K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2019

Dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc ( từ thế kỉ I đến thế kỉ X ) nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh vì ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc khiến đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ.

Các cuộc đấu tranh đó thể hiện tinh thần yêu nước,khát vọng hòa bình và tinh thần đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc.thanghoa

14 tháng 2 2020

Ha ha,hình kia y như đang...die ấy nhỉhiha

12 tháng 4 2021

Suốt mười thế kỷ dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành lại độc lập. Ý chí tự lực, tự cường được biểu hiện trong cuộc đấu tranh bền bỉ và quyết liệt nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã cũng cố thêm tinh thần dân tộc và ý thức độc lập của nhân dân ta.

Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII:

-Sau phong trào khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - 43, từ đầu thế kỷ II, phong trào khởi nghĩa nhân dân lại phát triển rộng rãi và mạnh mẻ hơn trước.

-Năm 178, hàng vạn ngưòi dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lương Long, làm chủ đất nước suốt 4 năm (178 - 181).

-Sang thế kỷ III cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng đã làm “chấn động toàn thể Châu giao”.

-Đầu thế kỷ VI, ở Trung quốc nhà Lương cướp ngôi nhà Tề. Như các triều đại phong kiến khác ở phương bắc, nhà Lương thực hiện chính sách thống trị và bốc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Chúng chia nhỏ Châu Giao, cắt miền biển lập Châu Hoàng (Quảng Ninh) đặt Châu Ái ở Cửu Chân xưa (Thanh Hoá), Châu Đức ở Cửu Đức xưa (Đức Thọ - Hà Tỉnh), lập thêm hai châu mới để dễ bề cai trị. Với bộ máy cai trị, đô hộ khổng lồ, chúng tăng cường cướp bóc, vơ vét của cải, thu thuế nặng nề. -Trước tình hình đó, mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lý Bí đã nổ ra đánh đổ nhà Lương giành lại độc lập dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, tháng giêng năm 544 Lý Bí tuyên bố lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (mãi mãi là mùa xuân). Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Nam đế (vua của Nước Nam), dựng điện Vạn Thọ, tổ chức triều đình với hai ban Văn - Võ. Nam đế lược bỏ niên hiệu nhà Lương, đăt niên hiệu mới là Đại đức (Đức lớn). Ông sai dựng chùa Khai quốc (mở nước), ban sắc và phong thần cho các anh hùng tiền bối của dân tộc. Điều đó nói lên ý chí độc lập tự cường và lòng tin vững chắc của nhân dân ta về một nền độc lập dân tộc bền vững trong tương lai. Việc Lý Bí xưng đế vương và đặt niên hiệu riêng đã “phủ định ngang nhiên quyền làm bá chủ thiên hạ” của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của đất nước và vận mệnh của mình”.

-Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đem quân đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc.

-Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường. Trong suốt ba thế kỷ bị nhà Đường thống trị, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống lại ách áp bức nặng nề, sự bốc lột tàn bạo và đấu tránh giành quyền độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến: khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).

 

Bài làm hơi dài, mong bạn thông cảm! Chúc bạn có một kết quả tốt trong kì thi cuối hk2 này nháyeu

19 tháng 5 2021

* Đặc điểm:

- Diễn ra liên tục, bền bỉ ,pham vi rộng lớn.

- Được nhiều tầng lơp nhân dân hưởng ứng.

* Ý nghĩa:

- Có tác dụng giáo dục truyền thông dân tộc cho các thế hệ sau này.

- Biểu hiện tinh thần đấu tranh bất khuất,thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc ta.

14 tháng 5 2021

HELP ME CHỦ NHẬT NỘP RÙI AI TRẢ LỜI ME K HẾT CHO

15 tháng 5 2021

giải giúp me k cho

14 tháng 3 2022

chính sách cai trị của các triều đậi phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta(từ năm 179 TCN đến thế kỉ X)được thể hiện như thế nào?

=> chúng đàn áp nhân dân ta ; bắt phải nộp của cải , vật chất quý . Chính sách tô thuế nặng nề và hà khắc lên nhân dân ....

 Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta?

=> luôn luôn có ý chí đoàn kết ; 1 chung 1 lòng vì nước quyết thắng để đuổi giặc ngoại xâm 

2 tháng 4 2016

khó quá! bài này làm rùi nhưng quên rùi

18 tháng 4 2018

Dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh vì ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc khiến đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ.

Các cuộc đấu tranh đó thể hiện tinh thần yêu nước,khát vọng hòa bình và tinh thần đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc.

 

Ý nghĩa:

Có tác dụng giáo dục truyền thông dân tộc cho các thế hệ sau nàyBiểu hiện tinh thần đấu tranh bất khuất,thể hiện khí phách anh hùng của dân tộc ta.=>Bài học kinh nghiệm:Yêu nước và đoàn kết là yêu tố quan trọngNgười lãnh đạo phải biết tập hợp quần chúng nhân dân