K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Khái quát diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ 2 trong giai đoạn 2 trên các mặt trận

Giai đoạn 2. Quân Đồng Minh phản công , chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943 và 8-1945
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
-Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
-5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
-6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
-9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
-Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
-6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
-15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .

22 tháng 12 2017

Tại các nguyên do sau:
-Bên ngoài là làm suy yếu lực lượng và tiềm lực của nước Nhật,tiêu diệt lực lượng Phat xít và muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
-Bên trong Mỹ có mưu đồ riêng là trả thù Nhật do thua ở trận Trân Châu cảng. Mỹ lợi dụng cơ hội để thử bom nguyên tử và đe dọa thế giới về thế độc quyền về bom nguyên tử của mình.

-Muốn tranh công với Liên Xô để sau khi chiến tranh sẽ được lợi nhuận vì Mĩ tham gia vào chiến tranh sau.

4 tháng 6 2018

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đều cố gắng củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị, xã hội. Tìm cách liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa của mình.

- Nhiều nước Tây Âu như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha đã ra nhập tổ chức Bắc Đại Tây Dương do Mĩ đứng đầu.

6 tháng 7 2017

Một trong những đặc điểm lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau năm 1945 là luôn cố gắng liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó, bước sang thời kì 1973-1991, Nhật Bản bắt đầu tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

31 tháng 8 2021
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

 a. Âm mưu của Mĩ

- Giữa 1965, trước nguy cơ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng phá hoại ra miền Bắc.

- Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng viễn chinh Mỹ là chủ yếu cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn với các phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5 triệu tên (Mỹ hơn 0,5 triệu).

- Mục tiêu: cố gắng giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút lui về biên giới.

 

 b. Thủ đoạn

+ Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, Mỹ mở ngay cuộc hành quân tìm diệt vào căn cứ Vạn Tường tháng 8/1965.

+ Mở các cuộc phản công chiến lược trong mùa khô 1965-1966, 1966-1967 bằng hàng loạt các cuộc hành quân tìm diệt và bình định.

+ Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc và quốc tế vào miền Nam.

31 tháng 8 2021

biết mỗi câu đó

tham khảo nhé

5 tháng 2 2016

* Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ :

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các  học thuyết khác nhau :

- Ba mục tiêu chủ yếu : 

   + Một là : ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới

   + Hai là  : Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

   + Ba là : Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

* Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu :

- Tháng 3/1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

- Mĩ đề ra và thực hiện "kế hoạch Macsan" giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu.

22 tháng 1 2018

câu trả lời là Why

4 tháng 2 2016

- Đáp ứng yêu cầu của cách mạng, từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng, chống "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

- Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam ra đời  (20/12/1960), Trung ương Cục miền Nam Việt Nam thành lập (1/1/1961), các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân Giải phóng miền Nam (5/2/1961)

- Trong nhữung năm 1961-1962, quân Giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, đồng thời tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch. Năm 1962, quân dân ta đã đẩy lùi nhiều cuộc càn quét lớn của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh và Tây Bắc Sài Gòn.

- Thắng lợi đầu tiên trên mặt trân quân sự đó là chiến thắng Ấp Bắc vào ngày 2/1/1963. Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã đánh bại các biện pháp chiến thuật : "trực tăng vận", "thiết xa vận" của địch, đánh sập lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, sau trận Ấp Bắc, phong trào "thi đua ấp Bắc giết giặc lập công" dấy lên khắp miền Nam.

- Sau chiến thắng Ấp Bắc, quân Giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn. Cuối năm 1964, quân dân Đông Nam Bọ mở chiến dịch tấn công Đông - Xuân 1964-1965 với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã.

- Thừa thắng sau chiến thắng Bình Giã, quân Giải phóng và nhân dân miền Nam đẩy mạnh tiến công xuân - hè 1965 và giành nhiều thắng lợi trong các chiến dịch An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa). Từng đơn vị lớn của địch bị tiêu diệt gọn, hoặc thiệt hại nặng. Quân đội Sài Gòn, lực lượng nòng cốt của " Chiến tranh đặc biệt" không còn đủ sức đương đầu với cuộc tiến công lớn của quân Giải phóng và đứng trước nguy cơ tan rã

24 tháng 6 2019

Đáp án A
Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân- hè 1965 đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

15 tháng 7 2017

* Mặt trận quân sự:

- Ngày 30 - 4 đến 30- 6 - 1970, quân dân Việt Nam - Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.

- Từ 12 - 2 đến 23 - 3 - 1971, quân dân Việt Nam - Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

- Chiến thắng ở Đường 9 - Nam Lào, quân tình nguyện của ta cùng với quân dân Campuchia đã giành chiến thắng đập tan cuộc hành quân mang tên “Toàn thắng 1 - 71”.

- Những thắng lợi trên bước đầu làm phá sản bước đầu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ, mở ra khả năng thực tế làm phá sản hoàn toàn chiến lược đó.

* Mặt trận chính trị - ngoại giao:

- Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

- Ngày 24 đến 25 - 4 - 1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.

- Tháng 1 - 1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết.

10 tháng 6 2021

Tự luận bạn

10 tháng 6 2021

Ba tầng mặt trận thống nhất chống Mỹ: ở trong nước, giữa ba nước Đông Dương và trên thế giới.