K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nằm dọc theo Quốc lộ 1A, bãi biển Sa Huỳnh thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, từ lâu được biết đến như một điểm du lịch khá lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Biển Sa Huỳnh nổi tiếng bởi làn nước trong xanh, lắm tôm, nhiều cá, những rặng san hô tuyệt đẹp cùng những đảo nhỏ với thiên hình vạn trạng khác nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Người dân địa phương dựa vào hình thể của từng hòn đảo nhỏ mà đặt tên: hòn Bẹp, hòn Dù, hòn Khu Ông, hòn Son...

Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi, thuộc huyện Đức Phổ, cách thị xã tỉnh lỵ 60 km. Sa Huỳnh là bãi biển đẹp, nổi tiếng là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Bãi biển Sa Huỳnh nằm sát quốc lộ 1A, ở km 985, có ga xe lửa Sa Huỳnh, cho nên từ Hà Nội vào hay từ thành phố Hồ Chí Minh ra, du khách có thể dừng chân ghé lại đây rất thuận lợi.

Địa danh Sa Huỳnh phải viết cho đúng là Sa Hoàng, có nghĩa là cát vàng. Thật vậy, màu cát ở đây không trắng như ở nơi khác mà lại có màu vàng óng ánh thật đẹp. Sở dĩ, phải viết thành Sa Huỳnh, vì chữ “ Hoàng” trùng tên Chúa Nguyễn Hoàng thời Nguyễn sơ.

Cát vàng cùng với những hoá thạch Sa Huỳnh đã ghi dấu son trong ngành khảo cổ học nước nhà và thu hút đông đảo khách du lịch bốn phương. Bãi biển chạy dài đến 5-6km, cong hình lưỡi liềm. Đáy biển thoai thoải, không có bãi đá ngầm, có thể là những bãi tắm lý tưởng đối với du khách đến đây nghỉ hè, vui chơi và tắm biển. Ngoài ra, ở đây còn có thắng cảnh ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ… thu hút du khách vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ tết.

Học tốt!!!

9 tháng 10 2018

Đức Phổ : Biển Sa Huỳnh , 

9 tháng 10 2018

+ Việt Nam :

1. Cố đô Huế

2. Chùa Một Cột

3. Phong Nha – Kẻ Bàng

4. Vịnh Hạ Long

5 . Bán Đảo Sơn Trà

6. Đảo Phú Quốc

7. Ghềnh Đá Dĩa
 
8. Đồng bằng sông Cửu Long
9. Đèo Trạm Tôn
10. Lăng mộ nhà Nguyễn 
22 tháng 12 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một tài sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng của Người. Trong đó, nổi bật là tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Bác trong sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo đạo đức cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin; là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại cả phương Đông lẫn phương Tây mà Người đã tiếp cận được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng. Bắt nguồn từ chức năng điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người, đạo đức cách mạng tạo ra động cơ hành động đúng đắn, tạo ra ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của con người. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng. Người viết: cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. 
Vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang; có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, mới lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao cả hai mặt đức và tài ở mỗi con người. Trong mối quan hệ giữa đạo đức và tài năng, Người khẳng định đạo đức là gốc, nó quyết định sức mạnh tinh thần to lớn của con người, sức mạnh của đoàn kết dân tộc. Nhờ đó mà đạo đức góp phần to lớn vào việc quyết định sự thành bại của cách mạng nước ta. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con người, trước hết là cho cán bộ, đảng viên. 

Từ những quan niệm nêu trên, cho thấy quan niệm chung của Chủ h Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm cơ bản sau đây:

Một là, trung với nước, hiếu với dân. 

Theo Hồ Chí Minh, đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.Từ quan niệm cũ “ trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, cao rộng hơn là “ trung với nước, hiếu với dân”. Người khẳng định: Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói của Bác vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức cho mỗi người Việt Nam, không phải chỉ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn lâu dài mãi về sau.

Hai là, yêu thương con người. 

Quan niêm này cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về lòng yêu thương con người rất toàn diện và độc đáo. Bởi vậy, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người rất toàn diện và độc đáo. Bởi vậy, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Người luôn luôn dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Bác viết: tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Ở Hồ Chí Minh, tình yêu thương đồng bào, đồng chí của Người rất bao la, rộng lớn và toàn diện, không phân biệt vùng, miền, trẻ, già, trai, gái...hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện tấm lòng bao dung cao cả của một người Cha, đặc biệt, đối với những người phạm sai lầm, khuyết điểm. Người căn dặn: mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời. Chính vì vậy, trong Di chúc để lại cho muôn đời sau, Người căn dặn Đảng: phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.

Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. 

Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm; Kiệm tức là tiết kệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân mình, phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù; Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc nào của Nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch, không tham lam, không tham địa vị, không tam tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình, vì vậy mà quang minh, chính đại, không bao giờ hủ hóa; Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình, đối với người thì không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà; Chí công vô tư là đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc, khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng. 

Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng một mệnh đề “ bốn phương vô sản đều là anh em”, là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và chủ ngĩa xã hội, là tinh thần hợp tác và hữu nghị.

Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục cổ động phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “ người tốt, việc tốt”, nêu ngương sáng đạo đức cách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo.Để học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải ra sức hưởng ứng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người bằng cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng ta đã phát động là điều hết sức cần thiết. Đặc biệt, càng cần thiết và quan trọng hơn, khi chúng ta là những cán bộ, đảng viên, giảng viên của Trường Chính trị Lê Duẩn. Vì vậy, chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh cần phải được cụ thể hóa để cán bộ, đảng viên, giảng viên Nhà trường lấy đó làm tiêu chí để tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình.Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của Bác Hồ, Đảng bộ Trường Chính trị Lê Duẩn đã cụ thể hóa thành những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, giảng viên Nhà trường. Cụ thể là:

1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm Quy định những điều đảng viên không được làm và Quy định 10 không của Đảng ủy Trường Chính trị Lê Duẩn.

2. Không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, trình độ và năng lực chuyên môn, phong cách sư phạm; là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo; phong cách làm việc khoa học, dân chủ; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Học viên phải chấp hành nghiêm túc quy chế của Nhà trường, có ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người cán bộ tốt; có trách nhiệm xây dựng trường, lớp vững mạnh.

3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu, nói đi đôi với làm; tận tâm, tận lực với sự nghiệp, với công việc, lao động hết mình; kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong giáo dục và thi cử.

4. Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn kết nội bộ; xây dựng tình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp; hợp tác, chia sẻ, giúp nhau cùng tiến bộ; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, hẹp hòi, đố kỵ, thực dụng; xây dựng các tổ chức đảng, nhà trường, đoàn thể trong sạch, vững mạnh toàn diện.

5. Tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghĩa vụ công dân nơi cư trú, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. 

5 tháng 5 2020

Mình hỏi một chút bài này có trên mạng hay trong sách giải không bạn?

5 tháng 5 2020

Mình hỏi một chút bài này có trên mạng hay sách giải không bạn?

5 tháng 12 2018

          Ví dụ về tôn trọng kỉ uật 

- Chấp hành các quy định của nhà trường đề ra : không đi học muộn, làm bài tập trước khi đến lớp....

- Chấp hành các quy định của nhà nước đề ra : đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, .....

- Chấp hành mọi quy định do tập thể đề ra

     Mình nghĩ được mới từng này, lúc nào mk nghĩ r amk sẽ bổ sung thêm 

                       hk tốt Châu Giang

5 tháng 5 2020

Chắc hẳn quê hương ai cũng có những cảnh đẹp mà luôn in sâu trong tâm trí mình. Đó có thể đơn giản chỉ là cánh đồng lúa hay dòng sông quê. Còn đối với riêng tôi được sinh ra va lớn lên trên vùng đất mà được gắn liền với một đảo nổi tiếng đó chính là vịnh Hạ Long. Đó chính là một điều tự hào của riêng tôi về quê hương mình.

Nếu đến với vịnh Hạ Long bạn sẽ được chứng kiến những khung cảnh đẹp lạ lùng mà có lẽ không một nơi nào trên thế giới có được vẻ đẹp hoang sơ huyền ảo. Điểm đến đầu tiên nếu bạn đến với nơi đây chính đảo Đầu Gỗ cách bến cảng khoảng chừng 4 km. Nếu đi tàu sẽ mất khoảng 25 phút sẽ được chiêm ngưỡng các động nổi tiếng nhất của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đó là động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ là hai hang động mà du khách nào khi đến đây cũng không thể bỏ qua. Động Thiên Cung là một trong những hang động khổng lồ và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và có nhiều người biết đến, những gì nhìn thấy trong hang động sẽ khiến bạn kinh ngạc và sững sờ từ đầu đến cuối hang động khiến bạn không tin vào mắt mình. Mới hay Hạ Long đậm chất tuyệt vời ở sông nước và cả đất trời. Nếu chỉ đi từ bên ngoài những người mới đến thật khó có thể biết rằng nằm trong hàng trăm, hàng ngàn những núi đá lặng lẽ thăng trầm mão rủ bóng xuống biển xanh kia là không biết bao nhiêu các hạng động lớn nhỏ. Mỗi lâu đài là một kiến trúc vô cùng tinh xảo của tạo hóa .

Có những hang động đã được lưu vào lịch sử hàng trăm triệu năm. Trong hang động đâu đâu cũng thấy vô vàn các hang động cùng những hình dạng kì lạ khiến cho du khách có thể thỏa sức cho trí tưởng tượng bay bổng. Dưới vòm động vút cao trong bấu trời nhũ xanh như nước ngọc ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Mỗi vách đá dường như là một kiệt tác, bức tranh hoành tráng của một nhà điêu khắc tài ba. Dưới vòm động vút cao trong bấu trời nhũ xanh như nước ngọc ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Từ trên cao nhìn xuống vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động. đảo thì giống như ai đó đang hướng về phía đất liền, đảo thì giống như một con rồng khổng lồ giữa sóng nước mênh mông. Những điều kì diệu ấy biến hóa không ngừng theo mỗi góc nhìn khác nhau khiến ta như mơ như thực.

Đến với vịnh bạn sẽ được người dân nơi đây tiếp đãi một cách nhiệt tình lắm đấy. Đó chính là những khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương tôi mà mỗi lần đi đâu xa tôi đều nhớ nó.

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 1 2022

Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

đừng viết trên mạng nhé chị

 

5 tháng 11 2018

I: Mở bài: Giới thiệu thầy/cô đinh tả.

II: Thân bài:

- Kể về ngoại hình bên ngoài nổi bật.

- Tính cách và tình cảm của thầy/ cô dành cho học sinh hoặc chính mình.

- Cách dạy học.

- Kỉ niệm.

III: Kết bài:

Nêu tình cảm của mik với thầy/ cô.

23 tháng 10 2018

Tham khảo:

Năm tháng trôi qua bên khung cửa nhỏ, giờ đay tôi đã trưởng thành còn mẹ tôi đã già đi khá nhiều vì bao lâu nay mẹ tần tảo vì tôi và vì gia đình nhỏ của mình. Hình ảnh người mẹ vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi với bao kỉ niệm đẹp đẽ.

Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, thương con và sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả cuộc đời mình cho con. Nhưng đối với tôi, mẹ tôi đặc biệt hơn một chút, cũng có thể vì tình yêu thương, quý trọng của tôi dành cho mẹ mà tôi nhận thấy sự khác biệt đó. Mẹ tôi có cuộc sống vất vả, gian truân hơn bất kể người mẹ khác, bố tôi đi làm xa nên chuyện gia đình, công việc, con cái đều một tay mẹ tôi gánh vác, cáng đáng. Mẹ tôi chỉ là một người nông dân nghèo, ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Nhất là vào những ngày mùa, mẹ tôi bận rộn, lúc nào cũng luôn chân luôn tay, khi đi gặt, lúc phơi thóc, phơi rơm rồi khi thóc đã khô mẹ tôi lại cần mẫn rê từng thúng thóc, sao cho nó sạch bong và không bám bụi đất nữa. Với tôi ,mẹ không chỉ là một người nông dân chăm chỉ cần lao, mẹ còn là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ chăm lo rất nhiều cho gia đình mà luôn im lặng một mình gánh vác tất cả. Từ khi tôi còn bé, mẹ chăm sóc tôi từng chút một, không bao giờ để tôi phải đói hay ốm đau, cho tôi những thứ tôi đòi hỏi mà không trách mắng một lời. Tôi thấy lúc ấy mình thật ích kỷ khi không nghỉ đến mẹ vất vả như thế nào. Khi lớn dần, tôi luôn nhắc bản thân phấn đấu để không phụ công sinh thành của mẹ. Mẹ là người luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên tôi những lúc tôi buồn. Mẹ luôn quan tâm đến chị em chúng tôi, vì vậy dù chỉ là một biểu hiện mệt mỏi, một chút chán nản thì mẹ tôi sẽ đều nhận ra ngay. Như khi tôi buồn vì được điểm thấp môn toán, dù đã chạy ra mái hiên để khóc, tôi không muốn mẹ đi làm cực nhọc mà lại phải lo lắng gì cho tôi nữa. Nhưng khi đang chìm vào nỗi buồn của bản thân ấy thì một cánh tay dịu dàng đặt lên vai tôi, bàn tay khác thì ôm tôi vào lòng mà vỗ về.Mẹ hỏi tôi có việc gì xảy ra, lúc ấy tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, tôi òa khóc trong lòng của mẹ và nói ra mọi chuyện. Mẹ không những không trách mắng tôi mà an ủi tôi rất nhiều, mẹ nói được điểm thấp thì lần sau cố gắng lên là được, vì khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì.Và câu nói làm tôi cảm động nhất của mẹ, đó là : “Mẹ tin con gái của mẹ sẽ làm được”. Mẹ tôi tin tưởng tôi như thế, tại sao tôi chỉ luôn làm mẹ thấy vọng, tôi tự hứa với mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ niềm tin ấy của mẹ.

Giờ tôi đã lớn khôn, tình yêu dành cho mẹ đã nuôi dưỡng tôi , để tôi thành công như chính hôm nay. Mẹ lúc nào cũng nói với tôi rằng:” Đối với mẹ, niềm hành phúc nhất là khi nhìn thấy con thành công và hạnh phúc”. Câu nói ấy luôn vang trong tâm trí tôi mãi không nguôi.

23 tháng 10 2018

Bạn có thể lên trang bailamvan.com tham khảo đấy!

Trên đó cũng có nhiều bài văn hay lắm! :))