K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2018

Các kiến trúc dưới thời nhà Trần mà em biết:

- Cung A Phòng.

- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

- Vạn lý trường thành(Sau khi ông mất công trình vẫn chưa hoàn thành).

Trong đó Vạn lý trường thành là một trong những 7 kì quan thế giới.

22 tháng 12 2020

Các kiến trúc dưới thời tần thủy hoàng mà em biết mà em biết:

- Cung A Phòng

- Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

- Vạn lý trường thành

Vạn lý trường thành là một trong những 7 kì quan thế giới.

23 tháng 12 2016

1) Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý, Trần ?

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Chùa Một Cột

- Chuông Quy Điền

- Tháp Báo Thiên

Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ?

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Chùa Một Cột

2) Trình bày nội dung cải cách của Hồ Qúy Ly ?

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.


Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Em có nhận xét, đánh giá gì ?

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

 

 

24 tháng 12 2016

cảm ơn bạn nha:)

 

14 tháng 10 2016

sao bạn ngu thế :)

 

15 tháng 10 2016

1. Các quốc gia ĐNA (viết tắt) hiện nay là: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây và Đông-ti-mo. Cư dân ĐNA từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại trái cây. 

 

29 tháng 10 2021

cụ thể ở những quốc gia nào ạ tại thế giới có tận 204 quốc gia ạ

29 tháng 10 2021

Tham khảo!

https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/ke-ten-nhung-cong-trinh-kien-truc-cua-cac-nuoc-chau-a-thoi-phong-kien-faq230082.html

18 tháng 5 2016

- Chính sách đối nội : Các vua thời ĂngCo thi hành nhiều biện pháp phù hợp để phát triển nông nghiệp và thủ công.

- Chính sách đối ngoại : Mở rộng lãnh thổ sang phía đông và vùng hạ lưu sông MêKong

- Các công trình kiến trúc tiêu biểu : Ăngcovat, Ăngcothom

22 tháng 12 2016

2. Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần với mong muốn cứu vãng tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục….

 

1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :

Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu

Năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”

Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ,phủ coi châu, châu coi huyện”.

Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ

Tăng cường củng cố sức mạnh quân sự quốc phòng Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển.

Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân , đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).

2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội

2.1 Tài chính:

Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu.

Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan..

2.2 Về kinh tế :

Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuột tội còn ruộng thừa thì sung công.

Năm 1398 Hồ Quý Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công.

2.3 Về xã hội:

Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên những dân phiêu tán thì không được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các phiên trấn phải trở về quê quán.

Nhà Hồ đã đưa những người có của mà không có ruộng biên vào quân ngũ ở lại trấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đến Cổ Lũy vào năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây.

Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân

3. Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục :

Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và hạn chế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi bắt họ phải Hồ Quý Ly hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách” minh đạo” bàn về Nho giáo, phê phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ , Chu Đôn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và đề Cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật.

Người có ý thức đề cao chữ Nôm, từ đó cho nên ông đã tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ.

Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông đã bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán.

Ngay sau khi mới lên ngôi ông mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi Nhà sử học Ngô Thời Sĩ “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo , không thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề nghị đặt học quan ở các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông.

1 tháng 2 2017

Các công trình kiến trúc:

-Vạn lí trường thành

- Cung a phòng

- Quần thể hang đá Vân Cương

- Đền Ta-giơ Ma-han

- Đền Ra-ni Ki Vav

- Quần thể đền Ăng co vát

- Cánh đồng chum

- Thạt Luổng

Các công trình kiến trúc của nước ta thời phog kiến:

- Chùa Nhất Trụ

- Thành Tây Đô

- chùa một cột

- Chùa Phật tích

- Tháp Phổ Minh....

21 tháng 10 2016

Sự hoàn hảo về cấu trúc, sự cân đối và hài hòa về tỷ lệ của các ngôi đền, tháp cũng như các bức điêu khắc của Ăng-co làm cho công trình này được coi là một trong những đền đài tinh xảo nhất thế giới. Các ngọn tháp Ăng-co đã trở thành biểu tượng của đất nước Cam-pu-chia xinh đẹp. Năm 1992, quần thể Ăng-co được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Ăng-co Vát được xây dựng vào khoảng năm thứ 5 TrCN. Công trình do vua Su-ry-a-va-man II xây dựng trong vòng 30 năm để làm lăng của mình. Ăng-co Vát được các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha phát hiện hồi cuối thế kỷ XVI, đến năm 1860 mới được nhà sưu tầm thực vật người Pháp Hen-ri Mou-hut tìm thấy và ghi chép cẩn thận. Cuối thế kỷ XIX, các nhà thám hiểm người Pháp mới đến Ăng-co Vát và năm 1907, người Thái lần đầu tiên tổ chức du lịch đến đây.

Bao quanh Ăng-co Vát là một con sông đào thơ mộng, một con đường rộng, dài tít tắp dẫn đến cổng vào. Công trình này gồm các phiến đá xếp liền nhau, tương tự như việc xây dựng Kim tự tháp Ai Cập. Giá trị nhất và cũng là điều vĩ đại nhất trong Ăng-co Vát là những điêu khắc trên bức tường đá dài khoảng 2km. Những điêu khắc này mô tả vẻ đẹp lý tưởng, hoàn mĩ của người phụ nữ Khơme trong những dáng điệu khác nhau của vũ điệu Áp-sa-ra. Khát vọng sống, khát vọng tình yêu, vẻ đẹp phồn thực in dấu ấn trên những vũ công Áp-sa-ra.

Tháp trung tâm của Ăng-co Vát cao 213m. Độ cao của tháp này cao hơn bất cứ một tháp chuông nhà thờ nào ở châu Âu được xây dựng cùng thời. Bên dưới các tòa tháp lớn là các đường hành lang dài hun hút, mát lạnh với các khối phù điêu sống động làm cho đá như mềm ra và thấm đẫm linh hồn.

So với Ăng-co Vát, Ăng-co Thom bị đổ nát khá nhiều. Tuy nhiên, nơi đây còn sót lại những ngôi đền có kiến trúc cực kỳ độc đáo mà tiêu biểu là đền Bay-on. Đền được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo, mỗi tháp bao gồm 4 mặt người bằng đá khổng lồ với nụ cười bí hiểm được chạm khắc tinh xảo.

Ngôi đền Ta Prom với những bộ rễ cây tùng bao phủ lên tường thành cổ kính trông như những chiếc vòi bạch tuộc khổng lồ. Nơi đây đã được Hô-li-út chọn làm bối cảnh phim “Bí mật ngôi mộ cổ”.

25 tháng 10 2016

good.................. ha ha ha banh

14 tháng 10 2016

Mik sẽ miêu tả Tháp Thạt Luổng

Nằm ở phía Đông của thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình của Lào, nó mang một kiến trúc riêng khá đặc biệt ở vùng Đông Nam Á. Thạt Luổng được đánh giá như một công trình văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ, óc sáng tạo, tinh thần đoàn kết... và là biểu tượng của quốc gia Lào.

“Tháp ngọc trên thế giới”

   Thạt Luổng tiếng Lào có nghĩa là tháp lớn, được xây dựng vào năm 1566 dưới triều vua Xệt Tha Thi Lạt, sau khi nhà vua dời đô từ Luông Pha Băng về Viêng Chăn. Thạt được đặt tên là “Cheđiloka Chulamạni” có nghĩa “Tháp ngọc trên thế giới”, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Phrạ Thạt Luổng để mô tả sự vĩ đại, to lớn của ngôi tháp. Thạt Luổng vốn được xây trên một ngôi đền cũ, cách Viêng Chăn 2km, đây là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào với diện tích đáy là 90m x 90m, cao 45m. Cấu trúc mô hình Thạt Luổng được chia làm ba phần: Phần dưới cùng là bệ tháp, mỗi cạnh dài 69m (từ phía Tây, Đông) và 68m (từ phía Bắc Nam), cả 4 cạnh được ốp bằng 323 phiến đá. Tầng thứ hai, mỗi cạnh dài 48m, vòng quanh cả 4 cạnh được tạo hình những hoa sen lớn với 120 cánh. Tiếp giáp giữa tầng hai và tầng ba có 30 tháp nhỏ bao quanh. Các tháp nhỏ này có hình dáng tương tự như thạt trung tâm. Tầng trên cùng là khối trung tâm thạt, có hình dáng quả bầu, được đặt trên một khối hình bán cầu trang trí bằng những hình cánh sen đang nở tung ra bốn phía. Toàn bộ khối trung tâm được phủ một màu vàng rực rỡ. Tất cả tạo nên một dáng vẻ uy nghi, gợi cảm, và thanh nhã với hình dáng vút cao như mũi tên của đỉnh Thạt Luổng. Giống như nhiều công trình kiến trúc cổ đại đồ sộ khác ở Đông Nam Á, Thạt Luổng cũng chịu ảnh hưởng khá đậm nét phong cách nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ. Nó là hình ảnh tượng trưng cho núi vũ trụ Mêru (theo truyền thuyết của Bà-la-môn giáo Ấn Độ, Mêru là dãy núi thần thoại nơi trung tâm của vũ trụ, nơi cư trú của các thần linh) cùng với cấu trúc ba phần - biểu thị cho quan niệm của Phật giáo tiểu thừa về sự giải thoát con người ra khỏi ba loại khổ gắn liền với ba giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) nhằm đạt đến trạng thái vô tướng và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của Thạt Luổng là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới. Không chỉ cấu trúc ba phần mà ngay cả khối thân hình bán cầu của Thạt Luổng phần nào gợi lại hình dáng tháp Sanchi (thế kỷ III trước Công nguyên) của Ấn Độ. Ngoài ra, những hình dáng vút cao như mũi tên của Thạt Luổng lại phảng phất bóng dáng của tháp Thái Lan thời Ayutthaya (thế kỷ XV-XVIII). Thế nhưng, thật kỳ lạ, chính những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài đó cùng với văn hóa bản địa kết hợp lại ở Thạt Luổng đã tạo ra một kiểu kiến trúc tháp độc đáo mang bản sắc Lào và rất đặc biệt ở Đông Nam Á. Sự thống nhất về bố cục, sắp xếp đúng chỗ các tháp nhỏ, các đồ hình mang tính hình học chuẩn xác, rõ ràng cũng như sự hài hòa về tỉ lệ giữa các yếu tố, đường nét và cách xử lý màu sắc tương phảng... sự hòa quyện đó tạo nên những biến tấu, những nét riêng, góp phần làm cho Thạt Luổng có vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng hơn nhiều so với nguyên mẫu mà nó sao chép.

14 tháng 10 2016

Nằm rải rác dọc cao nguyên Mương Phuôn, cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng Khoảng, Bắc Lào đến nay vẫn là thách thức với giới khảo cổ Lào và quốc tế. Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thi xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào.Cách đồng Chum ước tính có khoảng 1.969 chiếc chum, nằm rải rác tại 52 địa điểm ở tỉnh Xiêng Khoảng, chiếc lớn nhất được tìm thấy cao 3m, chiếc nặng nhất tới 14 tấn, còn phần lớn cao chừng 1 đến 2m. Hiện mới chỉ có ba điểm được đưa vào khai thác du lịch gồm Bản Ang, Lắt Sén và Bản Sua. Các khu vực còn lại hiện chưa đưa vào phục vụ du lịch do còn nhiều bom mìn chưa được rà phá triệt để.Nhìn từ xa, Cánh đồng Chum như một bàn cờ, những chiếc chum như những quân cờ lổm nhổm thật kỳ thú. Khi đến gần mới thấy chúng nằm lẫn lộn vào nhau không theo quy luật sắp xếp nào. Cái trồi hẳn trên mặt đất, cái chìm một phần thân dưới đất. Hình dạng cũng không điển hình. Cái thắt núm, cái miệng thẳng, cái vuông vức, cái lại như quả dưa... Chạm tay vào những khối đá sần sùi, "mốc" xanh thời gian đang nằm yên lặng trên nền đất, người ta mơ hồ cảm nhận những bí ẩn lịch sử to lớn chứa đựng bên trong.