Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Em kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh
- Chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện: Câu chuyện đã cho chúng ta bài học rất hay về cách nói năng và ứng xử với những người xung quanh. Không nên nói trống không, cằn nhằn mà nên lễ phép để trở thành một cậu bé/cô bé ngoan.
Câu 1:
- Chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.
- Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê.
- Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả và ở trong tổ ăn hạt kê một mình.
- Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình và chia cho Sẻ. Nhưng Sẻ từ chối vì mình đã ăn một mình mà không chia sẻ và nhận ra được bài học
Câu 2:
Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ thầm nghĩ. Thế là hằng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. Ăn hết, chú ta quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ xanh dưới một gốc cây xa lạ. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên:
- Chào bạn Sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt.
- Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích.
- Ai kiếm được thì người ấy ăn!
- Nhưng mình với cậu là bạn thân của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?
Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy.
Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói:
- Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này và còn cho mình một bài học quý về tình bạn.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.
Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.
Bài tham khảo:
Con cáo và chùm nho
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
– Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Chi tiết em thích nhất: Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Vì Cáo không thể hái được chùm nho nên đành tự lấy cớ tự lừa dối mình để tự biện minh.
- Em tiến hành kể lại câu chuyện Ông Bụt cho người thân nghe theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2.
- Suy nghĩ của em về nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện: Ông nhạc sĩ trong câu chuyện là một người rất tốt bụng và ấm áp. Khi Mai làm gãy nhành hoa, mặc dù ông biết nhưng ông không hề trách mắng Mai. Ngược lại ông còn hóa thân thành ông Bụt, mua một chậu lan mới thay cho chậu lan cũ để hoàn thành mong ước của Mai một cách thầm lặng.
Chuyện "Chàng trai làng Phù Ủng" kể về một chàng trai ngồi đan sọt bên vệ đường. Trong lúc chàng trai mải mê công việc và suy nghĩ về việc nước, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Mặc dù lối đường hẹp và quân đông, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận dữ và lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, nhưng chàng trai vẫn không hay biết. Trần Hưng Đạo thấy tình cảnh này và hỏi chàng trai tên là Phạm Ngũ Lão. Chàng trai trả lời trôi chảy khi được hỏi về chiến thuật dùng binh. Trần Hưng Đạo cảm mến và đưa chàng trai về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và đạt được nhiều chiến công lớn
Tham khảo!
1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !
Câu chuyện "Quê ngoại" gợi cho em cảm nghĩ tình cảm của mỗi người đối với quê hương là tình cảm rất thiêng liêng, cao quý. Tình cảm ấy không cần ai dạy, không cần tạo dựng cũng có sẵn trong mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Dòng tình yêu quê hương ấy như một ngọn lửa âm ỉ, được truyền từ thời cha ông đến chúng ta, luôn day dứt, khắc khoải trong lòng khiến mỗi người con, đặc biệt là người con xa quê tha thiết được về thăm quê hơn bao giờ hết.
Em kể tóm tắt câu chuyện “Về quê ngoại” cho người thân nghe dựa vào các sự việc trong tranh.
- Sự việc 1: Vào kì nghỉ hè, Bình được mẹ cho về quê chơi.
- Sự việc 2: Khi về quê, Bình nhào vào lòng bà nội.
- Sự việc 3: Bình được bà dẫn ra biển bắt cá cùng chị.
- Sự việc 4: Cậu cho Bình lên thuyền chơi.
- Sự việc 5: Kì nghỉ hè đã hết thúc, Bình tạm biệt bà và chị để cùng mẹ về thành phố.