K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2016

 

"Tất cả từ tiếng Việt đều có nhiều nghĩa". Đúng hay sai?

​Là sai.

20 tháng 12 2016

Đúng

a) Nói là em đã có thai với anh rồi!

b) Cổ xưa

c) Xã hội 

d) Người mẹ cho con bú

e) Thức dậy

f) Từ "sai''

g) Cây kem

h) Dòng sông

hoi mai mik trả lời nha h mik đi ngủ r sr nhé

17 tháng 8 2016

1)Vì gấu trúc chỉ có 2 màu trắng đen nên nó ao ước được chụp hình màu – vậy mà hem thể được vì chụp cỡ nào cũng chỉ có trắng đen mù thôi!

2)Đó là bà mẹ đang cho con bú!

3) 1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ.

17 tháng 8 2016

1 Gấu trúc ao ước được chụp ảnh màu, vì gấu trúc chỉ có 2 màu đen trắng, nên chỉ mong có một tấm ảnh màu mà không có được, vẫn mãi chỉ là đen trắng mà thôi 

2  Cho con bú

3 1 phút suy tư = 1 một năm không nằm

22 tháng 10 2016

Bố cục: Chia làm ba phần: _

Phần 1: Từ đầu đến ”vợ ở nhà kéo sợi”: Nội dung Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh. -

Phần 2: Tiếp đ “làm theo ý muốn của mụ”:ND: Sự đền ơn của cá vàng và những đòi hỏi của mụ vợ. -

Phần 3: Đoạn còn lại.Cuộc sống của vợ chồng ông lão trở lại như xưa

3 tháng 10 2017

Bố cục ( 3 phần ) :

Phần 1: Từ đầu -> vợ ở nhà kéo sợi : Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh .

Phần 2: Tiếp -> làm theo ý muốn của mụ : Sự đền ơn của cá vàng và những đòi hỏi của mụ vợ .

Phần 3: Phần còn lại : Cuộc sống của vợ chồng ông lão trở lại như xưa .

Hãy nêu ý nghĩa của 2 câu truyện sau : 1. Lũ ếch muốn có vua.Lũ ếch đã chán chường mệt mỏi với việc tự trị. Chúng đã được tự do quá nên lại đâm ra hư hỏng, chúng chẳng làm gì, cứ ngồi chán chường kêu ộp ộp và muốn có một chính phủ giúp cho chúng có được cuộc sống đế vương hoàng tộc, và cai quản chúng theo một cách thức để chúng biết là chúng có người đứng đầu cầm...
Đọc tiếp

Hãy nêu ý nghĩa của 2 câu truyện sau :
 

1. Lũ ếch muốn có vua.
Lũ ếch đã chán chường mệt mỏi với việc tự trị. Chúng đã được tự do quá nên lại đâm ra hư hỏng, chúng chẳng làm gì, cứ ngồi chán chường kêu ộp ộp và muốn có một chính phủ giúp cho chúng có được cuộc sống đế vương hoàng tộc, và cai quản chúng theo một cách thức để chúng biết là chúng có người đứng đầu cầm quyền. Chúng ta không thể vô chính phủ như thế này nữa, chúng tuyên bố. Thế là chúng trình thư kiến nghị lên thần Jupiter để xin một ông vua cho chúng.

Thần Jupiter thấy chúng thô thiển và ngu ngốc quá, nhưng muốn chúng không kêu gào nữa và để cho chúng biết là chúng có vua, thần liền ném xuống một khúc gỗ lớn, rõi xuống ao văng nước lên tung tóe. Lũ ếch nấp mình vào đám lau sậy, nghĩ rằng chúng đã có một ông vua mới quyền uy đáng sợ.

Nhưng chẳng bao lâu, chúng đã phát hiện ra Vua Khúc Gỗ của chúng hiền lành ít nói chẳng khác gì cục đất. Chẳng mấy chốc mấy con ếch con đã dùng vua để làm cái bệ nhảy để lao xuống nước, còn mấy ông ếch già lại dùng vua để làm nơi hội họp, ở đó chúng lớn tiếng phàn nàn với thần Jupiter về chính phủ của chúng.

Để dạy cho lũ ếch một bài học, vị thần của các thần này liền phái xuống một con Ngỗng để làm vua nước ếch. Con Ngỗng tỏ ra khác hẳn so với vị vua Khúc Gỗ cũ. Nó gộp gộp quát lũ ếch đứng nghiêm, quay trái, quay phải suốt ngày, chẳng mấy chốc lũ ếch đã nhận ra sự ngu ngốc của mình. Ộp ộp rên rỉ, chúng van nài thần Jupiter rút lại vị vua tàn bạo này không thì cả lũ ếch của chúng chắc sẽ chết hết.

"Thế nào!" Thần la lớn.

"Bây giờ lũ các ngươi vẫn chưa hài lòng sao? Các ngươi đã muốn gì có nấy thì bây giờ có sao các ngươi cũng cứ phải chịu."

2. Có còn hơn không

Người đánh cá quăng chài, kéo lên được chú cá con. Cá van xin được thả ra vì nó còn nhỏ tẹo, đợi khi nó lớn thì người hãy bắt. Nhưng người đánh cá bảo:

- Quả là tao ngốc mới buông tha cho mày khi mày nằm trong tay tao. Thói thường, có ngay được lợi nhỏ, hơn là lợi lớn không chắc chắn

0
26 tháng 10 2016

Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng

Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :

- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.

- Điểm riêng :

+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.

=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.

26 tháng 10 2016

Mình cũng họ Ngô

15 tháng 11 2016

Khi ếch đã ra ngoài giếng, anh ta vẫn tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung. Đến 1 ngày, có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó. Nhưng rồi hồn nó bay lên thiên đàng, xem có chỗ cho nó đứng nữa không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó, liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đât 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để nó đứng thẳng và nói : " Ta cho con 1 cơ hội sống con có muốn không. " Không chần chừ ếch đáp "Có " Vị thần nói thêm :" Nhưng con hứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé Trái Đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được" Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp :" Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không bao giờ có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ". Vị thần giơ chiếc đữa thần lên và nói nhẩm gì đó rồi nó trở lại thành 1 con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nó không có tính coi trời bằng vung nữa sau đó nó đi chu du khắp nơi. Đến giờ cũng không ai biết tin tức gì về nó nữa.

chúc bn hc tốt !

15 tháng 11 2016

khi ếch đã ra ngoài giếng,anh ta vẫn cứ tính cũ cứ cho mình là nhất xem trời bằng vung.Đến một ngày,có một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp nó.Nhưng ròi hồn nó bay lên thiên đàng xem có chỗ cho nó đứng nữa hay không may ra có nhưng thật bất hạnh cho nó ai cũng nói nó không xứng đáng để đứng trên đó,liền hất hủi con ếch bé nhỏ đi ếch định đi thẳng xuống địa ngục nhưng may ra mới tiếp đặt 1 vị thần cầm chân nó nhấc lên và để đứng thẳng và nói "ta cho con một cơ hội sống,con có muốn không".không chần chừ ếch đáp "có".Vị thần nói thêm"nhưng conhứa với ta không được xem mọi thứ là 1 thứ nhỏ bé trái đất này rộng lớn kể cả vị thần như ta đây còn không thể biết hết thế sao con có thể biết hết được "Thế chần chừ 1 lúc ếch đáp"Dạ con cảm tạ ngài con hứa sẽ không có tính chế giễu mọi thứ xung quanh con nữa ạ".Vị thần lên chiếc đũa thần và nói nhẩm gì đó rồi nó lại trở thành con ếch bé nhỏ hồi nào nhưng nữa không có tinha kêu trời bằng vung nữa sau đó đi chu du khắp nơi.Đến giờ vẫn không ai biết tin tức gì về nó

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

9
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt

12 tháng 10 2016
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Có thể nhiều người sẽ trả lời là bố, là ông hay là bà. Còn riêng tôi, hình ảnh người mẹ sẽ mãi là hình ảnh thiêng liêng nhất.Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ. Với tôi, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Mẹ tôi có khuôn mặt tròn phúc hậu, có đôi mắt long lanh. Mẹ tôi mới ngoài 30 tuổi nhưng bao lo âu vẫn in hằn trên khóe mắt. Bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp tâm lý. Đúng vậy, mẹ tôi rất tâm lý. Những lúc tôi bị điểm kém, mẹ lại an ủi và nói chuyện với tôi. Khi tôi thích cái gì, tôi ko cần nói mà mẹ vẫn biết để chiều tôi nếu có thể. Nhưng bên cạnh những điều đó, mẹ lại là người rất nghiêm khắc. Có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như nó là 1 dòng yêu thương bao la qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, qua nụ cười, … Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận.Tôi còn nhớ có 1 lần, tôi bị điểm 6. Tôi ko định nói cho bố mẹ biết vì sợ. Nhưng khi tôi đi học về, thấy mẹ đang nằm và ngủ thiếp. Tôi nghĩ là mẹ bị ốm hay thế nào đó vì mẹ chưa bao giờ đi làm về lúc này. Tôi chạy bên giường mẹ và đặt tay lên chán mẹ. Nóng quá! Mẹ ốm rồi. Tôi hỏi bà thì bà nói là không biết mẹ về lúc nào. Tôi chạy ra lấy khăn, giặt ướt và đắp lên trán đang nóng như lửa của mẹ. Sau đó, tôi gọi điện cho bố để hỏi xem mẹ uông thuốc j để hạ sốt. Uống xong, tôi dặt mẹ nằm xuống để mẹ nghỉ. Tuy vậy nhưng trong đầu tôi kho thể thoát được ý nghĩ về con 6 môn Toán hôm nay. Cho đến tận lúc bố về, tôi rất sợ. Tôi ăn cơm ko ngon nên ăn dc một bát. Bố hỏi tôi có sao ko, tôi ko biết nói j nên trả lời là ko sao. Tôi chạy ngay lên tầng và mắt rơm rớm nước mắt. nằm một lúc thì mẹ dậy. Mẹ đã đỡ sốt rồi. mẹ hỏi tôi có sao ko tôi lại gắt với mẹ và nói ko sao. Sau khi mẹ đi xuống, tôi thấy rất ân hận khi đã gắt với mẹ. Tôi thấy mẹ như rất buồn, mẹ trầm lặng, ko nói câu nào. Tôi có gắng không đẻ bật ra tiếng khóc nhưng nước mắt cứ tuôn ra, ướt đầm cả chiếc gối. Tối hôm đó, tôi nằm khóc và thiếp đi lúc nào không ai biết, không ai hay. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất. nhưng tôi cũng đã phải mở mắt và nói với mẹ việc con điểm 6. Mẹ không những không quát chửi tôi mà nhẹ nhàng an ủi. mẹ bảo tôi ngủ đi, ko có gì cả, lần sau cố gắng.Rồi đến một hôm, tôi được biết là mẹ chuẩn bị ra hà nội đẻ phỏng vấn để ra nước ngoài. Trong đầu tôi bây giờ chỉ là một câu nói để nói với mẹ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu.Tôi luôn nghĩ rằng: Giá như tôi đủ can đảm để nói lên ba tiếng: Con yêu mẹ thôi cũng được. mẹ sẽ mãi là người chÞ lớn trong nhà. con luôn yêu thương mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng:“ Con dù lớn vẫn là con mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
12 tháng 10 2016

 Ngày con chập chững bước đi, mẹ cười, một nụ cười mãn nguyện. Con đạt điểm tốt, mẹ cười vui vẻ lắm. Con là học sinh xuất sắc, mẹ cười hạnh phúc. Từ bao giờ chẳng hay, nụ cười ấy đã đi sâu vào tâm hồn con, dìu dắt con vượt qua những chông gai thử thách khó khăn nhất của cuộc đời.

 

            Nghĩ về nụ cười của mẹ là nghĩ về những gì tươi đẹp nhất trong cuộc đời con. Hình ảnh đẹp nhất ấy chính là đóa hồng thắm đỏ nở trên môi mẹ, rạng rỡ như nắng ấm trong những ngày đông băng giá.Lần đầu tiên con cảm nhận được tình yêu của mẹ trong nụ cười là ngày con tập đi. Ngày ấy xa lâu rồi nhưng con vẫn nhớ. Bất cứ lúc nào mẹ cũng cười. Mẹ nở nụ cười khích lệ nâng đôi chân bé nhỏ của con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ lại cười, nụ cười giống như vâng trăng sang nhất, mượn ánh sang của mặt trời để soi rõ đường con đi, càng sang hơn mỗi lúc thấy bước chân con them rắn giỏi. Đôi khi trong vòng tay yêu thương của mẹ, con thấy nụ cười của mẹ là tuyệt diệu nhất trên đời. Mẹ cũng cười như thế mỗi lúc con được điểm cao. Lần đầu tiên cầm bài kiểm tra điểm mười của con trên tay, mẹ vui sướng đến bật khóc. Con không muốn mẹ khóc đâu, nhưng vì cố ngắm rõ khuôn mặt mẹ mà con đã thấy nụ cười ẩn sâu trong dòng nước mặn. “Mẹ đẹp lắm!” Con nói nhẹ khiến cho nụ cười kia biến thành vòng tay ôm chặt con vào lòng. Mẹ cười cả những lúc con xin tiền mẹ cho ông lão ăn xin, nụ cười mẹ khen con đã lớn, khen con mang tấm long nhân hậu, biết thương người. Và nụ cười khiến cho lòng con ấm áp…

 

Mẹ của con đâu chỉ cười những lúc con vui, mà nụ cười của mẹ vẫn luôn hiện diện cả trong lúc con buồn, con that bại. Sao con quên được năm học lớp Ba, lần đầu tiên con đi thi học sinh giỏi của trường. Mẹ cũng nhớ chứ? Trong khi tất cả các bạn trong lớp con dự thi đều đạt giải cao thì con lại chẳng được gì. Không niềm vui, không sự an ủi và chia sẻ của các bạn. Nhưng mẹ đã đến bên con. Mẹ bảo rằng: “Con phải cố gắng lên, gắng mà học, gắng  mà chiến đấu với thất bại, rồi có ngày con sẽ thành công”, rồi mẹ ban tặng cho con nụ cười đẹp nhất. Thử hỏi còn bông hoa diễm lệ nào đẹp hơn nụ cười ấy, còn hạt sương mai nào long lanh hơn vậy? Chỉ một thời gian ngắn sau hôm ấy, con đã đoạt ngay giải  Nhì toàn quốc trong đợt thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”. Nụ cười của mẹ không chỉ mang con ra khỏi thất bại, mà với con, nó còn là điều kì diệu, ý nghĩa nhất trong đời.

                Sau này, khi rời khỏi vòng tay mẹ, con sẽ bay khắp bốn phương trời bằng chính đôi cánh hạnh phúc được kết nên từ nụ cười của mẹ ngày xưa. Nhưng mẹ ơi, dù con có đi tới tận nơi chân trời góc biển, dù con có gặp những ánh mắt và nụ cười của bao người con yêu đi chăng nữa, thì nụ cười của mẹ vẫn mãi là đẹp nhất, mãi là hình ảnh cao quý, thiêng liêng mà con trân trọng nhất cuộc đời.