Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: B
Giải thích: Mục…4 (phần II)….Trang…134...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Tham khảo:
♦ Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á
- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.
- Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949) và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam (tháng 4/1975) và thực hiện thống nhất đất nước (năm 1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
=> Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.
♦ Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ Latinh
- Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
- Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
♦ Kết luận: Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ châu Âu sang châu Á, lan tới vùng biển Caribê thuộc khu vực Mỹ Latinh. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và lớn mạnh, có vị trí quan trọng trên thế giới.
Chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa Đông Dương nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh:
- Tăng các thứ thuế, bắt nhân dân mua công trái, vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.
- Trong nông nghiệp, Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền. Từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
- Trong công thương nghiệp:
+ Pháp tăng cường đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than để gánh đỡ thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh.
+ Do chính sách nới lỏng độc quyền cho tư sản người Việt kinh doanh tương đối tự do của tư bản Pháp, khiến cho công thương nghiệp, giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển hơn trước
Trong phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giai cấp công dân. Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mang độc lập. Phong trào đã có sự liên kết giữa công nhân và nông dân là chủ chốt cùng với các tầng lớp khác trong xã hội.
=> Bài học rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ là cần xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc. Đến năm 1930 – 1931, trong phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng đã xây dựng được liên minh công – nông vững chắc, sau đó là tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Đó chính là nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cách mạng.
Đáp án cần chọn là: D
Kết quả lớn nhất một cuộc khởi nghĩa mang lại là đã đáp ứng được ở mức độ cao nhất giải quyết tình hình cụ thể của quốc gia lúc đó. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Lào lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân Lào với thực dân Pháp.
=> Kết quả lớn nhất của khởi nghĩa Pha-ca-đuốc là giải phóng được Xavannakhet và mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Việt - Lào.
Đáp án cần chọn là: D