Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!
Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !
Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.
Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.
Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em
Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!
bạn tham khảo nha
ai giup minh viet mot viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? ***** Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.
Đó là vào tháng 6 năm 2008, anh Hà là anh trai em đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và trở thành một chiến sĩ hải quân đóng trên quần đảo Trường Sa – mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam từ bao đời nay vẫn đứng hiên ngang giữa muôn trùng sóng gió. Những ngày đầu anh đi xa, ngôi nhà trống vắng hẳn.
Dường như mọi vật đều nhắc tới anh. Căn phòng bé nhỏ của anh không còn vang lên tiếng nói cười và tiếng đàn ghi ta quen thuộc. Đến bữa cơm, mẹ em cứ ngồi thẫn thờ. Ba em bảo: “Con nó đi học đại học cuộc đời, có vất vả gian lao mới trưởng thành lên được. Ngoài đó đã có đồng đội lo lắng cho nhau. Người ta sao mình vậy, rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi”. Ba an ủi mẹ để cho mẹ đỡ buồn chứ em biết ba cũng rất nhớ và thương cậu con trai cưng vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Thế rồi, một buổi chiều, trong bữa cơm, mẹ em đang nhắc là anh Hà đã đi bộ đội được sáu tháng rồi thì chợt có tiếng gõ cửa gấp gáp. Em vội ra mở cửa và bất ngờ bị nhấc bổng lên bởi hai bàn tay mạnh mẽ của anh.
Không gì có thể so sánh được với niềm vui của gia đình em lúc ấy. Mọi người ngạc nhiên đến sững sờ trước sự xuất hiện bất ngờ của một anh lính hải quân cao to, vạm vỡ, nước da nâu bóng như đồng hun, đang tươi cười đứng trước mặt. Anh dập chân đứng nghiêm rồi giơ tay chào kiểu nhà binh: “Con chào ba! Con chào mẹ!”. Em cứ đứng ngẩn ra vì sung sướng. Ôi! Anh trai của em! Người anh thân thiết nay đã trở về! Em ngắm mãi không chán gương mặt trẻ trung, nụ cười tươi rói và đôi mắt đen sáng của anh. Căn nhà nhỏ xôn xao tiếng chào hỏi của bà con hàng xóm kéo sang chia vui.
Biết anh Hà đang đói, mẹ bảo anh đi tắm rồi ăn cơm. Mẹ em cứ nhìn anh ăn mà cười ra nước mắt. Anh khoe rằng anh đạt loại giỏi trong kì huấn luyện nên được vào đất liền để dự Hội nghị chiến sĩ xuất sắc của binh chủng Hải quân tổ chức tại thành phố Nha Trang. Vừa ăn, anh Hà vừa kể chuyện về cuộc sống quân ngũ nơi đảo xa. Qua lời kể của anh, em tưởng tượng ra khung cảnh trời biển mênh mông, những đàn hải âu chao liệng trên mặt nước, tiếng sóng vỗ dào dạt và những người lính trẻ ngày đêm nắm chắc tay súng, bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
Anh Hà ân cần hỏi thăm ba mẹ về chuyện làm ăn, hỏi em về chuyện học hành và hướng dẫn em cách học môn Toán sao cho có hiệu quả nhất. Hồi học lớp 12, anh đã đoạt được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi Toán cấp thành phố. Anh bảo rằng sau khi xuất ngũ, anh sẽ thi vào ngành Điện tử của trường Đại học Bách khoa. Em rất phục trí thông minh và nghị lực phấn đấu của anh.
Cơm nước xong, anh vào phòng riêng, lấy cây đàn ghi ta treo trên tường xuống, vừa gảy vừa hát Bài ca người lính biển. Giọng hát của anh ấm và vang, ngân nga trong bóng chiều đang sẫm lại.
Sáng hôm sau, anh Hà dậy rất sớm tập thể dục rồi chạy bộ quanh những con đường quen thuộc. Nhìn chăn màn gấp gọn gàng xếp ở đầu giường, em cảm thấy tính kỉ luật mà quân đội rèn giũa cho anh được thể hiện rõ trong từng hành động. Anh Hà chọn bộ quân phục đẹp nhất để đi dự Hội nghị. Trông anh mới mạnh mẽ và chững chạc làm sao!
Sau một tuần, anh Hà lại lên đường trở về đơn vị, cả nhà lưu luyến tiễn anh. Mẹ em cứ dặn đi dặn lại là đến nơi, anh phải viết thư về ngay cho gia đình yên tâm. Anh Hà khoác vai em, căn dặn em hãy thay anh giúp đỡ bố mẹ. Em hứa là sẽ làm theo lời anh. Đêm ấy, em thao thức nhớ anh, người bạn lớn gần gũi và thân thiết của em. Em mơ ước sau này lớn lên cũng sẽ khoẻ mạnh, rắn rỏi và tài hoa giống như anh.
ai giup minh viet mot viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân
Hôm nay tôi đi học về, cánh cửa nhà mở rộng.Mọi người ồn ào thấy ai cũng vui vẻ.Bước vào nhà tôi nhận ra khuôn mặt thương nhớ hơn 3 năm đối vs tôi làm tôi vô cùng xúc động.Tôi chạy đến ôm nhào vào bố nước mắt tôi đầm đìa chảy ra
Tôi nghẹn ngào nói:
- Bố về bao giờ thế
bố tôi xoa đầu nói
_Con trai bố lớn quá!
Tối hôm đó tôi cùng cả nhà cung2tro2 chuyện vs bố ,ngày hôm đó thật vui,nhộn nhịp
Chúng ta được sinh ra trong vòng tay yêu thương, che chở của gia đình, được đón nhận những tình cảm chân thành, sâu sắc từ những người thân yêu đó chính là điều hạnh phúc tuyệt vời nhất. Chúng ta được nuôi dưỡng từ chính những tình cảm thương yêu ấy, với tôi gia đình không chỉ là nơi có tình yêu thương ấm áp, chân thành, là nơi cho tôi niềm hạnh phúc to lớn mà đó còn là nơi tôi trở về, nơi an toàn tuyệt đối có thể che chở cho tôi trước những bão táp của cuộc đời. Tôi luôn tự hào về gia đình của mình, nơi đó có bố mẹ, anh chị em và hơn hết là có người bà kính yêu, người luôn quan tâm và dạy cho tôi những bài học sâu sắc và bổ ích.
Nếu hỏi tôi người mà tôi yêu thương nhất thì tôi sẽ trả lời ngay đó chính là những người thân trong gia đình của tôi, còn nói về người tôi biết ơn và kính trọng nhất thì đó chính là bà nội của tôi. Bà là người luôn ở bên chăm sóc cho tôi, cùng với bố mẹ, bà chính là người nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người. Tuổi thơ của tôi là những tiếng hát du ầu ơi của mẹ, là những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn của bà.
Tôi còn nhớ rất rõ, khi còn nhỏ bố mẹ tôi đã có thời gian công tác xa nhà mà không thể chăm sóc cho tôi, đây cũng là điều làm cho bố mẹ tôi áy náy và day dứt nhất. Trong quãng thời gian đó, tôi đã ở cùng bà, bà đã chăm sóc và dạy dỗ cho tôi rất nhiều những bài học quý giá trong cuộc sống. Tôi yêu thương và kính trọng bà bằng tất cả tấm lòng chân thành, thương yêu nhất, bởi với tôi bà không chỉ là người bà mà bà còn là một người bạn thân thiết mà tôi có thể sẻ chia tất cả những buồn vui trong cuộc sống.
Mỗi khi tôi có những chuyện buồn trong cuộc sống, có thể là trong học tập cũng như trong quan hệ với bạn bè thì bà nội luôn là người ở bên lắng nghe mọi tâm sự của tôi, sau đó bà vỗ về động viên tôi bằng những suy nghĩ chân thành của bà, những lời khuyên bổ ích của bà khiến cho tôi trở nên lạc quan, vui tươi và có thêm động lực cho cuộc sống. Không biết từ bao giờ bà nội trở thành người mà tôi tin tưởng, thương yêu nhất, mỗi khi có chuyện buồn thì hình ảnh khuôn mặt phúc hậu của bà lại hiện lên trong đầu của tôi.
Bà nội là người chứng kiến từng bước trưởng thành của tôi, bà cũng là người hiểu rõ hơn ai hết tính cách và con người của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ những lời dạy bảo của bà khi tôi còn nhỏ, khi ấy tôi là một đứa bé vô cùng nghịch ngợm, thích trêu đùa và phá phách, mọi người trong xóm đều nói tôi nghịc như quỷ sứ. Có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi đến tận ngày nay.
Đó là lần tôi cùng vài đứa bạn trong xóm cùng nhau đi ăn trộm táo của nhà hang xóm bên cạnh, chúng tôi được xem là bộ ba con nít quỷ của xóm, chúng tôi nghịch ngợm đến mức khi nói về chúng tôi thì mọi người chỉ chẹp miệng lắc đầu. Chúng tôi luôn nghĩ ra đủ trò quậy phá mọi người khiến cho mọi người phiền lòng rất nhiều. Hôm ấy, như thường lệ chúng tôi nghĩ ra trò vui mới, đó là đi ăn trộm táo của nhà ông Hiền bên cạnh. Vì ông Hiền sống có một mình nên chúng tôi càng dễ dàng hành động. Chúng tôi cũng đã tiến hành “đột kích” cây táo nhà ông rất nhiều lần.
Nhưng lần đột kích này có vẻ không mấy thành công vì ngay khi chúng tôi rón rén vào vườn thì ông Hiền bỗng dưng tự nhiên ở đâu đi ra, chúng tôi lúc ấy đã sợ hãi mà chạy đi như đàn ong vỡ tổ. Vì ông Hiền là thương binh bị tật ở chân nên ông không đuổi theo chúng tôi mà chỉ có những tiếng trách móc với theo. Chúng tôi khi chạy được ra khỏi khu vườn thì tỏ ra thích chí lắm, đứa nào đứa ấy nhảy lên vui mừng như vừa làm được một cái gì đó lớn lao lắm.
Chúng tôi vẫn tiếp tục nghịch phá hết buổi chiều ngày hôm ấy, khi trở về nhà thì bà tôi đã gọi tôi ra và nhắc nhở. Thì ra ông Hiền đã sang nhà và phản án với bà tôi về “công trạng” của chúng tôi. Lúc ấy tôi cũng hơi lo lắng vì khuôn mặt của bà tuy vẫn hiền hậu như vậy nhưng đôi mắt của bà lại đong đầy những muộn phiền, tôi chợt sợ hãi không phải vì sợ bà trách móc mà vì tôi đã làm cho bà phải buồn, phải thất vọng.
Bà đã không mắng, cũng không trách phạt tôi mà bà chỉ dịu dàng hỏi tôi những câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Bà hỏi tôi có thứ gì khiến cho tôi yêu thương và muốn bảo vệ không, tôi trả lời bà là có thì bà lại nói thêm, nếu cháu đã yêu thương thì cháu sẽ muốn bảo vệ nó, không muốn người khác làm tổn hại nó, nếu như có người làm tổn hại đến nó thì cháu sẽ rất buồn. Ông Hiền cũng vậy, ông sống một mình nên chỉ có một thú vui duy nhất là chăm sóc vườn tược.
Tuy những quả táo không đáng gì nhưng đó lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của ông Hiền, ông chăm sóc đến ngày nó được thu hoạch, vì vậy mà ông sẽ rất buồn thì nó bị phá hoại. Nói đến đây tôi hiểu những lời bà nói và cảm thấy vô cùng hối hận, lần đầu tiên tôi ý thức được những hành động vô ý của mình. Tôi đã xin lỗi bà và hứa với bà sẽ không để việc này tái diễn và ngày hôm sau tôi đã cùng bạn bè đi xin lỗi ông Hiền.
Ông Hiền đã không hề trách phạt chúng tôi mà tỏ ra rất vui vẻ trước sự chân thành của chúng tôi, ông nói với chúng tôi bất cứ khi nào muốn ăn táo thì chỉ cần sang xin phép thì ông sẽ cho chúng tôi. Tôi thấy ông Hiền là một người rất tốt bụng và càng cảm thấy hối hận hơn vì những hành động nông nổi, bồng bột của chúng tôi trước đó.
Cũng từ đó chúng tôi trở thành bạn với ông Hiền, chúng tôi thường xuyên sang trò chuyện với ông Hiền mỗi khi rảnh rỗi, sự xuất hiện của chúng tôi cũng khiến cho cuộc sống của ông Hiền vơi bớt đi những cô đơn của tuổi già. Trước sự thay đổi của tôi bà nội cũng vui mừng lắm, tôi luôn biết ơn bà vì bà đã luôn nhắc nhở tôi những điều hay lẽ phải, giúp cho tôi trưởng thành hơn trong nhận thức và tình cảm.
Bà nội của tôi hiền hậu như bà tiên bước ra từ những câu chuyện cổ tích, tấm lòng của bà là thứ mà tôi luôn trân trọng, bởi đó đều là những tình yêu vô bờ bến bà dành cho tôi, lời của bà thấm đượm vào trong tâm hồn tôi, tạo ra cho tôi những nhận thức đúng đắn, trưởng thành hơn. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ viết về bà như sau:
“Bà là Phật mẫu tâm như
Trong lòng con cháu suy tư tình bà
Yêu bà lắm lắm đó nha
Bà là gốc rễ cây đa cây đề”
Trong tôi, bà nội luôn là biểu tượng của tình thương yêu, của sự quan tâm chăm sóc. Tôi rất yêu thương và kính trọng tất cả những gì bà đã dành cho chúng tôi, đó là những lời dạy hay, những bài học bổ ích sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời này. Tôi tự hứa với mình sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để trở thành đứa cháu ngoan, trở thành niềm tự hào của bà.
k mk nhak
Thanks <3
Tham khảo:
Trong cuộc đời, hẳn ai cũng có những người bạn thân của riêng mình. Tôi cũng có một cô bạn vô cùng thân thiết, đó là bạn Minh Nguyệt.
Năm lớp ba, tôi chuyển vào ngôi trường mới. Ở đây, lớp mới, thầy cô mới, bạn bè cũng mới, mọi thứ đều vô cùng xa lạ. Tôi bỡ ngỡ lắm! Ngày đầu tới lớp với tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo sợ. Bạn nào cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tôi được cô xếp ngồi ở ngay đầu bàn, cạnh một cô cao dong dỏng. Đó chính là bạn Minh Nguyệt – người bạn đã giúp tôi hòa nhập với lớp.
Vóc người bạn thanh mảnh, duyên dáng. Nét duyên dáng đi liền với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, dịu dàng. Đôi mắt tròn xoe, đen láy luôn làm tôi nghĩ đến hình ảnh một vầng trăng tròn đang sáng vằng vặc giữa bầu trời đêm, y như cái tên của bạn. Tôi thích nhất đôi mắt ấy mỗi khi bạn chớp chớp giận dỗi hay nài nỉ tôi điều gì đó. Điểm trên gương mặt cân đối là chiếc mũi cao dọc dừa xinh xinh. Miệng bạn nhỏ nhắn, đôi mỗi lúc nào cũng hồng xinh, căng mọng. Nhờ hàm răng trắng đều tăm tắp, mỗi khi bạn cười, nụ cười lại rạng rỡ như một bông hoa nhỏ. Nguyệt có mái tóc dài ngang lưng, đen óng ả. Mái tóc ấy tựa như con suối nhỏ sóng sánh làn nước thần kì. Mái tóc đen này càng làm nổi bật làn da trắng mịn của bạn.
Vì Minh Nguyệt có dáng người thanh mảnh nên bạn ấy thường mặc những bộ váy xòe xinh xắn như công chúa. Mỗi khi cất giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo của mình lên, Nguyệt lại làm tôi nghĩ tới những cô công chúa trong truyện cổ tích, xinh đẹp, ngoan ngoãn và hiền lành. Nguyệt còn rất chăm chỉ, bạn học giỏi đều tất cả các môn. Năm lớp 3, trước kì thi, tôi quên làm một bài tập. Tới lớp, tôi chẳng thể tập trung để làm bởi phải làm vội. Khi cô giáo gọi lên chữa, tôi ấp úng trả lời em không biết làm. Bỗng, Nguyệt đứng dậy thưa với cô sẽ chỉ cho tôi cách làm bài đó. Cô đồng ý. Bạn tay cầm bút viết viết, miệng nói liền hồi, giảng giải một lúc là tôi hiểu ngay. Nguyệt thường kể với tôi, ước mơ của bạn ấy là trở thành một giáo viên, để dạy các em học sinh tập viết và kể cho các em nghe bao nhiêu câu chuyện cổ tích mà bạn từng đọc.
Tôi thầm mong cho mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Sắp phải xa mái trường, xa thầy cô và xa bạn bè rồi, tôi sẽ luôn trân trọng từng phút giây học tập và vui đùa ở đây. Tôi rất quý cô bạn Minh Nguyệt xinh xắn, dễ thương của mình. Tôi hi vọng rằng dù thời gian có trôi qua bao lâu nữa, tình bạn của chúng tôi luôn thân thiết như bây giờ.
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.
Nếu có người hỏi rằng bạn thân thiết nhất của tôi là ai thì tôi sẽ trả lời ngay đó là Oanh, cô bạn có đôi mắt đen, mặt trái xoan, mái tóc dài đến thắt lưng và vóc dáng mảnh mai. Chắc các bạn ngạc nhiên khi tôi giới thiệu về bạn thân của mình với một tình cảm trìu mến như vậy. Bởi vì nghĩ đến Oanh, tôi lại nhớ câu chuyện khá thú vị xảy ra cách đây hai năm…
Lớp 6B có bạn Hùng thân hình to lớn, dềnh dàng nên các bạn đặt cho biệt danh là “Hùng béo”. Tính nết cậu ta hung hăng, hiếu thắng. Cậy mình có sức khỏe vô địch nên “Hùng béo” nghênh ngang lắm, thích gì làm nấy. Lúc véo tai bạn này, lúc đá đít bạn kia, lúc giật tóc bạn nọ… Thấy không ai dám chống lại, cậu ta càng vênh váo tợn.
Một hôm, lớp nhận thêm học sinh ở trường khác chuyển về. Đó là Oanh, bạn gái có đôi mắt rất sáng và gương mặt hiền lành. Oanh được xếp ngồi cạnh tôi.
Tôi có cảm tình với người bạn mới ngay từ cái nhìn đầu tiên. Từ gương mặt đến dáng dấp của bạn ấy toát lên vẻ thân thiện rất dễ mến.
Giờ ra chơi, Oanh cho tôi biết là bạn ấy từ Tuyên Quang theo bố về Hà Nội được một tuần nay. Bằng giọng dịu dàng, Oanh nhờ tôi giúp đỡ Oanh trong những ngày đầu tiên bỡ ngỡ. Tôi vui vẻ nhận lời.
Tan học, “Hùng béo” giở trò ma cũ bắt nạt ma mới, đứng trước cửa lớp dang tay chắn lối, không cho Oanh về. Mấy bạn gái lo sợ Oanh sẽ bị cậu ta ra oai phủ đầu. Đám con trai hồi hộp chờ xem phản ứng của Oanh ra sao. Oanh nhìn thẳng vào mặt “Hùng béo”, nhỏ nhẹ nói:
– Bạn hãy tránh ra cho tôi đi!
Hùng béo trừng mắt:
– Làm gì có chuyện lạ ấy! Có giỏi thì cứ đi qua xem nào!
Mấy bạn trai thì thầm đố nhau là Oanh có dám đương đầu với “Hùng béo” hay không. Minh nói có, Tiến nói không. Tiến khẳng định Oanh bé tí thế kia mà chống lại “Hùng béo” thì có khác nào “châu chấu đá voi”.
Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Oanh vẫn giữ vẻ mặt bình thản và từ tốn nhắc lại lời đề nghị một lần nữa.
“Hùng béo” hung hăng khiêu khích:
– Sao? Sợ rồi hả nhóc? Sợ thì ta tha cho!
Bỗng nhiên “huỵch” một cái, cu cậu ngã lăn ra đất. Oanh đã hạ Hùng béo bằng một thế võ karatê nhanh như chớp. Mọi người ồ lên kinh ngạc. Thật là bất ngờ ngoài sức tưởng tượng!
Oanh cười nhẹ:
– Xin lỗi bạn, mình chẳng muốn thế đâu! Mình chỉ muốn nhắc bạn là không nên cậy khoẻ bắt nạt yếu, vậy thôi!
“Hùng béo” đỏ mặt xấu hổ. Chắc cậu ta đã được một bài học thấm thía. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau như muốn nói: “Thấy chưa? Oanh bé mà bé hạt tiêu đấy! Chớ có coi thường!”. Từ nay trở đi, chắc chắn “Hùng béo” sẽ không dám nghĩ rằng ở lớp 6B này, mình là người mạnh nhất.
Vậy là từ đó, tôi với Oanh như bóng với hình, đi đâu cũng có nhau. Tôi rất thích Oanh và tự hào về người bạn đáng yêu ấy. Có Oanh bên cạnh, tôi thấy tự tin hơn.
Anh trai tôi năm nay mới mười bảy tuổi, đây là độ tuổi có khoảng thời gian tươi đẹp nhất của tuổi trẻ. Anh của tôi khá cao, mới lớp mười một nhưng anh đã cao trên mét bảy và tôi thì rất ngưỡng mộ, ghen tỵ với chiều cao của anh bởi vì năm nay tôi đã lớp tám nhưng chiều cao thì rất khiêm tốn. Bên cạnh đó tôi còn ngưỡng mộ anh tôi ở điểm đó là anh tuy nghịch ngợm, ham chơi nhưng lại rất thông minh và không để việc chơi ảnh hưởng đến việc học. Chính vì thế kết quả học tập của anh vẫn cao.
Ngay từ nhỏ, tôi thường hay bám theo anh trai tôi. Mặc dù là con gái nhưng vì đi cùng anh từ nhỏ để quậy phá nên mẹ tôi mới nhận xét rằng tôi giống như con trai vậy, không một chút nữ tính nào. Tuy nhiên được nhận xét giống anh nên tôi cảm thấy giống như một lời khen chứ không giống lời chê trách chút nào cả. Anh tôi rất chiều tôi và mỗi khi tôi đòi theo thì anh đều cho đi. Nhớ ngày còn bé, khi anh đi chăn trâu thì tôi luôn bám theo anh để chơi đùa cũng anh và đám bạn mục đồng của anh. Có thể nói việc chạy chơi trên cánh đồng là một điều vô cùng lý thú, tôi biết được rất nhiều thứ hay ho mà trước đó tôi không hề biết. Anh chỉ cho tôi biết cái hương vị ngọt ngào của đòng đòng lúa, rồi vị sữa thơm ngon của hạt thóc non mà lũ trẻ chúng tôi ai đã từng thử một lần đều sẽ thích. Những ngày hè rủ nhau cùng đi mò cua bắt cá mặc dù khi về hai anh em ai nấy quần áo đều lấm lem và bị mẹ mắng nhưng vẫn vui.
Xem thêm: Khổng Tử bàn về Tu thân, Lập ngôn
Anh trai tôi biết làm rất nhiều thứ hay ho mà mỗi khi thấy tôi đều đòi anh dạy và anh luôn kiên nhẫn dạy tôi từng chút một. Khi còn nhỏ anh dạy tôi làm chiếc diều rồi mỗi chiều hè khi đi chăn trâu lại mang theo để thả diều. Chạy trên bờ mương giữa cánh đồng rộng bao la bát ngát để thả diều là một điều rất thú vị. Rồi những dịp tết thiếu nhi, rằm Trung thu anh luôn nghĩ và tìm tòi những món đồ chơi nhỏ để làm tặng cho tôi. Mỗi khi như vậy tôi cảm thấy có anh trai thật tốt. Ngoài việc chơi thì kết quả học tập của anh trai tôi cũng rất đáng nể. Anh luôn được bạn bè, thầy cô khen ngợi về sự thông minh, nhanh nhạy. Mỗi tối thời gian học của anh thường rất ít và sau đó là dành thời gian để giảng bài, kèm thêm cho tôi.
Tường học của hai anh em ở gần nhau và có cùng thời gian vào lớp, tan học nên mỗi sáng hai anh em thường cùng nhau đi học. Anh luôn quan tâm đến việc xem tôi ở trường lớp có bị bạn nào bắt nạt không và cũng luôn đứng ra bảo vệ tôi. Mỗi khi tôi có chuyện buồn, tôi thường ít nói chuyện và hay ngồi một mình. Khi ấy anh trai tôi luôn là người phát hiện ra đầu tiên và tiến đến an ủi, làm trò gì đó khiến tôi vui. Bây giờ dù đã học lớp tám, đã lớn lên rất nhiều so với trước kia nhưng trong mắt anh tôi thì tôi vẫn là đứa em bé bỏng cần được nâng niu và bảo vệ. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc trước sự quan tâm, yêu thương của anh.
Tham khảo :
Cây vĩ cầm đã câm lặng từ lâu, con còn nhớ khi chai sạn chiều hôn lên tay cha. Cây vĩ cầm vẫn ngân nga hằng đêm, bay mãi vào một thời ấu thơ là cây vĩ cầm. Trải bao giông bão, bao tháng năm kiếp người vẫn còn với cha cây vĩ cầm”...
Lời bài hát vang lên da diết làm em chợt nhớ về hình bóng yêu thương của bố - người cha muôn vàn kính yêu, người nghệ sĩ trong gia đình em.
Thấy bóng bố ngồi yên tĩnh bên cây vĩ cầm, câu chuyện về những ngày còn trẻ của bố mà mẹ hay kể lại ùa về. Hơn hai mươi năm trước, bố còn là chàng thanh niên hai mươi tuổi, nhiều ước mơ và hoài bão. Bố từ nhỏ đã kế thừa tình yêu âm nhạc từ bà nội, đặc biệt đam mê với loại hình nghệ thuật này.
Khi em ra đời thì bà nội đã mất, mẹ bảo bà hát dân ca hay lắm, bà còn biết kéo đàn nhị nữa. Nhưng bố không thích đàn nhị như bà nội, lúc bố 13 tuổi, hay sang nhà người hàng xóm từ bên nước ngoài về Việt Nam định cư, nghe người ta kéo đàn vĩ cầm - loại nhạc cụ hiếm có ở Việt Nam rồi theo người ta học kéo đàn.
Nhiều năm sau đổi mới, người hàng xóm kia quay lại quê hương họ tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu nho nhỏ. Cứ như vậy, cây vĩ cầm ấy theo bố đến hôm nay đã qua hơn hai mươi năm.
Sau này, bố gặp mẹ, bố là chàng trai Hà thành hào hoa, mẹ lại thiếu nữ Sài Gòn sôi nổi, cảm mến chàng thanh niên chơi vĩ cầm giỏi, ít lâu sau thì về chung một nhà. Mẹ bảo sau khi lập gia đình, bố không chơi vĩ cầm thường xuyên như trước nữa, chỉ chăm chú làm ăn lo cho vợ con. Mãi đến khi em lên lớp 2, thấy bố đem cây vĩ cầm đã cũ ra lau chùi, tò mò hỏi mẹ mới biết.
Em cứ nghĩ chắc mình sẽ không được nghe bố đàn vĩ cầm. Cho đến năm ngoái, anh trai đi xa về tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu bóng, được thiết kế tỉ mỉ, đặt trong hộp gỗ. Em vẫn nhớ như in hình ảnh bố khi ấy, khuôn mặt vuông chữ điền chất phác của người đàn ông đã ngoài bốn mươi với nước da hơi ngăm bỗng bừng sáng hẳn lên.
Đôi mắt hiền từ thường ngày nheo nheo lại, vết nhăn mờ mờ nơi khóe mắt sau nhiều năm gánh vác gia đình thấp thoáng hiện lên. Bố nở nụ cười tươi, đôi tay gầy gầy khẽ vuốt ve cây đàn rồi nhẹ nhàng đặt nó lên, kẹp giữa bờ vai rộng và cần cổ.
Bàn tay bố từ từ đưa qua, kéo nhẹ dây đàn, bản nhạc du dương không biết tên vang lên, dù không được điêu luyện như những nghệ sĩ trên truyền hình nhưng nghe vô cùng ấm áp, xúc động. Hóa ra bố cũng là người nghệ sĩ tài giỏi như vậy.
Kéo đàn xong, bố nâng niu cây vĩ cầm, cẩn thận bỏ lại nó vào hộp rồi đem cất đi. Bóng dáng cao gầy, bước chân vững chắc, bình ổn thường ngày nhanh nhẹn hẳn lên. Sau đó, em cũng không được nghe bố kéo đàn vĩ cầm thêm lần nào nữa.
Bố trở về với cuộc sống thường ngày, vừa lo làm ăn nhỏ, vừa phụ giúp mẹ chăm lo gia đình. Bố là thần tượng của em từ ngày còn bé, luôn ân cần, dịu dàng, thậm chí nhiều món ăn bố nấu còn ngon hơn cả mẹ. Bố không bao giờ khắt khe trong việc học hành của em, thỉnh thoảng sẽ quan tâm con gái học hành có vất vả không, giúp em giảng giải nhiều bài tập khó. Nhiều lần, trời mưa gió mà vẫn phải đến trường, bố đều bỏ công việc, đưa đón em mới yên tâm.
Bố em vốn là người ít nói nhưng rất chu đáo, quan tâm đến mọi người. Những ngày đặc biệt như 20 – 10, 8 – 3, mẹ và em đều sẽ có quà, hai mẹ con lần nào cũng cảm động. Hàng xóm ai cũng yêu mến bố, đặc biệt là các cụ già, lúc nào cũng khen bố còn trẻ mà kiên nhẫn ngồi chơi cờ, tán gẫu với các cụ, các cụ bớt cô đơn hẳn.
Mỗi lần như vậy, em đều tự hào vô cùng. Bố chính là người mà em ngưỡng mộ nhất. Bố không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho gia đình em mà còn là người luôn nhẹ nhàng dạy cho em nhiều bài học đạo lý làm người, sống đúng đắn và nhân hậu. Em luôn cảm thấy mình may mắn rất nhiều khi được trưởng thành trong sự bảo vệ yêu thương của bố mẹ.
~ HT ~