30 – 1 – 1789 (mồng 5 Tết)
+ Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn
Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội).
+ Cùng lúc đó, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa.
+ Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.
+ Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.
Tham khảo
- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.
+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.
- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.
+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang
+ Đức chiếm Sơn Đông
+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…
+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
Tham khảo
- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.
+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.
- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.
+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang
+ Đức chiếm Sơn Đông
+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…
+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
tham khảo
Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.
-Vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này gắn liền với sự ra đời của thị trường tư bản độc quyền và quá trình xâm chiếm thuộc địa
+Thị trường tư bản độc quyền: nền kinh tế của các nước này phát triển mạnh.
=>Những tổ chức độc quyền kinh tế ra đời, làm lũng đoạn sự phát triển đất nước
+Mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa: Các nước này dần đẩy mạnh các cuộc xâm chiếm thuộc địa vào nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, nhất là châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh
Tham khảo
- Thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật:
+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất.
+ Ngành luyện kim có nhiều tiến bộ mới, ví dụ: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp luyện sắt thành thép,…
+ Xuất hiện nhiều phát minh mới trên các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, quân sự, thông tin liên lạc,… Tiêu biểu, như: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn, máy thu hoạch lúa mì của Mác Kây, máy điện thoại của A.G.Beo; đại bác, súng trường, tàu vỏ thép trọng tải lớn, ngư lôi,...
- Thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên: xuất hiện nhiều phát minh, khám phá quan trọng, góp phần mang đến hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên và xã hội loài người, như:
+ Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa, giải thích sự đa dạng các chủng loài động, thực vật là do chọn lọc tự nhiên
+ Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền thông qua các thử nghiệm trên thực vật.
+ Năm 1869, Đ. I. Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
+ Năm 1898, 2 nhà khoa học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã tìm ra năng lượng phóng xạ, đặt nền tảng cho ngành nguyên tử học.
- Thành tựu tiêu biểu về khoa học xã hội:
+ Các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội như: Khảo cổ học, Nhân chủng học, Xã hội học có những bước phát triển vượt bậc
+ Xuất hiện ngành khoa học mới là Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi.
+ Năm 1848, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen ra đời.
* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng
- Thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và Bắc Hải
+ Tổ chức dân binh vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển đảo
+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của tàu bị đắm, thu lượm hải sản quý,…
+ Hai Hải đội tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)
* Ý nghĩa: Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt với hai quần đảo
* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).
* Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII
- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh
- Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên
- Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập
- Năm 1698, Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập
- Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay
- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.
+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên
+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.
+ Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập
+ Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất và đặt ra các loại thuế.
tham khảo:
Ví dụ:
Khu vực đồi núi: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa, thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển => mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.Khu vực đồng bằng: thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú => hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM,...Vùng biển và thềm lục địa: Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như Cái Lân, Chân Mây, Vân Phong,...Tham khảo
- Tác động về chính trị:
+ Quyền lực nằm trong tay người Pháp.
+ Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.
- Tác động về kinh tế:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Tài nguyên vơi cạn.
+ Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
+ Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.
- Tác động về xã hội:
+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa: giai cấp địa chủ tuy mất vai trò giai cấp thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
+ Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
- Tác động về văn hóa:
+ Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học thức và tư duy,…) du nhập vào Việt Nam
+ Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,…)
Tham khảo
- Buổi lễ suy tôn Trương Định diễn ra giản dị nhưng rất trang nghiêm:
+ Nhân dân tổ chức buổi lễ suy tôn với lễ đài, hương án và phía sau là bức trướng ghi dòng chữ “Bình Tây Đại Nguyên soái”.
+ Người đứng giữa lễ đài là Trương Định, ông đang đưa tay đón nhận thanh kiếm do một phụ lão có uy tín trao tặng.
+ Xung quanh lễ đài là đông đảo người dân đang chứng kiến và họ hô hào, cổ vũ đầy khí thế phấn khởi, thể hiện sự tin tưởng vào vị chủ soái Trương Định, đồng thời cũng thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc giữ nước đến cùng.