Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may…
Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng rải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.
Tụ tập tại lớp là các bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước, có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!" Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn nó rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì! Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!…".
Bạn tham khảo nhé !
Sau Tết, những buổi sớm mai thường se lạnh. Ngôi trường cấp một nhỏ nhắn còn ẩn hiện trong màn sương mỏng lửng lơ. Tuy mùa đông đã cởi chiếc áo xanh của mình để đón rước nàng xuân, thế mà ngôi trường vẫn còn như ngủ rất kỹ trong khí trời có gió heo may...
Rồi ông mặt trời ló dạng. Nắng trải vàng sân trường, nắng như những lớp bụi óng len lỏi vào trong lớp học. Nắng rực rỡ và chiếu sáng các khuôn mặt đầy sức xuân của lớp tôi. Ngôi trường đã thức dậy.
Tụ tập tại lớp là các bạn nhỏ lớp 1A chúng tôi. Ai cũng hăng hái kể chuyện ngày xuân trong dịp nghỉ Tết vừa qua. Bé Mai với bím tóc mềm hoe hoe vàng, ngúng nguẩy đôi bướm trên đầu trông thật dễ thương. Bạn ấy khoe: "Năm nay, mẹ tôi đưa tôi xuống thuyền, dắt tôi về với ngoại nè, ở quê ngoại lạ lắm nghe, có dừa nước, có cây bần mà quả của nó chắc là ăn ngon lắm!" Nam là một cậu bé lí lắc nhất lớp tôi cướp lời: "Tớ cũng về quê nội của tớ chứ bộ. Ở đó cũng có bần, tớ đã ăn nó rồi, chát ơi là chát, đâu ngon lành gì! Nghe nói ăn nhiều là chết vì ngộ độc đấy!...".
Bỗng có tiếng nói từ bức tường trước mặt: "Các bạn ơi, cho tôi tâm sự vài lời cùng các bạn với!". Tất cả chúng tôi ngơ ngác, mọi người đều đưa cặp mắt nhìn lên tấm bảng đen và quay lại nhìn nhau.
"Ai vậy kìa..." - Mai lúng túng.
"Chẳng lẽ bảng lại nói được sao" - Nam im thin thít rồi nghi ngờ hỏi.
"Đúng đấy, chính tôi là Bảng Đen đang nói với các bạn đấy! Các bạn có cho tôi được nói đôi lời đầu năm mới không?".
Mai chau mày:
"Nhưng mà Bảng ơi, "tâm sự" là cái gì, tôi không hiểu!".
Ừ nhỉ, sao lại không nói chuyện như tụi mình mà lại "tâm sự"? "tâm sự" nghĩa là bạn định bày trò chơi cho chúng tôi phải không hở Bảng? - Nam cũng thắc mắc như Mai.
Không đâu, tâm sự nghĩa là chúng mình trò chuyện thân mật với nhau đấy mà!
À, vậy thì Bảng cứ nói chuyện với chúng tôi đi. Đầu năm nghe Bảng nói chuyện chắc cũng thú vị lắm đây! Nam lên tiếng.
Bảng Đen chậm rãi tiếp lời: "Chắc có lẽ từ khi bước vào lớp học này, cho đến hôm nay, đã bao lần các bạn theo bàn tay cô giáo nhìn thấy những chữ viết và những con số. Nhưng đã có bạn nào nghĩ và chú ý đến tôi chưa? Tôi không tự khoe mình đâu nhưng cũng thật là tủi thân khi thấy mình làm việc có ích cho mọi người mà lại bị mọi người hắt hủi và hành hạ.
Ủa, đã có ai đối xử tệ với Bảng Đen thế hở bạn? Mai lên tiếng cắt ngang lời Bảng Đen.
Bạn hãy nhìn lên mặt bên phải của tôi thì rõ. Bạn có thấy những vết dao rạch chằng chịt với việc khắc những chữ a, b, c xiêu xọ không thể xóa được trên mặt tôi đấy không? Và phía bên trái, bạn không thấy một mảng sơn của tôi đã bị bong ra do một quả banh các bạn đá trong lớp đập vào đó sao? Bạn hãy nhìn góc dưới của tôi đi, nó bị vênh ra và gãy mép, đó là do các bạn treo tôi trên hai sợi dây thép nhỏ xíu cho nên một lần các bạn níu lấy tôi để quét mạng nhện và tôi rớt xuống mới ra cơ sự đó...
Bảng ơi, bạn trách chúng tôi nhiều quá đấy, đầu năm như vậy là chúng tôi không hên tí nào. Sao bạn không trách người nào đã kẻ trên mặt bạn cơ man là những ô vuông? Nam trách Bảng.
Bảng giải thích: Ồ, vậy là bạn đã nghĩ sai cho người ta rồi. Nếu không có những ô vuông đó thì các bạn khó lòng mà tập viết cho đúng dòng, đúng ô ở trong tập. Nó cần thiết hơn là bạn tưởng... Đấy, có những đường rạch nó cần thiết và có những đường rạch nó nguy hại như thế đó.
Nam cúi đầu xấu hổ. Hình như thủ phạm của những chữ cái được khắc vào Bảng là do chính bạn ấy thiếu suy nghĩ mà có.
Bảng Đen bỗng chuyển lời nhỏ nhẹ:
- Các bạn ơi, tôi nói để các bạn biết những sai lầm của mình mà sửa, chứ tôi đâu có trách móc nặng lời đâu. Tôi hy vọng là tôi sẽ được buộc chặt hơn, chứ cứ đứng thế này tôi e sợ một ngày nào mình lại bị đổ đánh rầm như dạo nọ... Các bạn ạ, lớp học này đón các bạn từ trường mẫu giáo lên đây đầu tiên chính là tôi. Và cũng chính tôi giúp các bạn tròn miệng tập nói chữ wO" lần đầu tiên. Các bạn còn nhớ cái ngày cô giáo viết nắn nót trong ô vuông chữ "O" khá to và sau đó cả cô trò cùng đọc. Rồi cô bảo các bạn theo đúng mẫu trên mặt tôi mà viết vào trong tập. Từ đó đến nay, bao nhiêu bài học đã qua đi, bao nhiêu lần mặt tôi được viết và được bôi xóa. Tôi hy vọng các bạn sẽ không phụ lòng cô giáo và nếu bạn nào còn biết cảm ơn tôi thì ráng mà học hành cho giỏi. Tôi cũng khuyên các bạn đừng có nghịch phá, đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gục ở trong lớp. Ở trên tường này mỗi lúc nhìn thấy vậy, tôi buồn quá và hôm nay mới có dịp được tâm sự với các bạn đấy! Một năm mới nữa đã đến. Các bạn thêm một tuổi thì tôi chúc các bạn cũng thêm nhiều kiến thức và thêm nhiều việc tốt...
Tiếng trống đánh báo giờ vào học. Bảng Đen im lặng, chúng tôi ngồi im không động đậy. Cứ y như một giấc mơ Mai vẫn đang tròn xoe mắt nhìn Bảng rất ngạc nhiên. Nam cúi đầu đượm chút buồn rầu. Tôi đành lên tiếng: - "Cảm ơn bạn rất nhiều Bảng Đen ạ, chúng tôi xin hứa sẽ nghe lời khuyên chân tình của bạn. Và ngay cuối buổi học này chúng tôi sẽ treo bạn bằng sợi dây chì to và chắc hơn".
Cô giáo đi vào lớp, chúng tôi nghiêm trang đứng dậy chào. Buổi học đầu năm bắt đầu...
“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.
Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.
Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.
Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.
"Vì em ảo tưởng sức mạnh, có một vị thần đã đến gặp em và bắt em phải biến thành một con vật trong ba ngày. Em không biết chọn con gì nhưng em nghĩ mình béo thế này mà biến thành một con hay hoạt động thì mệt phết.
Em liền nghĩ đến một con vật rất lười biếng. Khi đó trong đầu em nghĩ ra một ý tưởng, và em quyết định chọn con lợn (giọng đọc ngọng Lợn thành Nợn). Ông thần bay đi.
Sáng hôm sau em vừa mở mắt dậy cứ tưởng là muộn học, em nhanh chóng chuẩn bị nhưng thấy sao em lại đi bằng 4 chân, mà đây đâu phải là nhà mình.
Bây giờ em mới nhận ra em đã biến thành...lợn. Nhìn xung quanh em thấy các con lợn to vật vã đang nằm ngủ. Em rất giật mình, kêu ụt ịt ụt ịt. Các con lợn to vật vã thức dậy hội đồng.
Làm lợn thật là khổ, em muốn trở lại thành người. Tuy nhiên, suy nghĩ đó chỉ đến tối em liền đổi hướng vì lúc đó em thấy làm lợn cũng sướng. Cứ ăn xong rồi lại ngủ, ăn xong rồi ngủ.
Các chú lợn ở cùng em rất là tốt. Bảo tại sao chúng tốt. Tại vì sáng hôm sau em đang ngủ thì tự dưng một quả bóng tennis rơi trúng đầu làm em u cả đầu. Mấy chú lợn xung quanh đến xuýt xoa và băng bó vết thương cho em.
Rắc rối con lợn, em là con chết thứ ba. Tối hôm đấy, con thứ hai bị thịt. Và ngày hôm sau là đến em. Em rất muốn trở lại thành người nhưng vẫn còn tận một ngày nữa. May thay chuẩn bị đến giờ lên bàn mổ thì em trở lại thành người. Và hóa ra, chuồng lợn em ở lại chính là chuồng lợn nhà em. Em giải thích và kể lại toàn bộ câu chuyện cho mẹ. Mẹ đã tha cho tất cả số lợn và cho chúng sống yên ổn đến già.
Sau thời gian vui nghỉ đón Tết Canh Tý , em và các bạn đã trở lại trường lớp với bao niềm vui và háo hức. Có kỉ niệm vui, cũng có kỉ niệm buồn, lúc giận, lúc chán.
Sau 3 ngày tết, chắc hẳn ai cũng ăn tết chưa đã. Thế nên luôn sợ bị kiểm tra bài vì bị bánh chưng, bánh tét đè bẹp. Buổi chào cờ đầu năm đi phơi nắng gần chết. Cũng có nhiều thầy cô tâm sự cùng bọn em trước tiết dạy. Không những vui vì gặp bạn bè mà còn được tổ chức nhiều sòng bạc nổi danh cả trường như đánh bài, bầu cua, tôm, cá ;........Vui thì cũng có buồn, phải trực nhật cả trường vì học sinh chưa có ý thức, đem bánh kẹo and hạt dưa lên trường. Vì ăn nhiều quá nên qua cái tết lại lên cân nên bị crush bỏ, thật là đau lòng. Không những thế vì sao luôn luôn chuyển thầy cô khác dạy, mà chuyển đi thầy cô giáo đẹp, còn chuyển lại toàn thầy cô giáo xấu, hung dữ có tiếng trong trường nhưng em biết đó cũng là muốn tốt cho chúng em.
Đầu năm học, ai ai cũng thích đẫu có vui hay buồn đi chăng nữa thì đối với em cũng rất tuyệt! Tôi yêu cái ngày này từng phút giây.
https://h.vn/hoi-dap/question/909285.html?pos=2403127
Bạn tham khảo ở đây nhé !!
học tốt
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.
“Xuân sang hoa tươi màu,
Đàn chim tung cánh chào.
Hương xuân bay phương nào
Từng cơn gió xôn xao”.[1]
Xuân đã về trên khắp đất trời, xuân đã đến trong tâm hồn mỗi người con dân nước Việt. Mọi người cùng nhau tiễn Ất Mùi và đón Bính Thân trong náo nức mừng vui. Người ta nói “vui như tết” quả là đúng!
Trong một năm, “Tết đầu năm là quan trọng nhất. Xưa người Việt Nam gọi là Tết Cả để phân biệt với các tết còn lại; thời giao lưu với Trung Hoa nó được gọi theo âm Hán-Việt là Tết Nguyên Đán. Đến thời giao lưu với văn hóa Tây phương, nó được gọi là Tết Ta để phân biệt với Tết Tây vào ngày đầu năm dương lịch. Tuy bị lệ thuộc vào Tàu gần 1000 năm và chịu ảnh hưởng trong việc xác định mốc đầu năm, nhưng Tết Ta vẫn mang trọn vẹn đặc trưng văn hóa truyền thống của người Việt Nam”[2]. Tết Nguyên Đán đã trở thành một nét văn hóa cổ truyền dân tộc quý giá mà chúng ta hãnh diện gìn giữ luôn mãi dù trên quê nhà hay nơi xứ người.
Dân ta vẫn gọi là “Ăn Tết” như thể diễn tả sự an nhàn thư thái sau một năm vất vả lao nhọc. Mọi người đều chuẩn bị kỹ lưỡng để có một cái Tết chan hòa niềm vui, đằm thắm ân tình và no đủ. Ở thôn quê mọi người lo Tết từ mấy tháng trước: nuôi cá, nuôi gà, vỗ béo lợn bò, trồng hoa, chăm sóc mai đào. Ngày Tết đầy hương vị với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” nên từ những ngày đầu tháng Chạp, người dân đã tất bật muối dưa hành, củ kiệu, sau đó làm món thịt đông, giò thủ, gói bánh chưng, bánh tét… để mâm cơm ba ngày xuân trong gia đình đầy ắp những món ăn thuần Việt. Không khí tết thực sự bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa ông Táo về trời. Mọi người cùng nhau trang hoàng nhà cửa cho sạch đẹp, ngăn nắp và tươm tất. Phụ nữ thì háo hức đi chợ mua quần áo mới, thực phẩm, hạt dưa, bánh mứt, nhất là những đóa hoa, chậu bông, dưa hấu và mâm ngũ quả để trưng bày trong nhà. Ngoài việc tô đẹp bề ngoài, người dân còn làm mới cả tinh thần bên trong, anh chị em xa hay bà con láng giềng gần dù có những hiềm khích bất hòa cũng cố gắng bỏ qua cho nhau. Mọi người niềm nở hỏi nhau “Năm nay nhà bác ăn tết lớn không?”. Còn xã hội thì chung tay chăm lo cho người nghèo có được một cái tết an vui no ấm.
Tết đến là dịp quý giá nhất để con cháu đoàn tụ, sum vầy đông đủ bên ông bà cha mẹ. Tết Nguyên Đán thực sự là Tết sum họp đầm ấm trong mỗi gia đình. Những người xa xứ, xa quê trở về để đón xuân với gia đình và làng xóm láng giềng. Đặc biệt, những người con của đất Việt ở nước ngoài vẫn nhớ đến sự thiêng liêng và ấm áp của những ngày đầu xuân, cùng nhau tổ chức mừng xuân theo điều kiện cho phép hoặc nếu có thể, trở về quê nhà để ăn tết với gia đình và người thân của mình. Ngày Tết còn là cơ hội quý báu để ông bà cha mẹ giáo dục con cháu về lễ nghĩa gia phong, về những tập tục và văn hóa dân tộc.
Với truyền thống từ bao đời nay, ngày xuân còn là ngày ân tình, con cháu biểu lộ lòng biết ơn và thành kính trước công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, học trò tri ân thầy cô, người thụ ơn nhớ đến người làm ơn cho mình. Vì thế, dân ta đã có tục gửi Tết, biếu Tết. “Con cháu biếu tết ông bà cha mẹ, học trò biếu tết thầy cô, kẻ dưới biếu tết bề trên, con bệnh biếu tết thầy lang… Quà biếu thường chẳng đáng bao nhiêu, nhưng tấm chân thành thật là đáng kể”[3].
Đặc biệt, ngày xuân là ngày của niềm vui và sự mới mẻ, là ngày sinh nhật của tất cả mọi người. Nàng Xuân thổi một làn sức sống tươi trẻ trên con người và cảnh vật. Tết về mai đào nở rộ muôn nơi; huệ, cúc, lan, thủy tiên, hướng dương đua nhau khoe sắc thắm. “Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa như đang đắm say ru hồn lòng ta, Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa, ý xuân chan hòa”[4]. Mọi người rạng rỡ nụ cười khi đi chợ Tết, chợ hoa, khi dự lễ hội, khi đến nhà thờ, chùa chiền, đặc biệt khi gặp gỡ chúc xuân nhau. Các em nhỏ vui biết bao khi nhận được bao lì xì đỏ hồng.
Ngày xuân gặp nhau, ai cũng nói chuyện vui, kể cho nhau những điều đẹp của năm cũ và những niềm mơ ước trong năm mới. Tất cả đều hy vọng một năm mới đổi thay tốt đẹp hơn năm cũ để người người, nhà nhà tươi vui hưởng nhiều Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Từ niềm hy vọng ấy, mọi người chúc nhau những điều tốt đẹp nhất:
“Xuân xuân về vui nắng tràn dâng cho dân làng lúa nặng thêm bông, cho vườn cây xanh trái đơm hoa.
Xuân xuân về trai gái mừng vui, xuân lên chùa ước nguyện tình duyên cho ngày sau duyên sẽ nên đôi, anh và em sống bên nhau suốt đời.
Xuân xuân về cho bé tuổi thêm, bé đến trường bé học điều ngoan, vui tuổi thơ chóng lớn mau khôn, mai ngày sau sống cho nước nhà.
Xuân xuân về nâng chén ngày vui cho muôn nhà cuộc sống đẹp tươi. Xuân xuân về ta chúc đầu năm, Xuân xuân về rộn ràng quê ta.
Xuân xuân về ta chúc đầu năm, chúc ông bà mãi cùng cháu con, cha mẹ vui bên lũ con ngoan, ước mẹ cha mãi bên ta suốt đời”[5].
“Xuân tới đây với muôn ngàn thiết tha, chúc trần gian năm nay được thuận hòa, với một năm xuân vui vẻ đậm đà, cùng xuân quên hết những chuyện buồn năm đã qua”[6].
Niềm vui xuân còn rất đỗi đặc biệt với người Kitô hữu – “Ngày đầu xuân dâng lên Chúa lời kinh của gia đình, mong ước đời an bình, mong Ngài ban muôn ơn cho người con yêu thương, cho những người mà con yêu thương”[7]. Vì xác tín vào Thiên Chúa là chủ tể thời gian và sự sống, mọi phúc lộc đều xuất phát từ Ngài nên người Công giáo quây quần bên vị mục tử trong giáo đường để dâng Chúa lời tạ ơn và mọi nguyện ước trong năm mới. Ngày Tết được tăng thêm hương vị qua những lễ nghi phụng vụ. Thánh lễ Mồng Một cầu bình an cho năm mới, Mồng Hai kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ, Mồng Ba thánh hóa công ăn việc làm. Nhờ việc hội nhập văn hóa vào các nghi lễ ba ngày tết mà niềm vui xuân của chúng ta vừa thánh thiêng, an bình vừa ấm áp ân tình trong cả cộng đoàn giáo xứ.
Người Kitô hữu ý thức, xuân đất trời sẽ qua đi nhưng xuân lòng người còn mãi, người với người sống với nhau, vui với nhau, làm điều tốt cho nhau cả một mùa xuân cuộc đời. Vì thế, trước khi chúc tuổi nhau thì ta đã cầu nguyện cùng Chúa cho nhau: “Xin dâng Chúa xuân này, mùa hạnh phúc bao ngày, Chúa ban dư đầy thánh ân của Ngài để xuân mãi ở lại đây. Con mong ước chân thành, người người sống an lành, ngày xuân thắm ân tình và thiết tha như lời kinh”[8]. Trong Chúa Xuân, những lời ta chúc cho nhau xuất phát từ cái tâm lương thiện và tấm lòng chân thành thực sự muốn điều tốt cho nhau, chứ không phải là lời sáo ngữ nơi đầu môi chót lưỡi hoặc chỉ mang tính xã giao. Trong Chúa Xuân, ta sống với nhau hiền hòa, đắm thắm và yêu thương nhau suốt cả một năm trời.
Ngày đầu xuân có Chúa thì cả một năm ta an bình tiến bước, vì:
“Bốn mùa Chúa đổ hồng ân
Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”. (Tv 65,12).
Chúng ta hãy để Chúa quan phòng lo liệu tất cả. Ngài sẽ đong cho ta đầy hạnh phúc, gói cho ta trọn niềm yêu thương, giữ cho ta mãi bình an và thắt chặt ta với Ngài. Trong Chúa xuân, ta chúc nhau bao điều tốt đẹp thì cũng nhờ Ngài, ta có một bầu trời hy vọng, một biển cả niềm tin, một đại dương tình mến, một điệp khúc tạ ơn. Vậy trong năm mới này, ta hãy dành 365 ngày để yêu thương và làm điều tốt cho nhau, dành 8.760 giờ để giữ tâm hồn tươi vui, dành 525.600 phút để xây dựng sự thuận hòa trong gia đình và cộng đoàn.