K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2018

1. Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào…), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

2. Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang đầy thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”. “Chiếc áo mới” ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

3. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: Khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là “kẻ cắp bà già gặp nhau”. Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này… thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

4. Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

k nha

Hàng xóm nhà tôi là một anh chàng kì quặc! Tính anh ta chẳng khác trẻ con là mấy, đặc biệt cái tính hay khoe của.

Hôm ấy, tôi đi vớt bèo dưới ao làng. Trời vừa sáng, tôi cắp thúng ra ao, vừa đến nơi đã thấy anh hàng xóm đứng ngó nghiêng ở ngã ba cạnh bờ ao. Anh ta mặc một chiếc áo mới màu nâu sậm. Chà! Lại sắp khoe rồi đây! Để tránh rắc rối, tôi phải đi đường vòng để tránh gặp. Vớt bèo dưới ao, thỉnh thoảng ngẩng lên, tôi vẫn thấy anh ta đứng đó ngó nghiêng. "Đến chỗ anh ta rồi - Tôi thầm nghĩ - Có lẽ sáng này không ai đi đâu ra khỏi làng". Mãi đến chiều mới thấy một người hớt hải chạy đến. Anh ta hỏi anh hàng xóm của tôi:

-   Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

Tôi suýt bật cười! Trời ơi, lại thêm một anh khoe của nữa! May sao tôi nén được để chờ nghe câu trả lời của người hàng xóm. Anh hàng xóm của tôi trả lời rành rọt lừng tiếng một:

-  Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Đến đây, tôi bật cười thành tiếng. Hai anh chàng hợm của quay ra nhìn tôi đỏ mặt.

Tính khoe của có thể biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê như vậy. Bời thế, sống ở đâu phải biết khiêm nhường. Huống chi, của cải chưa phải là điều quan trọng thể hiện giá trị con người. Từ câu chuyện về những anh chàng hay khoe của, tôi luôn tự nhủ mình như thế.


 

6 tháng 11 2016

Tính thích khoe này đã biến anh ta thành trẻ con. Nhưng trẻ con thích khoe áo mới là lẽ thường tình bởi chúng hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, còn nhân vật trong truyện cười này mặc áo mới chỉ với mục đích để khoe của.

Cách khoe của anh ta cũng thật buồn cười, lố bịch: Anh ta nghĩ rằng để khoe áo mới thì cứ hóng ở cửa rồi đợi có ai đi qua người ta sẽ khen. Tính nôn nóng khoe áo mới khiến anh ta đứng từ sáng cho tới chiều, kiên nhẫn chờ đợi để khoe chiếc áo mới may. Nhưng nghịch cảnh là đợi mãi mà chẳng thấy ai hỏi đến thăm anh ta, khiến anh chàng tức tối, đang lúc cụt hứng vì không có ai để mà khoe áo mới thì gặp được anh chàng mất lợn chạy tới hỏi thăm. Mừng như bắt được vàng, anh có áo mới vội giơ ngay vạt áo ra khoe và trả lời rằng: Từ lúc tôi mặc “cái áo mới” này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Đúng ra, anh ta chỉ cần trả lời có nhìn thấy hay không nhìn thấy con lợn sống chuồng, nhưng anh chàng lại cố tình khoe áo mới cả bằng cả điệu bộ lẫn lời nói. Hành động và lời nói thừa của nhân vật được đẩy tới tột đỉnh bằng nghệ thuật cường điệu hóa, bởi lẽ trên đời này không ai lại khoe của một cách vô duyên và nực cười như anh khoe lợn cưới và anh khoe áo mới.

Anh có áo mới khoe đến mức độ thái quá nói rằng "Từ khi tôi mặc cái áo mới này, tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả."

@Hà Thuỳ Dương

27 tháng 11 2018

bn có thể tự viết mà vì nó dễ

27 tháng 11 2018

mk đg cần gấp lém aiiiiiiiiiiiii giúpppppppppppp mk vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

24 tháng 10 2017

Mik ko biết kiểu như thế bởi vì nó rất ít nhg nếu bn tìm truyện cười thì mik có . http://www.truyencuoihay.vn/truyen-cuoi-dan-gian . bn vào trang này nhé , có rất nhìu

5 tháng 7 2017

Từ “cưới” không phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi. Vì: nó không phục vụ được cho mục đích tìm lại con lợn.

21 tháng 1 2017

Những cụm từ nói lên mức độ thích khoe của của anh có áo mới: liền đem ra mặc, đứng hóng ở cửa, đợi, đứng mãi từ sáng đến chiều, tức lắm.

TK :

- Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.

- Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ lố bịch, kì quặc trong đời sống.

19 tháng 5 2021

cảm ơn .Vậy còn ý nghĩa truyện Thầy thuốc

20 tháng 12 2016

Trong bài "Lợn cưới áo mới" , từ "tức tối " là động từ

Cụm danh từ : Con lợn cưới của tôi ( Còn lại bạn tự phân tích nhé )

 

 

21 tháng 12 2016

Tuc toi la dong tu .Cum danh tu : con lon cuoi cua toi.(ban tu phan tich nhe !de ma )

16 tháng 6 2017

Đáp án: A

14 tháng 4 2019

- Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.

- Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ lố bịch, kì quặc trong đời sống.