K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2017

Giống cây trồng là quần thể các cây trồng cùng một cấp phân loại thấp nhất , đồng nhất về hình thái , ổn định qua các chu kì nhân giống.

26 tháng 3 2017

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tình trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào

22 tháng 12 2016

1) sâu bệnh hại là lớp động vật thuộc nghành chân khớp

nó có 3 phần: đầu, ngực, bụng

có 3 đôi chân, 2 đôi cánh,1 đôi râu

*biện pháp

hóa học

thủ công

sinh học

canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

1 tháng 10 2016

*Sâu bọ, côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật nhân khớp, cơ thể chia 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có hai đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.

*Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh có thể là mấm, vi khuẩn, vi rút...

1 tháng 10 2016

mau trả lời nào

27 tháng 1 2021

Câu 1: _ Vai trò của trồng trọt:

+ Cung cấp thức ăn cho người.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

            _Nhiệm vụ của trồng trọt:

+ Đẩy mạnh trồng trọt.

+ Đảm bảo đời sống của nhân dân và phục vụ chăn nuôi.

+ Phát triển các loại cây trồng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như: chế biến rau, củ, quả, công nghiệp làm giấy, các sản phẩm từ cao su.

+ Đẩy mạnh trồng các cây đặc sản, lấy nguyên liệu cho xuất khẩu như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều,...

Câu 2:_Tác hại của sâu, bệnh với cây trồng:

 Sâu bệnh phá hại làm cây trồng sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng nông sản.

          _Khái niệm về côn trùng:côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp.

          _Khái niệm về bệnh cây:bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây.

          _Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.

+ Biện pháp thủ công.

+ Biện pháp hóa học.

+ Biện pháp sinh học.

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.

Câu 3: _Vai trò của giống cây trồng: góp phần tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ gieo trồng trong một năm.

           _Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến, phương pháp cấy mô.

Câu 4:_Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có thể sinh sống

          _Vai trò của đất trồng: cung cấp oxi, nước, dinh dưỡng cho cây, giữ cho cây đứng vững.

          _Thành phần chính của đất trồng: phần khí, lỏng, rắn.

          _vd: Đất thịt giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng vì đất có các hạt nhỏ và nhiều mùn.

 

4 tháng 12 2016

1.

a) Vai trò của trồng trọt:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôi.

- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.

b) Nhiệm vụ của trồng trọt.

- Sản xuất n` lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.

- Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng)... lm` thức ăn cho c/ng`.

- Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đg`, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).

- Trồng cây đặc sản: chè, cà fê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.

2.

a) Phải sử dụng đất hợp lí do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, mà diện tích đất trồng lại có hạn.

b) Biện pháp sử dụng đất hợp lí:

- Thâm canh tăng vụ.

- K bỏ đất hoang.

- Chọn cây trồng phù hợp vs đất.

- Vừa sử dụng đất vừa cải tạo.

3.

a) Phân bón là thức ăn do c/ng` bổ sung cho cây trồng.

b) Tác dụng của phân bón trong trồng trọt:

- Tăng độ phì nhiêu của đất.

- Tăng năng xuất cây trồng.

- Tăng chất lượng nông sản

4.

a) Cách bón phân:

- Bón theo hốc.

- " " " hàng.

- Bón vãi.

- Phun trên lá.

b) * Cách sử dụng: (Học bảng SGK/22)

* Cách bảo quản:

- Đựng trog chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói = bao ni lông.

- Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.

- K để lẫn lộn các loại phân bón vs nhau.

+ Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

5.

a) Vai trò của giống cây trồng: Giống cây trồng tốt có tác dụng lm` tăng năng xuất, tăng sản lượng và tăng số vụ gieo trồng trog năm. Đồng thời giống cây còn quyết định đến chất lượng nông sản và lm` thay đổi cơ cấu cây trồng.

b) Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: (Nếu cần thì bạn ghi thêm khái niệm của phương pháp đó nha. SGK/24)

- Phương pháp chọn lọc.

- " " " " " gây đột biến.

- " " " " " lai.

- " " " " " nuôi cấy mô.

6.

a)Tác hại của sâu bệnh:

- Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém.

- Năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí k cho thu hoạch.

b)* Khái niệm về côn trùng: Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuọc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia lm` 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.

* Khái niệm về bệnh cây: Bệnh cây là trạng thái k bth về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây (dưới tác động của vi sinh vật và điều kiện sống k thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là nấm, vi khuẩn, vi rút.)

-

Tham khảo:

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

18 tháng 11 2021

Khái niệm về thành phần đất trồng : 

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi: Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau?

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

II. Thành phần của đất trồng

Thành phần của đất trồng được trình bày ở sơ đồ dưới đây:

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức Sinh học 6, em hãy điền vào vở bài tập vai trò từng thành phần của đất trồng theo mẫu bảng dưới đây.

Các thành phần của đấtVai trò đối với cây trồng
Phần khíHô hấp với cây trồng.
Phần rắnCung cấp các chất dinh dưỡng.
Phần lỏngHoà tan các chất dinh dưỡng, cấp nước.
 
5 tháng 1 2017

Benh cay la trang thai khong binh thuong cua cay do vi sinh vat gay hai hoac dieu kien song bat loi gay nen.

Dau hieu la khi cay bi sau,benh pha hai thuong thi mau sac,cau tao,hinh thai cac bo phan cua cay bi thay doi

18 tháng 11 2021

a. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất

-Khái niệm về đất trồng

 +Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm

 +Vai trò của đất trồng

   Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cây không bị đổ

-Thành phần của đất trồng

Đất gồm 3 thành phần: phần khí, rắn, lỏng

 +Phần khí: cung cấp ooxxi cho cây hô hấp

 +Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

 +Phần lỏng: cung cấp nước cho cây

b. Một số tính chất của đất trồng

-Khái niệm thành phần cơ giới của đất

 +Đất trồng có thành phần cơ giới cơ bản gồm 3 loại hạt là cát, limon và sét...

 +Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét tạo nên thành phần cơ giới của đất. Có ba loại đất   chính: Đất cát, đất thịt và đất sét

-Độ chua, độ kiềm của đất

Dựa vào độ pH của đất, người ta chia đất làm ba loại:

 +Đất chua: Là đất có độ pH<6,5

 +Đất trung tính: Là đất có độ pH từ 6,5 đến 7,5

 +Đất kiềm: Là đất có độ pH>7,5

-Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất

 +Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn có trong đất mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng

 +Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé và càng chứa nhiều mùn thì giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt

c. Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

-Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

 +Ta cần phải cải tạo đất vì phần lớn đất có nhiều tính chất xấu như chua, phèn, mặn, bạc màu,... nên cần phải cải tạo để làm giảm những tính chất xấu đó để cây trồng phát triển tốt hơn

 +Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là: canh tác, thủy lợi và bón phân

 

 

22 tháng 12 2020

Câu 1:

Các điều kiện cần thiết:

- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.

- Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.

- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời: Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại, bao, túi kín. Với số lượng lớn thì ta sẽ bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ, hoặc bảo quản trong các kho lạnh.

 Câu 2:

  - Côn trùng, hay sâu bọ, là một lớp (sinh vật) thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng chitin, cơ thể có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu. ... Công trùng chiếm ba phần tư động vật trên hành tinh của chúng ta.

+)Biển thái ko hoàn toàn là : khi sinh ra mặt mũi và cơ thể ko giống mẹ và quá nhiều lần lột xác rồi trưởng thành . Còn biến thái hoàn toàn là ngược lại những ý trên . -Biến thái hoàn toàn: Qua 4 giai đoạn phát triển: trứng>sâu non>nhộng>sâu trưởng thành ( sâu non phá hại mạnh nhất).

+)Biến thái hoàn toàn là quá trình biến đổi từ trứng sang con trưởng thành, bản chất của biến thái hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng và con trưởng thành có khác biệt rất lớn về hình dạng, cấu tạo và đặc điểm sinh lí. 88% các loài côn trùng trong thiên nhiên đi qua giai đoạn biến thái hoàn toàn

Câu 3:

Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

+ Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi

+ Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

+ Trạng thái: Cây bị héo rũ

 

1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

+ Ưu điểm: dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

+ Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

2. Biện pháp thủ công

+ Ưu điểm:đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.

+ Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh

3. Biện pháp hóa học

+ Ưu điểm: có hiệu quả cao, ít tốn công, diệt nhanh

+ Nhược điểm: gây ngộ đọc cho người, gia súc và gây ô nhiễm môi trường.

4. Biện pháp sinh học

+ Ưu điểm: an toàn với người và động vật, hiệu quả bền vững lâu dài, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao.

+ Nhược điểm: hiệu quả chậm phụ thuộc vào loại thiên địch

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật

+ Ưu điểm: ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.

+ Nhược điểm : tốn kém

 

ủa ko ai giúp à khocroi

5 tháng 1 2017

1.

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất , trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản suất ra sản phẩm.

Thành phần của đất trồng :

Gồm chất rắn , chất lỏng và chất hí

Chất rắn: Gồm chất vô cơ và chất hữu cơ

Chất hí: Giúp cây quang hợp

Chất lỏng: Có tác dụng hoà tan các chất dinh dưỡng có trong nước

15 tháng 1 2017

đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ TĐ mà trên đó có dinh dưỡng để thực vật sinh sống

thành phần của đất trồng:phần khí

phần lỏng

phần rắn :chất hữu cơ

chất vô cơ

mk chỉ làm đc c1 thôi mong bn thông cảm mk đang bận