K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2017

Trồng cây , Vứt rác đúng nơi quy định , tránh đi xe máy quá nhiều ,..

25 tháng 12 2017

thank you  very much !

25 tháng 12 2017
 Sinh quyển (Môi trường động, thực vật)Thủy quyển (Môi trường nước)Khí quyển (Môi trường không khí)
Các vật trong môi trườngM. rừng, núi, đồi.M. sông, biển, suối.M. bầu trời, không khí.
Những hành động bảo vệ môi trườngM. trồng rừng, phủ xanh đồi chọc.M. giữ sạch nguồn nước, nhặt rắc trên mặt biển, sông, suối.M. lọc khói công nghiệp, trồng cây xanh ngoài phố để thanh lọc không khí.
25 tháng 12 2017
 Sinh quyen ( moi truong dong vat vat,thuc vat ) 
Cac su vat trong moi truong

M: rung , muong thu ( ho , bao , voi , cao , chon , khi , vuon , gau , huou , nai, rua , ran , than lan , de , bo, ngua , lon , ga , vit , ngan , ngong , co , vac, bo nong , seu , dai bang , da dieu )

 - Cay lau nam ( lim , gu , sen , tau , cho chi , vang tam , go , cam lai , cam xe , thong )

 - Cay an qua ( cam , quyt , xoai , chanh , man , oi , mit , na )

 - Cay rau ( rau muong , cai cuc , rau cai , rau ngot, bi dao , bi do , xa lach ...)

 - Co , lau , say , hoa dai ....

 
Nhung hanh dong bao ve moi truong  Trong cay gay rung ; phu xanh doi troc ; chong dot nuong ; trong rung ngap man ; cong danh ca bang min , bang dien ; chong san ban thu rung ; chong buon ban dong vat hoang da .... 
29 tháng 6 2019

Là khu phố văn hóa nên vấn đề bảo vệ môi trường khu dân cư rất được mọi người nơi em cư trú quan tâm. Khu phố luôn sạch đẹp. Trẻ em không nói tục. Chẳng người lớ nào cãi cọ nhau. Mọi người bảo nhau giữ gìn trật tự, an ninh và luôn sống hòa thuận với nhau. Chính vì vậy, vào sáng chủ nhật vừa qua, như đã được thông báo trước, em cùng với bố mẹ và bà con cô bác trong khu phố đi làm "xanh – sạch" con đường chính vào Khu phố Văn hóa An Hưng.

Tinh mơ, mặt trời chưa lên, mọi người đã lao xao gọi nhau tập trung ở đầu cổng Khu phố. Ai nấy đều có trên tay dụng cụ lao động và tư thế rất sẵn sàng: "Tiến hành đi bà con ơi, kẻo nắng lên thì mệt đấy!". Rồi, cứ thế theo sự phân công của bác Trưởng Khu phố, mọi người sốt sắng vào việc ngay. Ai cũng vui vẻ chuyện trò, vừa làm vừa làm vừa hỏi han nhau, vì cả tuần ai cũng bận bịu chẳng mấy lúc rảnh rang. Tiếng cuốc xới cỏ dại. Tiếng chổi quét sàn sạt thu dọn các loại rác vào một chỗ. Tiếng bước chân thoăn thoắt của các anh chị thanh niên, tất cả đã tạo thành những âm thanh rộn rã, đáng yêu. Có những cô, những bác tuổi cao nhưng vẫn tham gia lao động rất hăng hái, vừa dọn dẹp vệ sinh, vừa động viên con cháu cùng năng nổ hoàn thành. Tuổi nhỏ như chúng em thì đi gom nào các loại rác, nào cỏ dại… vào thành từng đống để đốt đi hoặc để đổ vào thùng rác công cộng. Mấy hôm nay trời mưa liên tục, cỏ các loại ở ven đường mọc lan nhanh quá và chúng em nhanh chóng nhổ bằng hết. Một đoạn đường đi lại bị nước mưa làm cho xói dần, đất lở ra tạo thành vũng lầy ngập nước. Em tham gia cùng các anh chị thanh niên dùng xẻng, cuốc san lấp lại cho bằng phẳng hơn, rồi chuyển đổ vào đó những sọt đá xanh vừa được mua về bằng tiền đóng góp của bà con dân phố. Những ống quần xắn cao quá gối, những bàn tay trần lem dính đầy bùn non, những nụ cười tươi rói của mọi người đang lao động. Tất cả tạo thành một hình ảnh đẹp đẽ của một Khu phố Văn hóa. Nhìn cảnh đầm ấm ấy, em càng thêm yêu mến và tự hào về Khu phố của mình và coi đó là một tấm gương sáng về tinh thần bảo vệ môi trường.

Chẳng bao lâu, con đường đã trở nên gọn sạch và bằng phẳng hơn. Em ngắm nhìn khuôn mặt phấn khởi của mọi người mà càng thêm hiểu rõ về giá trị của công việc mình vừa tham gia. Em thầm hứa rằng mình sẽ luôn luôn là thành viên tích cực, chiến sĩ tiên phong trong việc bảo vệ môi trường sạch, đẹp.

14 tháng 11 2018

Mỗi lần đi ra ngoài đường và mang theo đồ ăn là ba em vẫn bảo “Con ăn uống dừng vứt rác linh tinh nhé, phải giữ gìn môi trường sạch sẽ đấy”. Em đã được ba chỉ bảo về vấn đề phải có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ môi trường xung quanh mình. Và hôm nay em rất vui khi làm được việc đóng góp vào việc bảo vệ môi trường

Chiều nay em với mẹ đi chợ ở gần đài phun nước của huyện. Em chờ mẹ ở đài phun nước trong khi mẹ vào lấy xe. Em thấy có rất nhiều anh chị cầm túi nilon to và đi nhặt nhạnh rác vứt bừa bãi hai bên vỉa hè. Các anh chị mặc màu áo xanh tình nguyện rất đẹp. Em thích thú nhìn các anh chị làm việc. Em thấy các anh chị đang làm việc để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chờ mẹ mãi không thấy ra, em liền bước xuống và chạy theo một chị nhặt rác xung quanh đài phun nước. Em bảo:

“Chị ơi chị cho em nhặt rác với nhé?”

Chị mỉm cười, xoa đầu em và bảo;

“Em ngoan quá, vậy đi theo chị và nhặt xung quanh đài phun nước này nhé”

Vậy là em xách túi nilon và nhặt những chiếc vỏ kẹo, lon bia mà mọi người vứt bừa bãi cho vào túi nilon. Chẳng mấy chốc em đã nhặt được đầy túi, vì hôm nay cuối tuần nhiều người đi chơi nên rác cũng nhiều hơn.

Em thấy rất vui khi được làm việc này, vì em đã đóng góp công sức của mình vào bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

Khi mẹ ra và thấy em đang nhặt rác, mẹ tươi cười và bảo em ngoan. Tối hôm đó về nhà mẹ khoe ba và ba dẫn em đi ăn kem. Em rất vui.

6 tháng 2 2020

   1;mở bài

+) giới thiệu về việc làm của em góp phần bảo vệ môi trường

+)thời gian ,địa điểm diễn làm việc 

   2;thân bài

+)công việc diễn ra như thế nào?

+)kết quả việc em làm ra sao ?

   3;kết bài

+)cảm nhận của em về việc mình đã làm.

nguồn: ////taimienphi.vn////

Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em như thế nào. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

Thân bài:

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em)?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?

- Người được em giúp có cảm xúc như thế nào? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

Kết bài: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.

3 tháng 1 2018

1. Môi trường :

- Môi trường sống là phần không bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Mỗi loài sinh vật có những đặc điểm thích nghi về hình thái, sinh lý - sinh thái và tập tính với môi trường sống đặc trưng. Chẳng hạn, sống trong nước, cá thường có thân hình thoi, có vẩy hay da trần được phủ bởi chất nhờn, có vây bơi. Những động vật sống trên tán cây có chi dài, leo trèo giỏi (khỉ, vượn) hay có màng da nối liền thân với các chi để "bay" chuyền từ tán cây này sang tán cây khác (sóc bay, cầy bay)...

-  Các loại môi trường sống chủ yếu :  

  

Hình 1 :  Các loại môi trường sống khác nhau

+ Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.    

+ Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.

+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thuỷ sinh.

+ Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.

2. Nhân tố sinh thái :

 - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

 -  Các nhóm nhân tố sinh thái:

Hình 2 : Các nhân tố sinh thái  tác động tới đời sống của sinh vật

    + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

    + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.

3.  Giới hạn sinh thái:

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

  Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu :

- Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

- Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

                               Hình 3 : Sơ  đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật

Một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật :

Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá là từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ chống chịu là từ 5,60C đến 200C và từ 350C đến 420C.

4.  Nơi ở và ổ sinh thái :

       - Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.

       - Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

                            Hình 4 : Các loài chim chích có ổ sinh thái khác nhau trong cùng một nơi ở 

Ví dụ về các ổ sinh thái :

 - Giới hạn sinh thái về ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Một số loài cây có tán lá vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời, một số loài lại ưa sống dưới tán của loài cây khác, hình thành nên các ổ sinh thái về tầng cây trong rừng.

 -  Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi, ... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. Như chim ăn sâu, chim ăn hạt cây, trong đó có chim ăn hạt lớn, chim ăn hạt vừa, chim ăn hạt nhỏ do khác nhau về kích thước mỏ. Như vậy, tuy chúng cùng nơi ở nhưng thuộc các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

 Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái :

Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những loài có ổ sinh thái giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, dẫn đến có thể loại trừ nhau, tức là loài thua cuộc hoặc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân hóa ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

Tại sao có nhiều loài cùng nơi ở nhưng lại không cạnh tranh với nhau ?

Có nhiều loài cùng nơi ở nhưng lại không cạnh tranh với nhau do chúng có ổ sinh thái khác nhau.

- Ao là nơi ở của tôm, cá ốc . . .. 

Tán cây là nơi ở của côn trùng, chim . . .

Phạm vi của nơi ở rất biến đổi, có khi hẹp, có khi rộng và thường bao gồm nhiều ổ sinh thái, nhất là ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau của các loài. Chẳng hạn, trên một tán cây có nhiều loài  chim cư ngụ. Chúng chung sống được ở đây vì mỗi loài có ổ sinh thái riềng : loài ăn hạt, loài hút mật, loài ăn sâu bọ, loài ăn thịt

Đặc tính này được thể hiện ở cơ quan bắt mồi, chẳng hạn, kích thước mỏ chim.

-  Theo Odum, nơi ở chỉ ra “địa chỉ” của sinh vật, còn ổ sinh thái chỉ ra “nghề  nghiệp” của nó với hàm ý sinh vật sống “ở đâu” và dựa vào “những cái gì”, “phương thức khai thác chúng ra sao” để tồn tại và phát triển một cách ổn định, lâu dài.

- Trong các ổ sinh thái thì ổ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất  bởi vì chức năng dinh dưỡng chi phối tất cả các chức năng khác. Các loài cạnh với nhau khi chúng có ổ sinh thái trùng nhau. Mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu phụ thuộc vào ổ sinh thái trùng nhau nhiều hay ít.               



Xem thêm tại: http://sinhh7.com/moi-truong-song-va-cac-nhan-to-sinh-thai-tac-dong-den-doi-song-cua-sinh-vat-a1245.html#ixzz535yfHWnF

11 tháng 1 2022
Không biết
3 tháng 10

hh

 

9 tháng 5 2020

đáp án A

9 tháng 5 2020

Hoạt động chống lại các hành vi xâm phạm hoặc gây ảnh hưởng xâu tới người khác được gọi là gì ? 

a. Bảo vệ an ninh 

b. Bảo vệ rừng đầu nguồn 

c. Bảo vệ môi trường 

6 tháng 5 2019

 Để thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, Liên đội trường em thường tổ chức đến những gia đình thương binh liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để thăm hỏi sức khỏe và làm những việc vừa với sức của mình.

  Chi đội của em được Liên đội phân công chăm sóc, giúp đỡ chú Thắng bị cụt hau chân hồi đánh Mĩ. Chú đi lại bằng xe lăn hoặc hai cái nạng kẹp hai bên nách. Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng, chú còn phải đi bán thêm vé số để có thêm thu nhập nuôi hai con ăn học cấp II và cấp III. Vợ của chú đi làm thuê làm mướn, ai kêu gì làm nấy.

  Hàng tuần, vào ngày chủ nhật, chúng em gồm mười bạn đến nhà chú Thắng làm những công việc : quét dọn nhà cửa, chăm sóc vườn rau đủ các loại, kéo nước từ giếng khơi đủ đầy các lu, khạp. Việc làm của chúng em tuy nhỏ nhưng đủ làm chú Thắng ấm lòng. Chú khen chúng em ngoan, biết giúp đỡ người khác và chú thường nhắc nhở chúng em phải cố gắng học hành cho giỏi.

25 tháng 10 2017

Chúng ta cần phải trồng nhiêu cây lên những đồi núi chọc.KHông vứt rác ra đường,phố,sông ngòi,...Càn tuyên ruyền cho mọi người biết để chung tay bảo vệ môi trường

NHớ L_I_K_E ^_^

25 tháng 10 2017

ko biet dau nhaaaaaa