Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
-"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn":
+ Hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, cảm thấy ngỡ ngàng và thất vọng.
+ Buồn vì dòng đời xô đẩy khiến người lương thiện như lão Hạc cx biến chất, đổi trắng thay đen trở thành phường trộm cắp như Binh Tư.
-"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn":
+ Vẫn còn hi vọng và niềm tin về phẩm cách cao quý tiềm tàng của con người thông qua hình ảnh lão Hạc lựa chọn cái chết để giữ lại bản tính thiện lương, lòng tự trọng,
-"Nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác":
+ Cảm thấy xót xa, thương tiếc vì hoàn cảnh khốn khổ khiến một người tốt như lão Hạc phải đến bước đường cùng là lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.
Em tham khảo:
a,
Ta có thể hiểu ý nghĩa từ những lời của nhân vật "tôi" theo cách sau hiểu sau:
Thứ nhất : "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn" là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (do hiểu nhầm), nỗi đắng cay chua chát trước cuộc đời và nhân tình thế thái : Cái nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến con người lương thiện như lão Hạc trở thành kẻ trộm cắp như Binh Tư. Chi tiết lão Hạc xin bả chó đã "đánh lừa" không chỉ đánh lừa ông giáo mà còn muốn đánh lừa cả người đọc, khiến cũng ta không khỏi xót xa, chua chát.
Thứ hai : "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác" chính là sự khẳng định mạnh mẽ niềm vui, niềm tin của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm của người lương thiện. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn do có những con người như lão Hạc, tuy hoàn cảnh éo le nhưng vẫn giữ được tâm hồn sáng trong khiến cho chúng ta có quyền hi vọng, tin tưởng. Tuy vậy, cuộc đời đáng buồn theo nghĩa khác vì có những con nguời lương thiện lại phải chịu nỗi đắng cay, bất hạnh. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của lão Hạc nói riêng và của người nông dân nghèo trong xã hội cũ nói chung.
b,
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Lão Hạc
Tham khảo:
- Câu văn trên là suy nghĩ của nhân vật ông giáo.
“Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”
Sau khi chứng kiến cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc, ông giáo đã nhận ra tấm lòng, nhân cách cao đẹp của lão Hạc vẫn vẹn nguyên, không thể bị xói mòn trước thực trạng xã hội đầy những dối trá, lừa lọc. Qua đó khẳng định niềm tin tưởng mạnh mẽ của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc - nhân cách một người lao động lương thiện. Đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn, sự xót xa cho số phận những người nông dân trong xã hội cũ. Dù có nhân cách cao đẹp, đáng trân trọng nhưng lại phải chịu một cuộc đời đầy bất hạnh, một cái chết quá dữ dội
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng
+ Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.
+ Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)
- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.
+ Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn
+ Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội
Câu 1
- Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm "Lão Hạc"
- Tác giả là Nam Cao
Câu 2
- tác phẩm cùng thể loại " Tức nước vỡ bờ " trích Tắt Đèn của Ngô Tất Tố
Câu 3
- Nội Dung chính : Cái chết của Lão Hạc
Câu 4
- Khi thấy cái chết của Lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của Lão Hạc và điều ông giáo có thể làm đó chình là giữ trọn lời hứa vói Lão
Thực ra lần đầu tiên tôi nghe đến câu nói này, tôi không hiểu vì sao "ngày chúng ta biết tại sao chúng ta ở trên cuộc sống này" lại là ngày quan trọng.
Chẳng phải khi sinh ra chúng ta đều biết chúng ta là một thành viên trong gia đình và rộng hơn chúng ta một công dân của một xã hội. Và điều quan trọng mà chúng ta được dạy bởi cha mẹ là không được phá vỡ những quy tắc, những luật lệ trong gia đình cũng như trong xã hội ấy. Vậy không phải là tất cả chúng ta đều biết ta sinh ra để làm gì ư?
Có lẽ với nhiều bạn, câu hỏi “sinh ra để làm gì?” hay sứ mệnh cuộc đời ta là gì khá đơn giản. Chúng ta cứ đi theo guồng quay mà cha mẹ, xã hội đặt ra: được sinh ra, đi học, có một công ăn việc làm, có một gia đình, có con, nuôi con và cuối cùng là trở về với đất mẹ - kết thúc một kiếp người.
Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi câu chuyện cuộc đời bạn cũng y như bao câu chuyện khác hoặc bạn có nghĩ “tôi sẽ viết câu chuyện cuộc đời của tôi thành một câu chuyện mà rất nhiều người có thể nhìn vào và ngưỡng mộ”?
Chuyện kể rằng có anh nọ, lấy bằng Tiến sỹ từ Mỹ. Sau khoảng 10 năm làm việc bên đó, mức lương tương đối cao, cuộc sống gia đình vợ con hoàn toàn thoải mái. Vậy mà anh bạn ấy quyết định trở về Việt Nam trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người, thậm chí có người còn cho rằng anh “ngông”.
Hỏi anh vì sao anh lại về nước, anh nói rằng “Đi xa Việt Nam một thời gian, dù cuộc sống bên kia rất tốt nhưng cảm giác lạc lõng của một người Việt vẫn ở đâu đó trong anh. Anh muốn về VN để viết tiếp câu chuyện cuộc đời mình.”
Tôi không hiểu cái câu chuyện anh muốn viết là gì nhưng rõ ràng là mỗi chúng ta đều có những định hướng, những suy nghĩ về sứ mệnh mà mình muốn làm, để khi nằm xuống, chúng ta có quyền tự hào về một cuộc sống mà chúng ta là tác giả kiến tạo ra nó.
Tôi chắc chắn rằng mỗi người sẽ có riêng một câu chuyện về cuộc đời của chính họ - họ có thể viết nó bằng tất cả sự trải nghiệm, bằng cả những thành công và va vấp, bằng cả nhiệt huyết và cả sự gửi gắm đâu đó cho con cháu của họ. Tuy nhiên để “đặt bút viết” ra câu chuyện, bạn cần xác định mình viết gì.
Ai cũng sẽ có một cuộc đời để sống, thế nên hãy viết những gì bạn muốn. Nếu bạn tìm thấy niềm vui ở những công việc làm bánh, hãy dành thời gian tìm hiểu và làm nó. Có thể lần đầu làm bánh, bạn làm không ngon, nhưng qua những lần rút kinh nghiệm, bạn sẽ tạo ra sản phẩm ưng ý. Cũng đừng vì gia đình hay ai khác cho rằng “bạn may đồ mới đẹp” mà từ bỏ đam mê hay sứ mệnh mà bạn muốn theo đuổi.
Hãy đặt mục tiêu, hãy theo đuổi mục tiêu ấy, hãy thực hiện nó bằng tất cả sự nhiệt tình và lý tưởng. Bất kể mục tiêu ấy không đem lại thành công như mong muốn thì nó cũng đem lại cho bạn những trải nghiệm mà chỉ có bạn mới thấu hiểu tường tận.
Cách đây hai hôm, có sinh viên hỏi tôi “Em nên chọn theo đam mê của em là theo đuổi và thực hiện những chương trình truyền hình thực tế hay ký vào offer của một ngân hàng mà em vừa kết thúc đợt thực tập? Gia đình em mắng em quá chừng vì em nói rằng em muốn thử sức bên truyền hình. Em hoang mang quá!”.
Để trả lời câu hỏi của em, chúng ta vẫn cần rất thực tế rằng, em có phải là trụ cột kiếm tiền trong nhà không. Ở góc độ đam mê của em, em có thật sự dám liều hay đánh đổi nếu em theo ngành truyền thông truyền hình và gặp thất bại. Em có dám đối diện với gia đình và thuyết phục họ ủng hộ em trên con đường mới.
Nếu tôi là em, nếu tôi hoàn toàn ý thức rằng tôi rất thích truyền hình thì tôi sẽ đi theo nó, bởi chúng ta còn quá trẻ để cứ đi theo khuôn mẫu gia đình sắp đặt. Tôi không có ý khuyến khích các bạn mù quáng chạy theo những thứ ảo tưởng mình tự vẽ nhưng nếu đã suy nghĩ và tìm hiểu nghiêm túc về ngành nghề đó thì em hãy cứ sống hết mình đi, tuổi trẻ qua đi sẽ không quay lại và đừng để đến khi ta nghỉ hưu mà vẫn dằn vặt mình về câu nói “giá như”.
Trở lại với “câu chuyện cuộc đời”, tôi nhìn thấy hình ảnh của mình qua câu chuyện của em sinh viên. Nhưng điều may mắn là gia đình tôi vẫn luôn ủng hộ mọi quyết định, cho dù tôi cũng gặp một số thất bại trên con đường tôi chọn.
Tôi cảm thấy rằng cuộc đời thật đáng sống.
Tôi có một người bạn là bác sĩ. Một lần anh làm phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, sau khi mổ ra mới phát hiện chỗ bị viêm cắt bỏ không được, anh đành phải may lại, rồi đi giải thích tình huống với bệnh nhân. Bệnh nhân đó đến từ vùng quê, nghe không hiểu thuật ngữ y khoa, thế nên nghe xong thì vững tin rằng phẫu thuật xong rồi thì bệnh sẽ khỏi.
Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải để ông xuất viện.
Một năm sau tái khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất.
Gợi ý nhỏ:
Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất vậy.